Hải trình vươn khơi gần hơn với đất liền

Ngư dân dễ dàng gọi điện về đất liền khi đã vươn khơi.
Ngư dân dễ dàng gọi điện về đất liền khi đã vươn khơi.
(PLVN) - Những ngày này, hải trình của các ngư dân vươn khơi đánh bắt xa bờ của các tỉnh miền Trung bắt đầu được theo dõi qua màn hình điện thoại cảm ứng. Nhiều tình huống bất trắc xảy ra cũng được tiếp nhận, xử lý nhanh chóng…

Dễ dàng gọi điện từ biển khơi 

Suốt nhiều tháng qua, đi dọc các cảng biển từ Bình Định, Quảng Ngãi ra Đà Nẵng, tới khu neo đậu tàu nào cũng đều nghe tiếng “tít…tít…tít” nối nhau vang lên khi ngư dân thử bấm nút, nhấn số để gọi trực tiếp từ thiết bị giám sát hành trình qua điện thoại di động.

Theo ngư dân, từ nay khi đi biển, anh em đi bạn có thể gọi điện thẳng về nhà để thăm hỏi vợ con, hoặc nhắn tin chừng khi nào về bến. Đây là hình thức áp dụng lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trong quá trình khai thác hải sản ở các vùng biển xa được quy định tại Nghị định 42/2019/NĐ-CP. 

Tối 21/6, tại khu vực cuối xóm Gành Cả (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), ông Nguyễn Thanh Nam cùng nhiều người ngồi bên chiếc máy Icom tầm xa IC - M 710 để kết nối thông tin với tàu cá QNg 90929 TS. Trên màn hình điện thoại hiện lên tín hiệu tàu đang di chuyển với tốc độ 0,8 knots (hải lý), tọa độ 16 độ 54 phút 26 giây N - 112 độ 24 phút 30 giây E. 

Ông Nam cho biết, tàu gia đình được lắp thiết bị giám sát hành trình Vifist  - 18 của Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam, do đơn vị Đài Duyên hải miền Trung tại TP Đà Nẵng lắp đặt. Thiết bị loại này không có chức năng gọi điện thoại vệ tinh, nhưng có thể nhắn tin trực tiếp qua điện thoại. Nhờ đó, những thông tin mà người con trai hàng ngày nhắn từ Hoàng Sa vào bờ đã giúp gia đình ông và người thân của những bạn thuyền đi cùng nắm tình hình kịp thời. 

Chẳng hạn, ngày 2/4, từ tin nhắn của con trai ông, đã giúp cho Bộ đội Biên phòng Bình Sơn nắm bắt được chính xác những tin tức quan trọng để báo cáo UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp, giúp cho ngư dân an toàn trong quá trình bám biển Hoàng Sa. Những ngư dân có người thân đi trên tàu cá nếu muốn hỏi thăm người thân, cùng có thể xin thông tin chụp lại qua màn hình, sau đó gửi qua các mạng Zalo, Facebook. 

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Kim Hồng, vợ ngư dân Đặng Tự (ngụ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) nhận được một cuộc điện thoại trực tiếp từ quần đảo Hoàng Sa, thông báo về tình hình đang diễn ra trên biển.

Nhanh chóng, chị Hồng thức giấc và mở điện thoại cảm ứng xác định vị trí con tàu của gia đình QNg 90045 TS, tại tọa độ: 16 độ 42 phút N (vĩ Bắc) - 112 độ 25 phút 44 giây E (kinh Đông), gần khu vực đảo Phú Lâm, huyện đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng, Việt Nam. Do được gắn thiết bị giám sát hành trình Thuraya SF 2500 trên tàu, vì vậy, đường đi của chiếc tàu được hiển thị thành một vệt đỏ trên màn hình điện thoại cảm ứng của chị Hồng. 

Đảo Phú Lâm là điểm nóng nhất ở quần đảo Hoàng Sa, nơi nhiều tàu cá của ngư dân khi vào đánh bắt thường bị tàu nước ngoài tấn công, đâm húc. Vì vậy, chị Hồng đã nắm được tình hình đang diễn ra ở đây và lập tức hỏi thăm tin tức, sau đó, báo cáo với các cơ quan chức năng và Bộ đội Biên phòng tại địa phương. 

Hình ảnh này trái ngược hẳn với trước kia. Lúc chưa lắp thiết bị giám sát hành trình, mỗi khi nghe tin có tàu cá của Việt Nam gặp sự cố ở quần đảo Hoàng Sa, vợ các ngư dân phải tập trung đến các đài canh Icom cộng đồng chờ đợi, nghe ngóng tin tức, nhưng chỉ nghe tiếng chứ không thấy hình ảnh.

Chị Hồng cho biết, nhờ thiết bị này mà một vụ việc trên biển cách đất liền hàng trăm hải lý vừa xảy ra, trong đất liền đã nắm được rất rõ. Điều đó giúp người thân trong đất liền yên tâm hơn, còn các cơ quan chức năng có thêm thông tin rất chi tiết về tàu cá để có hướng xử lý phù hợp. 

Người ở nhà theo dõi lịch trình tàu cá qua thiết bị giám sát hành trình trên màn hình điện thoại.
 Người ở nhà theo dõi lịch trình tàu cá qua thiết bị giám sát hành trình trên màn hình điện thoại.

Tương tự, tại xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi), vợ nhiều ngư dân nay đã thành thạo cầm điện thoại, đọc vanh vách hành trình của tàu, một điều mà trước đó không ai tưởng tượng ra được: “Lắp thiết bị giám sát hành trình mới biết quá tiện lợi, tàu chồng em đi đâu cũng thấy rõ, tàu đi tốc độ bao nhiêu, bao lâu nữa tới bờ bán cá, nếu lỡ chết máy ngừng di chuyển cũng nắm được và đi hỏi tàu nào gần đó tới hỗ trợ, nếu tàu nào trốn tránh không giúp, mình cũng nắm được rõ”, vợ của một ngư dân chia sẻ.

Vì sao có chủ tàu ngại lắp máy giám sát tọa độ?

Thông tin từ các Chi cục Thủy sản, hiện TP Đà Nẵng có 526 tàu thuộc diện phải lắp thiết bị giám sát hành trình, tỉnh Quảng Nam có 718 tàu, Bình Định 3.300 tàu, Quảng Ngãi 3.351 tàu. Tỉnh Bình Định thực hiện xã hội hóa, huy động nguồn vốn và được nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vận động được 10,7 tỷ đồng (các nhà tài trợ hứa sẽ hỗ trợ 15 tỷ đồng).

Ở tỉnh Quảng Ngãi, do số lượng lắp đặt thiết bị nhiều, ngư dân phải tự túc nên bà con nhiều tháng qua phải chạy đua với thời gian để lắp đặt thiết bị này đúng quy định trước khi xuất bến.

Tuy nhiên, không phải ngư dân nào cũng hào hứng với chiếc máy giám sát tọa độ của tàu cá. Tại cảng cá Thọ Quang, TP Đà Nẵng, một số ngư dân làm nghề lưới giã cào đánh bắt xa bờ quê ở Quảng Ngãi, Quảng Nam ra đã giãy nảy khi nghe nhắc tới thiết bị giám sát hành trình nghề cá.

Ngư dân ái ngại về công năng của chiếc máy khiến “tàu đi đâu cũng bị người khác biết nên lộ luồng cá hết”. Bên cạnh đó, tàu làm nghề lưới giã cào quy định không được đánh sát bờ, nhưng lắp thiết bị này, tàu cá vi phạm sẽ “hết đường chối cãi”.

Liên quan đến những vấn đề trên, các địa phương cũng tăng cường áp dụng chế tài xử phạt để răn đe. Cụ thể, UBND tỉnh Bình Định đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 chủ tàu cá, với tổng số tiền 900 triệu đồng.

Ngày 27/3, tại cảng Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, Chi cục Thủy sản và Trạm Kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ lập biên bản tàu cá QNg 95780 TS của ngư dân Huỳnh Tấn Hải (quê ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn) vì mất tín hiệu giám sát hành trình. Thuyền trưởng Hải cho biết, tàu đi làm nghề câu mực, nhưng ra tới Hoàng Sa thiết bị giám sát hành trình Vifish - 18 bị đứt tín hiệu.

Đáng nói, việc đứt tín hiệu do máy móc, hay do con người can thiệp trong thực tiễn, không thể kết luận. Thế nên, theo quy định, tàu cá trong vòng 10 ngày đứt tín hiệu phải quay vào bờ. Tuy nhiên, mỗi chuyến biển 20 ngày có phí tổn trên 100 triệu đồng, nếu tàu đi Trường Sa đánh bắt 3 tháng, phí tổn 400-500 triệu đồng. Vì vậy, quy định này chỉ phù hợp trên đất liền, còn trên biển lại không mang tính khả thi.

Đặc biệt, theo chị Hồng, cước điện thoại vệ tinh của thiết bị giám sát hành trình khá đắt đỏ, trên 45.000 đồng/phút, vì vậy, chỉ có việc cần lắm mới dám gọi. Một ngư dân khác nêu thêm, giá thành mỗi cuộc điện thoại từ tàu vào bờ đắt, vì thế ngư dân đều hẹn lên máy Icom và cho tần số để nói chuyện lâu hơn. 

Hiện nay, theo tìm hiểu của PLVN, có 4 cơ quan cung cấp và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá với 4 loại máy có giá thành khác nhau. Thiết bị Thuraya SF 2500 của VNPT là sản phẩm cao cấp nhất, được nhập về từ Hàn Quốc.

Bề ngoài thiết bị này giống như chiếc điện thoại bàn truyền thống và được đấu nối với onten để bắt sóng vệ tinh GPS, sóng kết nối, hiển thị trực tuyến, ít bị chập chờn và ngư dân không lo việc thức đêm để nhấn nút gửi về các Chi cục Thủy sản để báo cáo tọa độ mỗi ngày 4 lần.

Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định, sau ngày 30/3, tàu cá có chiều dài từ 15 đến dưới 24m, nếu không có hoạt động của thiết bị giám sát hành trình trong quá trình khai thác hải sản ở các vùng biển xa, chủ tàu sẽ bị phạt 300 - 500 triệu đồng.

Nếu tái phạm, chủ tàu cá loại này sẽ bị phạt 500 - 700 triệu đồng. Đối với tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên, không có hoạt động của thiết bị giám sát hành trình trong quá trình đánh bắt hải sản trên các vùng biển xa, chủ tàu sẽ bị phạt 800 triệu đến 1 tỷ đồng.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.