Hà Nội: Khó khăn trong quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Trong thời gian qua, TP Hà Nội đã nỗ lực trong công tác quy hoạch, xây dựng các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tuy nhiên, hiện nay tiến độ thực hiện quy hoạch vẫn còn chậm, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn.

Với nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm của thành phố Hà Nội năm 2017 ước khoảng 324.000 tấn/năm, tương đương khoảng 900 tấn/ngày, tính đến hết tháng 6/2017, lượng thịt gia súc, gia cầm hàng ngày được cung cấp từ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được kiểm soát trên địa bàn thành phố khoảng 392 tấn/ngày. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, số lượng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được kiểm soát trên địa bàn TP là 116 cơ sở, còn chiếm tỷ lệ thấp. Lượng thịt giết mổ gia súc, gia cầm được kiểm soát chiếm khoảng 55% nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm của người tiêu dùng thủ đô, phần còn lại được cung ứng bởi các điểm, hộ giết mổ thủ công nhỏ lẻ chủ yếu nằm trong khu dân cư và nhập từ các tỉnh thành. 

Với chủ trương từng bước xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ không đủ điều kiện vệ sinh thú y, đưa vào hoạt động trong các cơ sở giết mổ tập trung. Thành phố đã hỗ trợ một số địa phương đưa vào hoạt động trong các cơ sở giết mổ tập trung góp phần cải thiện tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại huyện Thanh Trì, thành phố huy động xã hội hóa đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã Vạn Phúc. Cơ sở hoạt động ổn định với công suất giết mổ trung bình 1.700 con lợn/ngày, vừa góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường trong khu dân cư vừa kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý giết mổ. 

Đối với huyện Chương Mỹ, trước đây, huyện có 80 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, chưa được kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Để từng bước xóa bỏ các điểm giết mổ này, huyện đã quy hoạch 4 điểm giết mổ tập trung tại các xã Hữu Văn, Hồng Phong, Thụy Hương, Đại Yên. Đến nay, điểm giết mổ gia cầm Đại Yên đã có doanh nghiệp đầu tư và hoạt động với công suất giết mổ 1.000-1.200 con gà/giờ, thực hiện trên dây chuyền công nghiệp hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm. 

Theo quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội sẽ có 11 điểm quy hoạch giết mổ công nghiệp và 37 điểm quy hoạch giết mổ tập trung. Tuy nhiên, hiện nay, mới chỉ có 5 cơ sở giết mổ công nghiệp và 2 cơ sở giết mổ tập trung đi vào hoạt động. Có 2 dự án đang được hoàn thiện thủ tục để triển khai.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, đến nay, nhiều điểm giết mổ nằm trong quy hoạch nhưng một số địa phương vẫn chưa bố trí được địa điểm xây dựng phù hợp gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Một số nơi thiếu quỹ đất dành cho đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, mặt khác công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ.

Trong khi việc thực hiện quy hoạch còn ngổn ngang thì việc quản lý vận chuyển gia súc, gia cầm vào thành phố còn lại gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, với quy định bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh đã khiến cho một số lượng lớn sản phẩm động vật có nguy cơ chưa được kiểm dịch tuồn về các chợ bán cho người dân. Trong khi Hà Nội lại giáp ranh với 8 tỉnh thành với nhiều đường dẫn vào thành phố, điều này làm xuất hiện tình trạng giết mổ nhỏ lẻ vẫn diễn ra tràn lan càng gây khó khăn cho công tác quản lý.

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo tình trạng mạo danh các tổ chức tín dụng để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh các tổ chức tín dụng để lừa đảo

(PLVN) -  Thời gian gần đây, trường hợp khách hàng bị lừa đảo thông qua hình thức giả danh tổ chức tín dụng ngày càng nở rộ. Dù các tổ chức đã có những cảnh báo liên tục, tuy nhiên với thủ đoạn ngày càng tinh vi và hiện đại, không ít khách hàng vẫn “tiền mất tật mang”.

Đọc thêm

Cảnh báo fanpage giả mạo Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam

Vietnam Post vừa cảnh báo trang Facebook giả mạo Cuộc thi Viết thư UPU.
(PLVN) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post vừa cảnh báo, với thủ đoạn lập fanpage mạo danh Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU để đăng thông tin về cuộc thi giả mạo và hứa hẹn giải thưởng hấp dẫn, kẻ lừa đảo dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký nhằm đánh cắp thông tin và tài sản.

Cảnh báo giả mạo website của Tổng cục Thuế

Tổng cục Thuế cảnh báo website giả mạo có tên miền https://tracuutthvt.com/
(PLVN) - Đêm 25/7, Tổng cục Thuế đã phát đi cảnh báo việc phát hiện một website có tên miền https://tracuutthvt.com/ đã lấy giao diện và đính biểu tượng logo của ngành Thuế. Tổng cục Thuế cho biết website này không nằm trong hệ thống website của Tổng cục Thuế.

Tổng cục Thuế lưu ý người nộp thuế cảnh giác với các hình thức lừa đảo

Tổng cục Thuế lưu ý người nộp thuế cảnh giác với các hình thức lừa đảo
(PLVN) - Trước tình hình ngày càng xuất hiện nhiều đối tượng lừa đảo đã sử dụng thủ đoạn công nghệ, kỹ thuật điện tử để mạo danh lừa đảo đánh cắp, chiếm đoạt thông tin, tài sản của người nộp thuế (NNT), Tổng cục Thuế vừa có Công văn 2373/TCT-DNNCN chỉ đạo cơ quan thuế ( CQT ) trên toàn quốc tăng cường công tác quản lý thuế TNCN và đưa ra những cảnh báo và khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa để NNT lưu ý và cảnh giác với các hình thức lừa đảo.

Cảnh báo mô hình 'Sở hữu kỳ nghỉ du lịch'

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Công an TP Hà Nội, hoạt động mua bán “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” đã xuất hiện phổ biến tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, một số công ty đã đưa ra nhiều chiêu thức để mời chào khách hàng, lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết, nhắm vào tâm lý thích được tặng quà… của người dân để lừa đảo, trục lợi.

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo
(PLVN) -  Cục Thuế TP Hà Nội mới phát đi cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để lừa đảo người nộp thuế (NNT), đồng thời khuyến cáo NNT chỉ làm việc trực tiếp tại CQT hoặc liên hệ qua số điện thoại được công bố trên trang Thông tin điện tử của Cục Thuế/Chi cục Thuế.

Chung tay phòng chống 'đại dịch' lừa đảo trực tuyến

Hội thảo Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến công tác phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng gặp nhiều khó khăn như: hành lang pháp lý chưa điều chỉnh theo kịp với các vấn đề mới phát sinh. Chưa có quy định cụ thể về nhận diện người dùng internet, dẫn đến khó quản lý đối tượng trẻ em…

Cảnh giác với các phần mềm giả mạo dịch vụ công

Cảnh giác với các phần mềm giả mạo dịch vụ công
(PLVN) - Thời gian gần đây, các hoạt động lừa đảo, lợi dụng sự phát triển của công nghệ và tính phổ cập về các Dịch vụ công của các cơ quan quản lý nhà nước để chiếm đoạt, tiền, tài sản của người dùng diễn ra ngày càng gia tăng về số lượng và đa dạng về phương thức, thủ đoạn.