Ông Cao Quang Đại - Giám đốc Xí nghiệp Quản lý cắt sửa cây xanh Hà Nội (thuộc Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội) cho biết, trong quá trình cắt tỉa, chặt cây, Xí nghiệp Quản lý cắt sửa cây xanh đã chặt hạ cây lớn nhất có đường kính 1,2 mét.
Với cây có đường kính 1,2 mét, chi phí tự chặt hạ, vận chuyển tiêu tốn khoảng hơn 20 triệu đồng. Còn độ cao thì tùy thuộc vào từng cây, chi phí này cũng phụ thuộc vào vào vị trí. Nếu cây ở những nơi khó thi công, xe cộ không vào được tận nơi, phải vận chuyển bằng tay thì chi phí sẽ tăng lên.
Về quy trình, sẽ cắt lá vận chuyển trước, sau đó sẽ chặt hạ từng phần của cây, đào gốc. Trong quá trình thực hiện các công đoạn chặt cây, đến vận chuyển gỗ nhập kho đều có đơn vị giám sát, kiểm tra chặt chẽ.
Cũng theo ông Đại, chi phí cho việc chặt cây xanh căn cứ theo quyết định 5875/QĐ-UBND về đơn giá thanh toán cho các sản phẩm dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quá trình thi công chặt cây xanh, đơn vị này không hợp đồng với bất kì một đơn vị nào khác để cùng triển khai.
Toàn bộ quá trình chặt cây đều do công nhân của xí nghiệp thực hiện.
Căn cứ theo Quyết định 5875/QĐ-UBND về đơn giá thanh toán cho các sản phẩm dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu lực từ 1/1/2015, để chặt hạ một cây xà cừ có đường kính lớn hơn 1,2 mét sẽ mất 25,2 triệu đồng (trong trường hợp không thi công được bằng xe nâng).
Trong đó, chi phí đào gốc hơn 10 triệu đồng/cây. Cũng với đường kính nói trên, nếu thi công được bằng xe nâng, mức phí giảm xuống còn 23,7 triệu đồng/cây.
Ông Cao Quang Đại cho hay, trong đề án thay thế cây xanh vừa qua, Xí nghiệp Quản lý cắt sửa cây xanh Hà Nội đã triển khai chặt hạ tổng số 520 cây gồm nhiều chủng loại trên các tuyến đường Nguyễn Trãi, Phố Huế - Hàng Bài, Nguyễn Chí Thanh.
Trong đó, đường Nguyễn Trãi có 95 cây xà cừ và 199 loại cây khác. Tại Phố Huế - Hàng Bài, có 5 cây xà cừ, 110 loại cây khác. Trên đường Nguyễn Chí Thanh, 1 xà cừ và có 10 cây xanh khác.
Về số lượng gỗ, tại tất cả các tuyến đường trên thu hồi gần 187 mét khối gỗ xà cừ; 31,7 mét khối gỗ khác. Hiện toàn bộ số gỗ này đều được tập kết tại vườn ươm của Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội (đường Hàm Nghi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Mỗi thân cây có đường kính từ 50 đến 100 cm |
Còn theo lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội, quy trình thu hồi gỗ, củi bao gồm: Ban quản lý dự án Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Đội bảo vệ Phòng hành chính tổ chức, Phòng kế hoạch tổng hợp, Xí nghiệp quản lý cắt sửa cây, đại diện đội thực hiện trực tiếp công tác chặt hạ cây cùng tham gia.
Khi chặt hạ cây, các đơn vị nói trên xác định trực tiếp khối lượng thu hồi bằng thước đo đối với tất cả các khúc gỗ, củi. Sau đó được vận chuyển nhập về kho của đơn vị quản lý.
Trên cơ sở khối lượng củi, gỗ tại bãi, Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội sẽ tổng hợp báo cáo Sở Tài chính về khối lượng chủng loại, kích thước và hiện trạng gỗ thu hồi và khảo sát giá thị trường làm cơ sở thực hiện đấu giá gỗ, củi.
Thông thường, sau một quý thì đơn vị lại thực hiện bán đấu giá một lần.
Hơn 100 cây hoa sữa tại đường Nguyễn Chí Thanh được trồng lại tại vườn ươm của Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội |
Theo Sở Xây dựng, qua khảo sát 45.738 cây trên 470 tuyến phố tại 10 quận, sẽ thay thế 6.708 cây/190 tuyến phố với đơn giá 10 triệu đồng/cây, tổng dự toán hơn 73 tỉ đồng lấy từ ngân sách.
Trong đó, chi phí khảo sát hết 1 tỉ đồng, chặt hạ, thay thế cây mới, hoàn trả vỉa hè hết hơn 67 tỉ đồng, đánh mã số cây hết 4,5 tỉ đồng, tức đánh mã số mỗi cây hết khoảng... 670 nghìn đồng.
"Việc thay thế những cây mục ruỗng, thay thế những cây không phù hợp trồng ở đô thị là đúng. Nhưng điều đáng bàn và nguy hiểm ở chỗ, người ta đã mượn gió bẻ măng, lấy việc chỉnh trang cây xanh thành phố làm ngụy trang để phá hủy hàng loạt cây xanh, trong đó có những cây có tuổi thọ hàng trăm tuổi. Họ ào ạt làm đêm, làm ngày theo lối chụp giật.
Thực chất đây là cuộc khai thác gỗ.
Vì thế mà nhiều học giả, nhiều nhà khoa học, nhiều người dân đã lên tiếng. Có người đứng ra bảo vệ cây. Họ thắt khăn trắng cho mình và thắt khăn trắng cho cây. Họ dán khẩu hiệu lên cây: “Xin đừng chặt tôi. Tôi là cây khỏe mạnh”".
Nhà thơ TRẦN ĐĂNG KHOA trả lời báo GDVN.
Thực chất đây là cuộc khai thác gỗ.
Vì thế mà nhiều học giả, nhiều nhà khoa học, nhiều người dân đã lên tiếng. Có người đứng ra bảo vệ cây. Họ thắt khăn trắng cho mình và thắt khăn trắng cho cây. Họ dán khẩu hiệu lên cây: “Xin đừng chặt tôi. Tôi là cây khỏe mạnh”".
Nhà thơ TRẦN ĐĂNG KHOA trả lời báo GDVN.