Hàn Quốc chưa quyết định ngày điều trần luận tội Tổng thống

Người dân Hàn Quốc biểu tình đòi bà Park từ chức. Ảnh: Reuters
Người dân Hàn Quốc biểu tình đòi bà Park từ chức. Ảnh: Reuters
(PLO) - Tòa án hiến pháp Hàn Quốc ngày 12/12 cho biết chưa quyết định thời điểm tiến hành các phiên điều trần công khai để xem xét quyết định luận tội của Quốc hội đối với Tổng thống Park Geun-hye.

Reuters dẫn lời người phát ngôn Tòa án hiến pháp Hàn Quốc Bae Bo-yoon tại một cuộc họp báo cho biết 8 trong số 9 thẩm phán của tòa này ngày 12/12 đã có cuộc gặp để thảo luận về tiến trình xem xét vụ việc. Thẩm phán thứ 9 của tòa không dự phiên họp do bận công tác ở nước ngoài.

Cuộc họp của các thẩm phán này được tiến hành sau khi Quốc hội Hàn Quốc hồi tuần trước đã bỏ phiếu thông qua kiến nghị luận tội bà Park vì cáo buộc bà đã thông đồng với một người bạn thân và một cựu trợ lý để gây áp lực buộc các doanh nghiệp lớn phải quyên tiền cho các tổ chức được thành lập để ủng hộ các sáng kiến chính sách của bà.

Theo luật pháp Hàn Quốc, kiến nghị luận tội đã được Quốc hội nước này thông qua sẽ được chuyển sang để Tòa án Hiến pháp xem xét. Tòa này sẽ có thời gian là 180 ngày để đưa ra quyết định có buộc tội bà Park hay không. Ít nhất 6 trong số 9 thẩm phán phải đồng ý thì kiến nghị luận tội mới được giữ nguyên.

Tuy nhiên, kết thúc phiên họp ngày 12/12, các thẩm phán có mặt vẫn chưa lên được lịch cụ thể cho các phiên điều trần công khai để xem xét quyết định luận tội được Quốc hội Hàn Quốc thông qua. Theo ông Bae, trong tuần tới, Tòa án hiến pháp Hàn Quốc sẽ quyết định ngày để các luật sư của 2 bên ra điều trần sơ bộ về vụ việc. 

Bà Park cho đến nay vẫn bác bỏ cáo buộc về các hành vi sai phạm. Bà cũng vẫn chưa công bố danh sách nhóm bào chữa cho bà nhưng các nguồn tin cho biết nhóm này sẽ bao gồm ít nhất 4 luật sư, trong đó có một luật sư đã được bà thuê từ tháng trước. 

Trong khi đó, một diễn biến có liên quan, Nhà Xanh ngày 12/12 cho hay, Thủ tướng Hwang Kyo-ahn cùng ngày đã bắt đầu nhận được những báo cáo tóm tắt chính thức từ các trợ lý của bà Park sau khi tiếp quản quyền điều hành do bà Park bị Quốc hội luận tội. Bắt đầu từ hôm nay (13/12), ông sẽ nhận được nhiều báo cáo hơn. Ông Hwang hiện đang tìm cách xoa dịu người dân Hàn Quốc về những lo ngại về an ninh quốc gia, đồng thời trấn an các thị trường tài chính trong lúc bà Park chờ kết luận của Tòa án hiến pháp về việc luận tội bà. 

Ngày 11/12, các công tố viên Hàn Quốc cũng đã truy tố thêm 2 cựu quan chức cấp cao của Hàn Quốc trong vụ bê bối tham nhũng liên quan đến bạn thân của bà Park. Bản thân bà Park hiện được hưởng quyền miễn trừ truy tố khi đang là Tổng thống nhưng có thể phải đối mặt với việc bị khởi tố nếu bị cách chức. 

Một sửa đổi được công bố hồi năm 2014 yêu cầu các thẩm phán tại Tòa án hiến pháp Hàn Quốc phải công bố tên trong các đánh giá của mình. Do đó, một số ý kiến cho rằng các thẩm phán tại Tòa án hiến pháp Hàn Quốc đang đối mặt với áp lực từ người dân trong quyết định về việc luận tội tổng thống. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.