HN chặt cây xanh: Có thể xem xét xử lý Hình sự?

PV báo điện tử Pháp luật Việt Nam thâm nhập một trong những bãi chứa gỗ vừa bị Hà Nội chặt hạ, chiều 23/3/2015.
PV báo điện tử Pháp luật Việt Nam thâm nhập một trong những bãi chứa gỗ vừa bị Hà Nội chặt hạ, chiều 23/3/2015.
(PLO) - Đó là cách ví von của TS. Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Còn GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam  thì đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào cuộc dự án đốn hạ cây xanh ở Hà Nội vừa qua.
GS.TS Nguyễn Lân Dũng tại cuộc tọa đàm “Từ đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội” nhấn mạnh cần truy cứu trách nhiệm của những cá nhân sai phạm trong đề án chặt hạ 6700 cây xanh của Thủ đô.
Nhiều chuyên gia về xây dựng, sinh học, hội bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, xây dựng đô thị… có mặt tại buổi tọa đàm cũng đóng góp ý kiến về mặt chuyên môn cho vấn đề quy hoạch cây xanh đô thị nhìn từ sự kiện vừa xảy ra tại Hà Nội.
Điều đáng tiếc là buổi tọa đàm bắt đầu lúc 14h ngày 23/3/2015 “bỗng dưng mất điện”, nhưng vẫn tiếp tục với sự chứng kiến của đông đảo phóng viên.
HN vi phạm Luật Thủ đô và Nghị định 64/CP/2010
GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường phát biểu tại buổi tọa đàm bày tỏ sự bức xúc. Ông Đăng cho rằng chính quyền Hà Nội  đang “tàn phá cây” chứ không phải cải tạo môi trường sống.
“Sai lầm nghiêm trọng của đề án này ngoài phá hỏng cảnh quan môi trường, để hậu quả về niềm tin Nhân dân với chính quyền. Sai lầm của đề án 6700 cây là không có cơ sở.  Lãnh đạo Hà Nội nên xin lỗi dân, cần dừng đề án, sửa đề án, lên kế hoạch giải quyết nhanh hậu quả, xử lý những người có liên quan”, ông Đăng bày tỏ.
Ông Phạm Sĩ Liêm tại buổi tọa đàm "Từ đề án 6.700 nhìn lại Quy hoạch cây xanh Hà Nội" đã ví "chiến dịch" đốn hạ cây xanh vừa qua ở HN chẳng khác gì "thảm sát Mỹ Lai".
 Ông Phạm Sĩ Liêm tại buổi tọa đàm "Từ đề án 6.700 nhìn lại Quy hoạch cây xanh Hà Nội" đã ví "chiến dịch" đốn hạ cây xanh vừa qua ở HN chẳng khác gì "thảm sát Mỹ Lai".
Ông Đăng cho biết thêm,  theo điều 14, chương III, Nghị định 64/CP, thì điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải là cây đổ, chết, nguy cơ đổ, bị bệnh, cây nằm trong dự án đã quy hoạch... thì chặt không xin phép. Việc chặt cây của TP nằm ngoài 3 loại cây được chặt, nếu chặt cây phải làm đơn xin phép, chặt phải chụp ảnh, lưu địa chỉ, lý do phải chặt. Điều đó phải được báo cáo, thẩm định... rồi mới được chặt cây.
“Ví như việc chặt hàng cây đường Nguyễn Trãi là vi phạm vì hoàn toàn không có một câu nào của chủ dự án đường sắt trên cao nói rằng phải chặt hàng cây đường Nguyễn Trãi, nhưng tại lại sao chặt hết đi? Tôi là người có mặt trong Hội đồng thẩm định về môi trường của Dự án nên tôi biết. Cách làm việc của lãnh đạo Hà Nội thì môi trường Hà Nội còn ô nhiễm, dân Hà Nội còn khổ, cây xanh không phát triển được”, ông Đăng bức xúc.
Về vấn đề Quy hoạch cây xanh đô thị, TS. Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: “Cây xanh đô thị Hà Nội chưa đáp ứng chức năng và vai trò của cây xanh đô thị. Họ không quan tâm cảnh quan, đa dạng sinh học đô thị. Cây xanh đô thị không chỉ là cây, chim chóc, bướm, ve sầu…Cây xanh đô thị phải liền dải”.
“Tinh thần của cây xanh, nó là chất lượng cuộc sống. Con người và cây là bạn bè, chặt cây là giết người bạn của tôi, triệt hạ cây như vậy chẳng khác gì “thảm sát Mỹ Lai”. Cây xanh nó là chứng nhân lịch sử, chứng nhân thời gian. Ngoài ra cây xanh còn có tác dụng giáo dục, làm cho con người gần gũi với sự sống, tính nhân văn, giáo dục nhân cách sống của con người”, ông Liêm nói.
Ông Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam cho rằng: “Sự kiện này tạo nên bức xúc quá lớn của Nhân dân, tôi đã nghe những bài hát chế, bài thơ, cuốn phim… Nhiều người dân coi đây là “chiến dịch làm nhanh hơn cả lâm tặc” … Theo tôi phải truy cứu trách nhiệm của những người đề xuất đề án này. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo thanh tra vụ việc này”.
Cây trồng thay thế chỉ để dùng làm… giấy
Ông Nguyễn Tiến Hiệp, Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam đã đưa ra một thông tin quan trọng: “Tôi nghi ngờ đề án cải tạo cây xanh. Rất nhiều cây bị chết oan, tính kế thừa, phủ nhận gần như sạch trơn. Họ không  xem xét hệ sinh thái ven hồ nên rất vội vàng, không tiếp xúc với các nhà khoa học. Đề án thay thế 6.700 cây xanh là “diệt cây chứ không phải trồng cây”."
Ông Hiệp còn đưa ra bằng chứng là ông lấy được cành cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh và khẳng định: “Cây mới trồng ở Nguyễn Chí Thanh không phải cây vàng tâm. Cây này là cây Mỡ, sống chủ yếu ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào. Gỗ cây Mỡ bình thường. Gỗ không tốt, dùng làm giấy, xốp. Đường kính cây trung bình 20 cm, bộ lá thưa.
Cây này khó sống ở đô thị và tỷ lệ chết rất cao. Hoa rụng rất bẩn, mùi xú ế, vi phạm môi trường đô thị. Kể cả việc trồng cây Vàng tâm, Mỡ đều không thích hợp trồng ở đô thị, vì môi trường sống không phù hợp”.
Những khách mời tại buổi tọa đàm chiều 23/3/2015.
 Những khách mời tại buổi tọa đàm chiều 23/3/2015.
Ông Hiệp cũng cho rằng: “Đề án cải tạo cây xanh tốn tới gần 74 tỷ đồng, nhưng tôi đọc Đề án thấy không minh bạch, không có kinh phí thu hồi, lượng gỗ bán ra đi vào đâu? Tiền vào túi ai?”
Luật sư Trần Vũ Hải đã nói một câu rất hài hước: “Cảm ơn lãnh đạo Hà Nội cho ra đời Đề án này nên Nhân dân Hà Nôi bây giờ rất quan tâm cây xanh”. Ông Hải nhấn mạnh rằng: “Sở Xây dựng chặt cây mà không có giấy phép, chỉ có công văn. Họ không làm theo luật lệ nào. Tôi đồng ý thanh tra và có chuyên gia tham gia, giám sát”.
Chưa hết, LS Hải đề nghị: “Nếu thực sự đã TP đã chặt 2.000 cây thì cần làm rõ, xem xét xử lý vấn đề Hình sự như thế nào?”.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp đến thôn Làng Nủ để động viên thăm hỏi sau vụ lũ quét tang thương. (Nguồn: VGP)

Cả hệ thống chính trị đồng lòng khắc phục hậu quả thiên tai: Không để người dân thiếu cái ăn, chỗ ở

(PLVN) - Sau trận lũ quét do bão Yagi gây ra, toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương đã khẩn trương vào cuộc nhằm khắc phục hậu quả. Sự chỉ đạo mạnh mẽ từ Chính phủ và các cấp lãnh đạo, tinh thần đồng thuận giữa chính quyền địa phương và các lực lượng cứu trợ đều hướng đến mục tiêu quan trọng: ổn định cuộc sống Nhân dân.

Đọc thêm

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc: Góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao khoá 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc trong gần 50 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc của ta; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ: Chuyến công tác khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Nhân chuyến công tác của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, phóng viên TTXVN tại Washington đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng.

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao
Bộ Chính trị ngày 18/9 họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.