Hà Nội có nghề “chuyên bạc”...

 Các nghệ nhân trình diễn nghề tại đình Kim Ngân- Hà Nội. (Ảnh PV)
Các nghệ nhân trình diễn nghề tại đình Kim Ngân- Hà Nội. (Ảnh PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Phố cổ Hà Nội xưa nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống. Hà Nội ngày nay còn đó những phố phường có tên gọi gắn liền với những nghề thủ công khác nhau: Hàng Gai, Hàng Gà, Hàng Ngang... Qua 1.000 năm, nhiều tên phố vẫn vậy nhưng nghề xưa gắn với tên gọi đã mai một…

Ngôi đình cổ thờ “bách nghệ” Kẻ Chợ xưa

Phố Hàng Bạc là một trong những nơi còn bán những sản phẩm đúng với tên gọi của nó. Chỉ dài khoảng 300m, phố có hơn trăm cửa hàng buôn bán vàng bạc lớn nhỏ.

Vừa qua, Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2023 với nhiều hoạt động phong phú, gồm: Lễ rước truyền thống từ đình Kim Ngân đi qua các tuyến phố: Hàng Bạc - Hàng Bè - Hàng Dầu - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Khay - Lê Thái Tổ - Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục - Hàng Đào - Hàng Bạc và về đình Kim Ngân; Lễ khai hội đình Kim Ngân.

Tại đây, có các hoạt động nổi bật như: Trình diễn kĩ thuật nghề chạm bạc Đồng Xâm; đúc đồng Đại Bái; kĩ thuật nghề vàng bạc Châu Khê; dát quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ; trình diễn kĩ thuật đậu bạc Định Công; trải nghiệm thao tác đậu bạc Định Công; trình diễn kĩ thuật nghề đúc đồng Ngũ Xã.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long khẳng định: Các phố nghề truyền thống, các lễ hội, di tích lịch sử, công trình nhà ở có giá trị và những nét sinh hoạt của người dân đã tạo nên đặc trưng cho khu Phố cổ Hà Nội. Trước đây, người dân từ các nơi đã hội tụ về Kinh đô, lập nên những phường nghề, xây dựng những ngôi đình, đền để tưởng nhớ các vị Tổ nghề hoặc các vị thần bảo hộ, trong đó có đình Kim Ngân. Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn được tổ chức, thể hiện hiện lòng thành kính, biết ơn đối với công đức của các vị Tổ nghề; có ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần của người dân phố Hàng Bạc và các làng nghề cũng như người Việt nói chung. Đây cũng là dịp để tôn vinh các nghệ nhân, các làng nghề, qua đó khuyến khích các nghệ nhân, người dân tiếp tục duy trì nghề truyền thống và có nhiều sáng tạo, đưa ra những sản phẩm mới, góp phần phát triển kinh tế, du lịch của Hà Nội.

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, đình Kim Ngân có từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI do Thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín, người làng Châu Khê (nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) được triều đình trao trọng trách lập xưởng đúc bạc nén tại kinh thành xây dựng nên.

Tương truyền, thợ Châu Khê nấu bạc, đúc thành nén cho triều đình ở Tràng Đúc, nay là số nhà 58 Hàng Bạc và nhận nguyên liệu rồi giao bạc nén cho Ty quan (người đại diện của triều đình) tại đình Kim Ngân ở số nhà 42 Hàng Bạc. Nghề nấu bạc nay gọi theo danh từ chuyên môn là chuyên bạc. Chuyên bạc và đúc bạc đã trở thành “đặc quyền” của dân làng Châu Khê - Hàng Bạc.

Ngày nay, đình Kim Ngân là di tích lâu đời, làm nên nét đẹp cổ kính của con phố Hàng Bạc. Tuy nhiên, đình Kim Ngân không thờ Thượng thư Lưu Xuân Tín - người đã mang “đặc ân” nghề nghiệp đến cho dân làng Châu Khê mà thờ Hoàng đế Hiên Viên - một nhân vật có tính chất thần thoại được coi là ông tổ của bách nghệ.

Trải qua 5 thế kỷ, đến nay, phố Hàng Bạc vẫn luôn là trung tâm buôn bán vàng bạc lớn của Thủ đô. Ngoài ra, Hà Nội còn có nghề đậu bạc gắn với làng Định Công (nay là phường Định Công, quận Hoàng Mai) và một số làng nghề kim hoàn, kim khí nổi tiếng khác như: Nghề đúc đồng Ngũ Xã (quận Tây Hồ), nghề dát quỳ vàng Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm)…

Khẳng định nghề kim hoàn vẫn luôn phát triển không ngừng, không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn lưu giữ nét đặc trưng truyền thống làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn thành phố Hà Nội Vũ Mạnh Hải cho biết: “Trải qua nhiều thế kỷ, qua nhiều thăng trầm, các làng nghề truyền thống của Thăng Long - Hà Nội vẫn không ngừng phát triển. Đặc biệt những người thợ kim hoàn từ thế hệ này sang thế hệ khác vẫn miệt mài chế tác những sản phẩm tinh xảo và độc đáo. Ngày nay, tại phố Hàng Bạc, người buôn bán và những người thợ thủ công tâm huyết vẫn duy trì phố nghề. Hoạt động mua, bán trao đổi vàng bạc, trang sức, quà tặng… vẫn đang diễn ra hàng ngày hết sức sôi động”.

Nghề chạm bạc trên phố, còn lại chút này…

Thế nhưng, do quá trình đô thị hóa cùng sự thay đổi của thị trường, đa phần làng nghề kim hoàn ở Hà Nội đều rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng và phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Ông Nguyễn Chí Thành, nghệ nhân cao tuổi tại số 83 Hàng Bạc chia sẻ: “Phố Hàng Bạc hiện chủ yếu là nơi kinh doanh vàng bạc và sản phẩm kim hoàn, việc sản xuất ngày càng hạn chế. Làng Định Công hiện chỉ còn một số ít hộ gia đình làm nghề. Nghề bạc Định Công có kỹ thuật rất độc đáo nhưng chưa được nhiều người biết đến. Các nghệ nhân thường khéo tay nghề, nhưng yếu về khả năng thiết kế, sáng tạo những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường…”.

Gia đình ông Thành vốn là người làng Định Công - gốc tổ nghề kim hoàn. Sau này, cả nhà chuyển về phố Hàng Bạc. Ngoài ông Thành, con và cháu của ông cũng đang tiếp tục theo đuổi nghề.

Nghệ nhân Nguyễn Chí Thành, 73 tuổi, phố Hàng Bạc trăn trở với nghề. (Ảnh: PV)

Nghệ nhân Nguyễn Chí Thành, 73 tuổi, phố Hàng Bạc trăn trở với nghề. (Ảnh: PV)

Ông thường đùa rằng, nghề chạm bạc ông đã học từ trong bụng mẹ. Ngày bé, những tiếng đục, dũa của bố đã ăn sâu vào tâm trí ông. Lên 10 tuổi, ông thử tập tành làm nghề, chế tác các tác phẩm bằng bạc. Thế nhưng khi đó tay còn yếu, ông rất khó để tay đe, tay búa.

Những sản phẩm ban đầu ông làm ra đều được bố sửa lại. Sau này khi thuần thục hơn, ông bắt đầu rút ra kinh nghiệm cho mình và tạo được những sản phẩm đẹp. Dần dần, ông yêu nghề, làm nghề bằng chính tình yêu và cái tâm do ông bà, bố mẹ truyền lại.

Hiện tại, tầng 1 của căn nhà là nơi ông và một người cháu đang bày bàn làm việc. Chiếc bàn gỗ cũ hằn sâu dấu vết thời gian. Theo ông Thành, tuy là đồ cũ nhưng đều là các món đồ được ông bà, bố mẹ để lại. Có những món đã gắn bó với ông gần 70 năm, có món tuổi đời cả trăm năm, giá trị không gì có thể thay thế.

Ông tận dụng chiếc lon bia chế thành vỏ bóng đèn vàng treo trước mặt để tập trung ánh sáng. Theo ông, trang sức muốn đẹp không cần quá nhiều vàng, vừa đủ, tinh giản, thanh mảnh mới sang. Để tạo được một chiếc lắc bạc, người chế tác phải trải qua nhiều công đoạn: Nấu bạc cho chảy; dùng búa đập dẹt; làm dài thanh bạc; uốn cong thành vòng; tạo họa tiết... Tất cả công đoạn này đều được người thợ làm bằng tay công phu, tỉ mỉ.

Chiếc đe gỗ là đồ dùng gắn bó với ông hơn 70 năm. Với ông, đó không chỉ là món đồ phục vụ công việc mà còn là kỉ niệm, là ký ức từ thời ông bà, bố mẹ để lại. Ông Thành chia sẻ: “Tôi quý những dụng cụ này như sinh mạng của mình, cũ cũng không vứt bỏ. Ngay cả mẩu gỗ nhỏ, nếu hỏng, chúng tôi sẽ mang đi đốt chứ không vứt vào thùng rác. Trước đây, gia đình tôi từng đốt một mẩu gỗ làm đế đe cũ. Sau đó tôi mang tro đi đãi, lọc ra được gần chỉ vàng. Bởi lúc làm, bụi vàng rơi xuống dưới, bám vào đế đe. Nhiều năm tích tụ lại cũng được ngần ấy”.

Lớn lên tại phố Hàng Bạc, ông chứng kiến quá trình thay đổi và phát triển của phố cổ qua 2/3 thế kỷ. “Có lẽ tôi là người cao tuổi duy nhất ở Hàng Bạc này làm nghề kim hoàn truyền thống. Gia đình tôi gọi là thủ công mỹ nghệ. Còn các sản phẩm bày bán khác là mỹ nghệ công nghiệp, hầu hết giống nhau. Tôi làm theo yêu cầu của khách hàng. Khác biệt của chúng tôi chính là có thể sửa, làm, chế tác theo yêu cầu. Vậy nên nhiều người cần đều đến cửa hiệu của tôi. Cái nghề thủ công mỹ nghệ của người Hà Nội, những nghề truyền thống làm bằng tay trên phố cổ đã và đang dần mất đi. Người mình đôi khi còn sính ngoại và không hiểu được giá trị của những sản phẩm, nên họ không quý”, người thợ già trăn trở.

Cần sự kết hợp của truyền thống và hiện đại

Theo Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn thành phố Hà Nội Vũ Mạnh Hải, trên thực tế, người thợ kim hoàn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, công sức làm nghề chưa được trả thù lao thỏa đáng, chưa khuyến khích được thế hệ kế cận đi theo nghề. Qua đó, những tri thức dân gian và nghề kim hoàn đứng trước nguy cơ mai một. Hơn nữa, làng nghề, phố nghề còn phải đối mặt với các vấn đề về cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, để nghề kim hoàn trường tồn và phát triển theo thời gian, thì nghề kim hoàn cần có những đổi mới thích nghi nhanh với những thay đổi của thị trường thời kinh tế 4.0.

Để bảo tồn và phát triển nghề kim hoàn trong xu thế xã hội hiện nay, cần phải tạo nên những sản phẩm vừa truyền thống lại vừa hiện đại, phù hợp với thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Đồng thời, cần có sự phối hợp của các trường mỹ thuật, có những khóa đào tạo bài bản, động viên, khuyến khích những người trẻ tiếp cận nghề tinh hoa này. Từ đó, tạo ra những sản phẩm kim hoàn đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội, không chỉ là trang sức, hay đồ dùng gia đình mà còn trở thành quà tặng biểu trưng của thành phố Hà Nội, quà lưu niệm cho du khách gần xa. Có như vậy, mới duy trì và phát triển nghề, để ngành kim hoàn tiếp tục có cơ hội đóng góp tích cực cho văn hóa, di sản Hà Nội”, ông Vũ Mạnh Hải nhấn mạnh.

Ngoài ra, gắn kết di sản nghề kim hoàn với đào tạo về thiết kế sẽ đưa ra những sản phẩm mới, có tính riêng biệt, cạnh tranh và phát triển. Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội Trần Thu Hồng cho biết: “Việc phối hợp giữa thiết kế và nghề kim hoàn rất quan trọng. Để các thiết kế không chỉ ở trên bàn vẽ, thì rất cần những bàn tay nghệ nhân chế tác thổi hồn cho thiết kế thành sản phẩm. Điều đó khẳng định được tầm quan trọng của kỹ thuật chế tác trong việc tạo ra những sản phẩm trang sức phục vụ nhu cầu làm đẹp của con người. Còn để kỹ thuật kim hoàn tạo ra những bộ trang sức đẹp thì cần có những thiết kế sáng tạo, độc đáo và mới lạ. Mối quan hệ tương hữu đó là quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của ngành nghề kim hoàn cũng như thiết kế trang sức ở Hà Nội cũng như ở Việt Nam”.

Cùng với đó, nhiều chuyên gia cho rằng, các làng nghề, phố nghề cần tăng cường gắn kết để cùng phát triển. Ngoài ra, nên phát triển nghề kim hoàn kết hợp với nghề gốm sứ, đúc đồng nhằm đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm. Tăng cường nguồn lực hỗ trợ nghệ nhân, thợ thủ công trong việc duy trì và truyền nghề. Thành lập bảo tàng về nghề truyền thống trong phố cổ…

XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX

Chars: 7510

Words: 2130

Kiểm tra văn bản

Đọc thêm

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.