Hà Nội định gom hàng ăn rong về một mối: “Điệp vụ” bất khả thi!

 Hà Nội vừa xây dựng đề án “Triển khai mô hình cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống tại các quận, thị xã và thị trấn của các huyện thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015”, trong đó có nội dung sẽ gom hàng ăn rong về một điểm cố định để dễ quản lý. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay của thành phố, mong muốn đó thực quá xa vời.

Hà Nội vừa xây dựng đề án “Triển khai mô hình cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống tại các quận, thị xã và thị trấn của các huyện thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015”, trong đó có nội dung sẽ gom hàng ăn rong về một điểm cố định để dễ quản lý. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay của thành phố, mong muốn đó thực quá xa vời.

Tơ hơ gà “cởi truồng” chờ vào bụng thực khách.
Tơ hơ gà “cởi truồng” chờ vào bụng thực khách.

Tập trung để quản lý...

Nói về lý do chính để xây dựng đề án, ban soạn thảo cho rằng: Việc thiếu cơ sở hạ tầng và các dịch vụ vệ sinh môi trường của các hàng ăn rong, thói quen vứt rác và không thu gom rác ở mặt bằng kinh doanh hiện nay đã đến hồi báo động; việc kiểm soát vệ sinh thực phẩm vô cùng khó khăn. Đặc biệt, số các ca ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố và tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) ngày càng gia tăng khiến chúng ta phải chấn chỉnh lại hoạt động này.

Theo PGS.TS.Trần Đáng, có 6 nguyên tắc cơ bản để quản lý và bảo đảm được VSATTP: 1. Chính quyền phải là người chủ trì trong công tác này; 2. Ngành y tế phải là người tham mưu thông minh; 3. Xây dựng được các tiêu chí phù hợp; 4. Có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ và hiệu quả; 5. Cam kết của chủ cửa hàng trong việc thực hiện đầy đủ các điều kiện về VSATTP; 6. Duy trì tốt hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý kịp thời, dứt điểm các sai phạm về VSATTP.

Hơn nữa, để tiện cho công tác quản lý hàng ăn rong cũng như đảm bảo công tác VSATTP, chỉ còn cách gom hàng ăn rong về một mối. Theo dự thảo của đề án, mô hình quản lý sẽ dựa trên nguyên tắc: Người bán hàng rong được bố trí tập trung tại một địa điểm cố định do doanh nghiệp hoặc cá nhân đại diện quản lý tập trung, thuê, mượn mặt bằng; đảm bảo cung cấp nước sạch, bố trí các khu chế biến ăn uống hợp vệ sinh; người bán hàng được tham gia các lớp tập huấn để cung cấp kiến thức về VSATTP, được khám sức khỏe, xét nghiệm tìm người lành mang trùng định kỳ... Tóm lại, mô hình này, theo đánh giá của các nhà soạn thảo, không những tạo được sự hợp tác giữa người bán hàng rong, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP, mà còn khắc phục được nhược điểm của hàng rong tạm bợ, mang tính mùa vụ khiến cơ quan quản lý không kiểm soát được như hiện nay.

... nhưng, không dễ!

Vẫn biết, mục tiêu của việc gom hàng rong về một điểm sẽ quản lý được vấn đề VSATTP, nhưng thực tế hiện nay, gần một nửa hàng ăn cố định có phép trên khắp địa bàn thành phố vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận VSATTP. Kể cả những cơ sở được cấp vẫn vi phạm VSATTP.

Thống kê cho thấy, cả thành phố có 18.745 cơ sở dịch vụ ăn uống, nhưng số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP mới chỉ là 12.102 cơ sở, đạt tỷ lệ 64.6%. Thậm chí, có nơi như thị trấn Ba Vì mới chỉ có 9,9% cơ sở được cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Thực tế, các hàng ăn cố định của thành phố còn chưa đạt yêu cầu, cơ quan quản lý VSATTP cũng chưa thống kê nổi số hàng ăn rong hiện có trên địa bàn thành phố, nói chi đến việc cấp phép và quản lý được loại hình kinh doanh phức tạp và đầy “nhạy cảm” này.

Bác Bùi Thị Hạnh - chủ hàng bún đậu, mắm tôm trên phố Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) cho biết: “Tôi bán hàng ăn ở khu vực này quen rồi, khách ăn cũng toàn người quen nên nếu có phải di chuyển đến một điểm tập trung nào đó tôi cũng sẽ không đi. Hôm nào họ “làm căng” thì tôi nghỉ, bữa nào “lơi lỏng” thì lại dọn hàng. Tôi nghĩ, cấm làm sao được hàng rong, cấm được hôm nay, ngày mai lại đâu vào đó thôi. Tập trung hàng ăn rong lại một chỗ cũng không ổn vì dân ta tiện đâu ăn đó, chứ có phải ai cũng có thời gian mà đến một điểm nào đó để ăn uống đâu...”.

Ai cũng biết rằng, trong điều kiện lực lượng thanh tra y tế kiêm nhiệm quản lý về VSATTP mỏng như hiện nay, việc tập trung những người làm dịch vụ ăn uống vào một điểm cố định sẽ khiến cho công tác quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc làm đó sẽ quá khó trước thói quen “tiện đâu ăn nấy” và tập quán phục vụ ăn uống “tận nơi” ở Thủ đô như hiện nay.

Bàn về tính khả thi của đề án trên, PGS.TS.Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm cho biết, mô hình tập trung các hàng ăn rong là một mô hình rất hay và đã được thực hiện thành công ở nhiều nước trong khu vực và thế giới (Thái Lan, Trung Quốc, Úc...). Trong điều kiện hiện nay, Hà Nội khó có thể thực hiện nội dung này của đề án. Nếu làm, với cách làm không quyết liệt, nhiệt tình, không xử lý đến nơi đến chốn như hiện nay thì cũng sẽ “giải tán sớm”.

Thêm vào đó, với qui hoạch đô thị hiện tại, sẽ không có chỗ để phát triển các điểm hàng ăn cố định. “Không có không gian công cộng, nước sạch khan hiếm, nồng độ bụi cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì hàng ăn rong ngồi vào đâu?” - ông Đáng phàn nàn. Ông Đáng còn đưa ra dẫn chứng: “Bánh mỳ bán rong đầy đường vành đai, đường cao tốc, khắp các ngã tư đường phố, ô nhiễm, bẩn thỉu, mà chính quyền địa phương còn không xử lý được thì việc gom hàng rong về một điểm làm sao thực hiện được!”.

Cũng theo ông Đáng, việc cấm bán hàng rong trên các tuyến phố là rất khó. Quan trọng là phải quản lý được. Cụ thể, có thể bán hàng ăn rong bằng xe đẩy hoặc quang gánh nhưng phải bảo đảm ATVSTP; quy định về thời gian bán (sáng, trưa hoặc tối); quy định đoạn phố được bán; thậm chí thực phẩm được bán cũng phải quy định (có danh sách hẳn hoi). Tóm lại, ông Đáng cho rằng: Tập trung hàng ăn vào một điểm cố định chỉ là một trong các giải pháp, vẫn phải có các hàng ăn cố định, hàng ăn rong di động... trong đó người bán hàng cũng như các mặt hàng được bán phải được quản lý, giám sát đầy đủ, thường xuyên, nếu không sẽ không tránh khỏi thất bại.

Hải Long  

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?