'Đức Phật nhập Niết bàn nhắc nhớ cho chúng ta về sự vô thường của kiếp nhân sinh'

'Đức Phật nhập Niết bàn nhắc nhớ cho chúng ta về sự vô thường của kiếp nhân sinh'
0:00 / 0:00
0:00
Đó là chia sẻ của Đại đức Thích Pháp Hiếu, Phó Chánh Văn Phòng Ban Thông Tin Truyền Thông Trung Ương, Uỷ Viên Ban Phật Giáo Quốc Tế Trung Ương GHPGVN, Trụ trì Chùa Tam Bảo tại thành phố Đà Nẵng nhân kỷ niệm Đức Phật nhập Niết bàn ngày 15 tháng 2 Âm lịch.

PV: Thành kính tưởng niệm ngày Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, 15 tháng 2 Âm lịch, kính mong Đại đức chia sẻ thêm về ý nghĩa cao quý của ngày Đức Phật nhập Niết bàn.

Ngày đức Phật nhập Niết bàn là một trong bốn sự kiện trọng đại của Phật giáo đó là Đản Sanh, Thành Đạo, Chuyển Pháp Luân, và Niết bàn, Ngày Đức Phật nhập Niết bàn 15-2 Âm lịch là ngày kỷ niệm Di Huấn hay còn gọi là ngày Di Chúc của Đức Phật. Vào canh chót (3-5 giờ sáng), Đức Phật một lần nữa nhắc nhở khuyên dạy các hàng thanh văn đệ tử lần cuối cùng rằng: “Handa dāni bhikkhave āmantayāmi vo, vaya-dhammā saṅkhārā, appamādena sampādetha.”

“Này chư Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ! Bây giờ Như-Lai nhắc nhở, khuyên dạy các con lần cuối cùng rằng: Các pháp-hữu-vi (ngũ-uẩn) có sự diệt là thường. Các con hãy nên cố gắng tinh tấn hoàn thành mọi phận sự tứ Thánh-đế bằng pháp không dể duôi, thực-hành pháp-hành tứ niệm-xứ”

“Yo vo Ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā…”

“Này Ānanda! Chánh-pháp nào mà Như-Lai đã thuyết, Luật nào mà Như-Lai đã chế định, sau khi Như-Lai tịch diệt Niết-bàn rồi, Chánh-pháp ấy, Luật ấy là vị Tôn-sư của các con”.

PV: Vào ngày này, người Phật tử nên thực hành như thế nào là đúng Pháp để thể hiện lòng tri ân và thành kính đến với Đức Phật thưa Đại đức? Hiện nay có nghi thức cúng tưởng niệm Đức Phật nhập Niết bàn cho hàng Phật tử tại gia thực hành không ạ?

Trước khi viên tịch Niết bàn Đức Phật đã dạy chúng ta “Lấy Pháp và Luật làm Thầy”. Là người Phật tử để thể hiện lòng tri ân và thành kính đến với Đức Phật, chúng ta cần phải siêng năng tinh tấn tu tập vun bồi thiện nghiệp, tu thân, tu khẩu, tu ý, làm lành lánh dữ, giữ tâm ý thanh tịnh thông qua hành trì tam quy, ngũ giới, từ bi hỷ xả và thiền định.

Kế đến, sự kiện Đức Phật nhập Niết bàn là một sự nhắc nhớ cho chúng ta về sự vô thường của kiếp nhân sinh, ai cũng phải trải qua Sinh Lão Bệnh Tử, nên người con Phật phải thấu hiểu quy luật vô thường biến hoại đổi thay là lẽ tự nhiên, nên từ bỏ dính mắc tham chấp sân si phiền não, phát khởi bồ đề tâm tu tập giới định tuệ, sống đời tỉnh thức an vui theo con đường trung đạo của Đức Phật.

Đại đức Thích Pháp Hiếu cùng chư Tăng và Phật tử thắp đèn thiền hành quanh chùa.

Vào ngày này, các Phật tử thường về chùa tu tập khoá tu, với nhiều nghi thức truyền thống để ôn lại lời dạy di chúc của Phật và thể hiện lòng tri ân và thành kính đến với Đức Phật.

Tại các ngôi chùa Phật tử có duyên lành tu tập hạnh bố thí cúng dường đến Tam Bảo, Chư Đại Đức Tăng Ni ngõ hầu xả bỏ tâm dính mắc, ngã chấp, thọ trì tam quy ngũ giới, tụng kinh, nghe giảng Phật Pháp, thắp nến hoa đăng thiền hành quanh chùa, đại tháp xá lợi, đại thọ bồ đề và kim thân Phật và ngồi thiền định. Phật tử ở xa không có điều kiện đến chùa, có thể tu tập tại nhà trước bàn thờ Phật trang nghiêm.

PV: Thưa Đại đức, cảnh giới của Niết bàn là ở đâu, và ai là người có thể chứng đắc được Niết bàn?

Niết-bàn là chữ phát âm từ nguyên gốc tiếng Sanskrit là Nirvana, tiếng Pãli là Nibhana. - Nir (Niết) nghĩa là “ra khỏi”; vana (bàn) nghĩa là “rừng”. Nirvana nghĩa là ra khỏi khu rừng u mê, tăm tối, phiền não.

Niết-bàncó nghĩa là vô vi, vô sanh, bất tử, vượt ra ngoài hiện tượng thế gian. Với ngôn ngữ thế gian, Niết-bàn là trạng thái tâm thức đã thanh tịnh không còn phiền não, đã giải thoát tất cả mọi khổ đau, đã đoạn diệt hoàn toàn mọi tham ái, không còn sân hận và vô minh. Trạng thái thanh tịnh tuyệt đối này không còn bị bốn tướng: sanh, già, bệnh, chết chi phối, thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử trong ba đường sáu cõi. Trạng thái này có thể đạt được khi con người còn đang sống, thuật ngữ gọi là Hữu Dư Niết-bàn hay Hữu Dư Y Niết-bàn, hoặc khi con người đã chết gọi là Vô Dư Niết-bàn hay Vô Dư Y Niết-bàn.

Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền Theravada, có 2 loại Niết Bàn là Hữu Dư Niết bàn và Vô Dư Niết Bàn. Hữu Dư Niết-bàn: Là trạng thái tâm của các bậc thánh nhân A-La-Hán Thinh Văn, Phật Độc Giác và Phật Toàn Giác, đã dứt sạch phiền não, đoạn tận tham sân si, không còn tái sinh trong ba cõi và các Ngài vẫn còn đang sống hiện hữu trên thế gian để độ sanh. Vô Dư Niết-bàn: Trạng thái viên tịch của Chư Thinh Văn A La Hán, và Đức Phật nhập Vô Dư Niết-bàn không còn tái sinh luân hồi.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền Mahayana còn có thêm 2 loại Niết Bàn là Tự tánh Niết-bàn và Vô trụ xứ Niết-bàn.

Mỗi người chúng ta đều có sẵn thể tánh thanh tịnh sáng suốt tròn đầy, chỉ vì vô minh phiền não che lấp nên tánh sáng không hiển lộ. Phút giây nào có sự tu tập thanh tịnh Giới-Định-Tuệ, phút giây ấy Niết bàn sẽ hiện lộ. Vô trụ xứ Niết-bàn: Quan niệm mở rộng của Niết-bàn dựa trên khái niệm Bồ-tát bodhisattva Vô trụ xứ Niết-bàn là quan niệm Bồ-tát chứng đắc Niết-bàn không trụ vào một nơi, một chốn nào. Các Ngài phát nguyện dấn thân vào lục đạo giáo hóa và cứu khổ chúng sanh, với phát nguyện rộng lớn: “Bất trụ Niết-bàn, đời đời thừa hành Bồ tát đạo”. Tuy ra vào sanh tử nhưng lúc nào các Ngài cũng tự tại vô ngại như đoạn văn diễn tả trong bài Bát Nhã Tâm Kinh: “Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại, cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn…”. Ở đây các vị Bồ-tát đã đạt được cứu cánh Niết-bàn, nên tự tại, thong dong ra vào chỗ điên đảo mê muội giáo hóa chúng sanh không gặp trở ngại.

Tu tập Tứ niệm xứ, kẻ độc hành viễn ly xuôi về Niết bàn

Đại đức Thích Pháp Hiếu buộc chỉ cổ tay chúc phúc đến Bà Lienseng Phengsavath Lãnh Sự Nước CHDCND Lào.

PV: Thưa Đại đức, có nghiên cứu cho rằng “Về mặt bản chất, Xá-lợi là biểu tượng của Đức Phật Niết-bàn, có giá trị như Đức Phật tại thế”, Đại đức có thể giải thích thêm cho mọi người được biết về tín ngưỡng thờ cúng xá-lợi lại mang lại ý nghĩa như thế nào trong đời sống tâm linh của người con Phật, được không ạ?

Xá-lợi (舍利) là phiên âm của từ śarīra trong tiếng Phạn. Trong Kinh Tăng Chi Bộ II, chương 4, phần Xứng đáng được dựng tháp.

Đức Phật dạy các Tỷ Kheo có Bốn bậc thượng nhân xứng đáng được xây tháp phụng thờ “Này các Tỷ kheo, bốn bậc thượng nhân này xứng đáng để được dựng tháp. Thế nào là bốn? Như Lai, Độc giác Phật, bậc A la hán đệ tử của Như Lai; Chuyển luân vương xứng đáng được dựng tháp”.

Theo đó, tín ngưỡng xá-lợi và các di sản là truyền thống có thời cổ xưa phụng thờ phần tinh thể còn lưu lại sau khi trà-tỳ (hoả tán) và các Thánh Tích, Di Sản của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng, của các Bậc Thánh Tăng, trong đó có các bậc cao tăng đắc đạo, nói chung.

Bảo tháp thờ Xá Lợi Phật Pháp Tăng là nơi tôn nghiêm để cầu nguyện lễ bái của tín đồ. Dẫu rằng tứ đại giai không, các pháp đều như huyễn nhưng bảo tháp luôn là biểu tượng cao cả của Tam bảo, là kết tinh của sự nghiệp và công hạnh của chư Phật, Chư Thánh Tăng, Chư Tổ cho hàng hậu thế lễ bái, học tập và noi theo gương sáng của các Ngài vì xá-lợi là hiện thân của tam vô lậu học Giới Định Tuệ, là Pháp thân biểu trưng cho Đức Phật.

Do vậy, có thể nói, xá-lợi là biểu tượng của Đức Phật Niết-bàn, có giá trị như Đức Phật tại thế. Với Phật giáo, việc hành hương chiêm bái các Phật tích cũng đã được Đức Phật khuyến tấn.

Trong Kinh Trường Bộ I (Đại Bát Niết Bàn), trước khi nhập diệt, Đức Thế Tôn đã có lời căn dặn như sau: “Này Ananda, có bốn Thánh tích, người thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, nam nữ cư sĩ sẽ đến với niềm suy tư: Đây là chỗ Như Lai đản sanh, đây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác, đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng, đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn. Này Ananda, những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi an vui hạnh phúc trời người có đầy đủ phước báu thiên sản và nhân sản”.

Xin tri ân công đức của Đại đức!

Tin cùng chuyên mục

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật

GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.

Đọc thêm

Người trẻ 'truy tìm' giấc ngủ bình yên

Nhiều người phải chi hàng chục triệu đồng để tìm lại giấc ngủ ngon. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Mẹ và Con)
(PLVN) - Áp lực học hành, thi cử, công việc, cuộc sống, khiến nhiều người trẻ ngày nay dễ bị mất ngủ sớm. Căn bệnh mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn cả tinh thần của giới trẻ. Vì vậy, nhiều người đã chi cả chục đến cả trăm triệu đồng để tìm lại giấc ngủ sâu, yên bình.

Tĩnh lặng trước những lời không hay: Nghệ thuật sống giữa đời xô bồ

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải đối mặt với những lời không hay, những nhận xét tiêu cực hoặc thậm chí những lời đồn đoán ác ý từ người khác. Những lúc như vậy, phản ứng đầu tiên thường là muốn lên tiếng bảo vệ bản thân, muốn hơn thua, muốn chứng minh mình đúng. Nhưng có lẽ cách hay nhất chính là im lặng.

Chia tay vì những câu nói trong lúc nóng giận

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, có bao nhiêu mối tình, bao nhiêu mối quan hệ đã kết thúc không phải vì thiếu tình yêu, mà vì những lời nói vô tình thốt ra trong cơn giận dữ? Lời nói, dù không sắc bén như dao kiếm, nhưng lại có sức mạnh tàn phá những gì đẹp đẽ nhất. Điều đau đớn nhất là khi người ta nhận ra, những câu nói ấy không đại diện cho tình cảm thật sự, mà chỉ là sản phẩm của sự mất kiểm soát trong thoáng chốc.

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.