Hàn Quốc lại tranh cãi về 'hộp bỏ con'

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Số phận của “hộp bỏ con” vốn gây xôn xao tại Hàn Quốc trong những năm qua đang tiếp tục được nhiều người nhắc đến khi Seoul dự kiến sẽ phê chuẩn Công ước La Hay về con nuôi quốc tế và nội luật hóa nhiều quy định liên quan để phù hợp với các điều khoản của Công ước vào cuối năm nay.

Một người phụ nữ trẻ ẵm đứa con gái nhỏ trên tay, bước tới căn phòng với những bức tường được trang trí tươi sáng như một nhà trẻ rồi mở cánh cửa trên tường, đặt đứa nhỏ vào bên trong và vội vã bước đi. Hình ảnh từ camera theo dõi cho thấy người phụ nữ đặt tay lên đầu nhưng không ngoảnh nhìn lại sau khi rời đi. Người phụ nữ trong đoạn video là một trong hơn 1.000 người đã tìm đến ngôi nhà được xây dựng trong khu dân cư của những người lao động ở ngoại ô Seoul để bỏ con vào chiếc “hộp bỏ con” - vấn đề gây tranh cãi khá nhiều tại Hàn Quốc trong thời gian qua.

“Hộp bỏ con” hay chính xác là Baby box là một buồng nhỏ được lót mền, có lò sưởi và là nơi những người sinh con ngoài ý muốn có thể bỏ con lại mà không phải cung cấp danh tính. Mục sư Lee Jong-Rak ở nhà thờ Jusarang đã xây dựng căn buồng này sau khi nghe được những câu chuyện về những em bé bị bỏ rơi ngoài trời hay trong những phòng vệ sinh tập thể khiến chúng có nguy cơ tử vong vì bị hạ thân nhiệt.

“Một số người vị thành niên sinh con trong những ngôi nhà hoang hay trong toilet công cộng. Chúng chỉ bọc những đứa trẻ trong chiếc áo hay khăn cũ rồi mang tới chỗ chúng tôi”, ông Lee cho hay. Có lần, một em bé được đưa đến khi trên người vẫn dính đầy đất do người cha đã định chôn sống đứa trẻ nhưng người mẹ không chịu được cảnh tượng đó nên đã giải cứu đứa bé và mang đến “hộp bỏ con”.

Trong năm 2010, khi “hộp bỏ con” lần đầu xuất hiện ở Hàn Quốc, chỉ có 4 em bé bị bỏ lại. Tại thời điểm đó, những phụ nữ Hàn Quốc muốn bỏ con phải cung cấp cho cơ quan nhận nuôi văn bản đồng thuận cho con dù trên thực tế các thông tin được cung cấp thường là tin giả. Song, 2 năm sau đó, Hàn Quốc thông qua luật cấm các cơ quan nhận con nuôi nhận trẻ không có giấy tờ tùy thân.

Ngoài ra, luật cũng quy định tất cả các trường hợp nhận con nuôi phải được tòa án chấp thuận. Năm 2013, 224 trẻ đã bị những bậc cha mẹ muốn giấu danh tính bỏ lại tại “hộp bỏ con”. Còn trong năm ngoái cũng có gần 200 trẻ bị bỏ lại “chiếc hộp” đó, tức trung bình gần 4 trường hợp mỗi tuần. Trẻ bị bỏ lại sẽ được chăm sóc vài ngày trước khi được đưa tới trại trẻ mồ côi để chờ các gia đình mới nhận về nuôi.

Cho đến nay, “chiếc hộp” trên vẫn hoạt động trong một vùng xám về pháp lý. Giới chức Hàn Quốc biết rõ về sự tồn tại của nó nhưng Bộ Phúc lợi Hàn Quốc không ủng hộ, cũng không phản đối vì như một quan chức của Bộ này thừa nhận, “chiếc hộp” đã cứu sống nhiều đứa trẻ. Song, chính quyền quận Gwanak – nơi đặt “chiếc hộp” đã nhiều lần yêu cầu mục sư Cho đóng cửa cơ sở này vì cho rằng cơ sở này hoạt động bất hợp pháp đồng thời khuyến khích việc bỏ trẻ. 

Hàn Quốc dự kiến sẽ phê chuẩn Công ước La Hay về cho nhận con nuôi vào cuối năm nay. Theo Công ước, giới chức Hàn Quốc cho biết nhà chức trách tới đây sẽ điều chỉnh  tất cả các giai đoạn trong quá trình cho nhận con nuôi, bao gồm lý do trẻ bị bỏ rơi, các tiêu chuẩn của những người nhận nuôi con và các quy định để người lớn và người được nhận nuôi có thể tìm được cha mẹ đẻ nếu muốn.

Mục sư Cho Tae-Seung đang lo ngại rằng các quy định này sẽ thúc đẩy những phụ nữ bỏ con một cách bất hợp pháp và nguy hiểm. Thay vào đó, các mục sư Cho và mục sư Lee muốn các quy định được đưa ra theo hướng cho phép những bà mẹ được sinh con và cho con ẩn danh một cách hợp pháp. 

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.