Hà Nội xin cơ chế riêng giải “bài toán” trường học “thất thủ”

Học sinh giờ tan học tại Trường Tiểu học Chu Văn An
Học sinh giờ tan học tại Trường Tiểu học Chu Văn An
(PLO) - Dù đã bước vào năm học mới được hơn nửa tháng nhưng tại Hà Nội, hàng ngàn phụ huynh vẫn đang nháo nhác, rối bời với lịch học của con: học luân phiên (4 ngày, nghỉ 2 ngày), học 1 buổi là những phương án tạm thời.

Quay cuồng lịch học giãn cách  

Chiều 17/9, chúng tôi có mặt vào giờ tan học tại Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai), ngôi trường chỉ riêng số học sinh vào lớp 1 năm nay đông bằng 1 trường tiểu học thì gặp đa số phụ huynh là ông bà được huy động từ quê ra trông cháu giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” bởi trường quá tải, học sinh chỉ học 4 ngày và nghỉ 2 ngày  ở nhà. 

Bà Lê Thơ, quê Thanh Hóa đang dẫn cháu bé 4 tuổi đi đón anh trai học lớp 1 cho biết: “Chiều qua (ngày 16/9), trong buổi họp phụ huynh, cô chủ nhiệm đưa ra phương án để lấy ý kiến về việc sẽ học 1 buổi/ngày nhưng phụ huynh không đồng ý. Nếu học 1 buổi/ngày, đa số phụ huynh đều công chức nhà nước, sao nghỉ ở nhà trông con được.

Các cháu lại đang độ tuổi hiếu động, non nớt, chưa thể đánh liều nhốt các cháu ở nhà tự lo được… Thế nên, kết thúc họp phụ huynh vẫn chưa ngã ngũ học luân phiên như cũ hay học 1 buổi/ngày. Đến 9h tối thì gia đình được thông báo là học 4 ngày/tuần”.

Theo bà Thêu, hiện hầu hết các phụ huynh đã thu xếp 2 ngày con không đến trường là sẽ đi học câu lạc bộ hoặc đến lớp học nhà cô chủ nhiệm với chi phí từ 160 ngàn-200 ngàn/ngày. Trong hai lựa chọn đó thì theo các phụ huynh, gửi cô chủ nhiệm để học Toán - Tiếng Việt và ăn trưa vẫn yên tâm hơn là gửi trung tâm.

Bà Thơ cũng cho biết, mấy ngày đầu năm học, do số lượng học sinh quá đông, đã có cháu bị lạc nên nhà trường đã cho phụ huynh vào trường đón con em mình. Mỗi lớp cô chủ nhiệm sẽ dẫn các con xuống xếp hàng dưới sân trường, mỗi con được phát 1 biển số (như đón người ở sân bay) để phụ huynh tìm được con mình. Tuy nhiên, vì các cụ ở quê ra, có khi vào lớp các cháu cũng bị nhầm, nên bà cháu tìm nhau khá vất vả. 

Trước nhiều phản ánh của phụ huynh, theo dự kiến từ ngày 17/9, học sinh Tiểu học Chu Văn An sẽ phải học 1 buổi/ngày. Thế nhưng, lịch học mới này chưa được triển khai ngay do phụ huynh đề xuất giữ nguyên lịch học luân phiên như cũ, việc thay đổi lịch học đột ngột sẽ khiến các gia đình khó sắp xếp kịp. 

Anh Bình, một phụ huynh cho biết: “Tôi có 2 bé đang học tại đây, đứa lớn năm nay lên lớp 5 còn đứa bé lớp 3. Bây giờ lớp 1 học mỗi buổi sáng còn lớp 5 lại học chiều thì tôi cũng khá băn khoăn chưa biết làm thế nào để quản lý con mình trong thời gian các con được nghỉ”. Anh tâm sự thêm những gia đình khá giả thì có thể gửi con đến các trung tâm hay nhờ người trông nom nhưng đối với những gia đình khác không có điều kiện kinh tế thì có lẽ chắc họ phải thay nhau ở nhà trông các con.

Và điều anh lo lắng hơn cả là với lịch học 4 ngày/tuần, con gái anh đang học lớp 5, cần nhiều thời gian để học tốt cho việc chuyển cấp năm tới thì không biết chất lượng có đảm bảo không. Do đó, phương án anh tính tới, có thể sẽ phải cố gắng chuyển trường cho con.

Có thể nói, chuyện học và nghỉ luân phiên ở trên gây nhiều rắc rối với những gia đình công chức, hoặc những gia đình trẻ, khó khăn về điều kiện tìm người giúp việc. Đơn cử như tại khu vực Linh Đàm, giá trông học sinh tiểu học bán trú luân phiên một ngày dao động từ 160.000-200.000 đồng/em (đã kèm ăn một bữa trưa). Phương án thứ hai được nhiều người lựa chọn là gửi con học bán trú tại nhà giáo viên chủ nhiệm.

Tuy nhiên, nếu như năm học trước, giá trông giữ trẻ bán trú tại nhà giáo viên chủ nhiệm dao động từ 120.000-125.000 đồng/em/ngày thì nay số tiền đó đã tăng lên 175.000 đồng/em/ngày (đã kèm ăn trưa). Như vậy, với những gia đình có con nghỉ vào một ngày hành chính trong tuần, số tiền gửi bán trú ngoài phát sinh sẽ dao động từ 700.000- 800.000 đồng/tháng.

Với những gia đình có con nghỉ tới hai ngày trùng ngày hành chính trong tuần, số tiền bán trú phát sinh sẽ tăng từ 1.400.000 - 1.600.0000 đồng/tháng.

Nhiều phụ huynh chia sẻ, nếu cộng tất cả những khoản tiền chi phí học trong tháng cho con. Gồm tiền đóng ở trường, tiền học thêm ở bên ngoài, cùng tiền phát sinh do nghỉ học luân phiên, tổng tiền hàng tháng phải chi phí cho con học ở trường công sẽ không thua kém mức chi phí cho học sinh các trường dân lập. Và bài toán kinh tế càng nặng nề hơn với những phụ huynh có hai con cùng học Tiểu học Chu Văn An hoặc những trường đang phải học luân phiên do quá tải.

“Thất thủ” trước lượng học sinh tăng đột biến

Theo Sở GD-ĐT, năm học 2018-2019, lượng học sinh vào lớp 1 của Hà Nội tăng đột biến, khoảng 30.000 em. Nhiều trường có sĩ số cao gần gấp đôi so với qui định của Bộ GD-ĐT là 35 em/ lớp. Cụ thể, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (Hà Đông) 60 em/lớp; Tiểu học Nguyễn Du (Hà Đông) 60 em/lớp; Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy) 59 em/lớp; Tiểu học Chu Văn An (Tây Hồ) 60 em/ lớp, cá biệt có lớp lên tới 70 em/ lớp, Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân) hơn 60 em/lớp…

Số học sinh tăng nhanh trong khi cơ sở vật chất có hạn đã khiến cho sỹ số lớp học được đẩy lên cao. Ở các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, nhiều trường sỹ số lên đến trên 60 học sinh/lớp, gần gấp đôi so với quy định của Bộ GD-ĐT. 

Sỹ số cao nhưng vẫn không thể đủ lớp học, các trường phải tổ chức cho các lớp nghỉ học luân phiên trong tuần và học bù vào cuối tuần. Tại quận Hoàng Mai, Trường Tiểu học Chu Văn An, phường Hoàng Liệt, thậm chí còn phải nghỉ học luân phiên đến hai ngày mỗi tuần. Tại phường Dịch Vọng chỉ có duy nhất một trường tiểu học công lập là Dịch Vọng B nhưng hiện phường này đã có khoảng 48 tòa chung cư cao tầng, đẩy sỹ số học sinh lên trên 60 em/lớp. 

Tại quận Hoàng Mai, theo báo cáo của Phòng Giáo dục quận từ tháng 4/2018, căn cứ vào kết quả điều tra phổ cập giáo dục trên địa bàn phường Hoàng Liệt, UBND quận Hoàng Mai đã giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 1 cho Trường Tiểu học Chu Văn An là 964 học sinh. Nhưng ngay sau đó, từ tháng 5/2018 đến tháng 7/2018, có gần 200 trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 được phường xác nhận mới về tạm trú trên địa bàn thuộc tuyển sinh của Trường Tiểu học Chu Văn An. 

Thực tế, bà Lê Thị Thêu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An cho hay,  năm nay trường có 23 lớp 1, tăng 16 lớp so với năm ngoái. Số lớp tăng bằng cả một trường tiểu học. Thống kê sơ bộ, quận Hoàng Mai hiện có trên 85.000 dân (tăng 10.000 dân so với cùng kỳ năm 2017). Toàn phường có 82 chung cư, trong đó có 76 tòa chung cư đã đi vào sử dụng, nhưng chỉ có 2 trường tiểu học công lập. 

Chính vì thế, trong nhiều phương án đưa ra, thay vì được học đủ 5 ngày trong tuần, tương đương 10 buổi mỗi tuần như chương trình của Bộ GD-ĐT, tất cả học sinh các lớp chỉ được học 4 ngày/tuần với 8 buổi/tuần và phải học luân phiên cả thứ bảy, nghỉ hai ngày giữa tuần. Có những khối lớp may mắn được nghỉ hai ngày liền nhau trong tuần (thứ sáu, thứ bảy), lại vào dịp cuối tuần thì gia đình học sinh đỡ chật vật hơn.

Nhưng cũng có những khối lớp học một ngày lại nghỉ xen kẽ một ngày. Hoặc lẽ ra các cháu được học vào ngày thường, nghỉ vào ngày cuối tuần thì thời khóa biểu của nhà trường lại sắp xếp ngược lại… Và việc giảm số tiết học 2 buổi/tuần, tương đương với 8 tiết học đang khiến cho phụ huynh lo lắng về chất lượng dạy và học của nhà trường. 

Được biết, trước đó Tiểu học Chu Văn An mới được tách ra từ Trường Tiểu học Hoàng Liệt từ năm học 2016- 2017. Và tuy vừa mới được tách thì cũng đã trong tình trạng quá tải. Và Trường Tiểu học Chu Văn An không phải là trường hợp duy nhất mà học sinh phải nghỉ học luân phiên do thiếu trường lớp. Trường Tiểu học Đại Kim (quận Hoàng Mai) học sinh cũng phải nghỉ học các ngày thứ ba và chiều thứ bảy trong tuần. Hay tại Trường Tiểu học Đại Từ, học sinh cũng phải nghỉ luân phiên trong tuần. 

Để giải quyết vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đã kiến nghị Bộ GD-ĐT, Bộ Xây dựng cho phép Hà Nội có cơ chế đặc thù, được nâng tầng cho các trường học. Theo ông Ngô Văn Quý, năm 2018, Thủ đô đã dành 19.000 tỉ đồng để đầu tư cho giáo dục đào tạo, chiếm tỷ trọng 25,5% ngân sách. Hà Nội đã xây dựng 66 trường học và hơn 22.000 phòng học mới.

Tuy nhiên, những đầu tư đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Số học sinh tăng nhanh trong khi cơ sở vật chất có hạn đã khiến cho sĩ số lớp học được đẩy lên cao.  

Trả lời báo chí, ông Quý cho biết TP đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng kiến trúc, phối hợp với Sở GD-ĐT rà soát lại toàn bộ mạng lưới trường, lớp. Kết quả rà soát cho thấy, ở khu vực nội đô, quỹ đất xây dựng trường học thiếu, nên tỷ lệ học sinh được học trường công thấp hơn khu vực khác. 

“Giải pháp trước mắt là tìm quỹ đất, thứ hai là kiến nghị Bộ GD-ĐT, Bộ Xây dựng cho phép Hà Nội có cơ chế đặc thù nâng tầng cho các trường. Tầng nâng được sử dụng cho giáo viên, các phòng chuyên môn của trường. Chúng tôi rất mong có cơ sở pháp lý để thực hiện trong thời gian tới,” ông Quý nói.

Theo quy định về tiêu chuẩn xây dựng trường học, thiết kế, xây dựng trường học không nên lớn hơn 3 tầng với trường mầm non và tiểu học, không quá 4 tầng với trường trung học (gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông). Trường hợp thiết kế trên số tầng quy định cần bảo đảm an toàn, thuận tiện cho thoát nạn khi có sự cố và phải được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.