Ông Trần Đăng Tuấn gửi “thư ngỏ”, Chủ tịch TP Hà Nội lên tiếng

Hà Nội đã chặt hạ hàng loạt cây xanh trên đường Nguyễn Trãi.
Hà Nội đã chặt hạ hàng loạt cây xanh trên đường Nguyễn Trãi.
(PLO) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo việc rà soát việc cải tạo, thay thế một số cây xanh trên địa bàn thành phố, đảm bảo theo đúng quy hoạch và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị.
Công văn của UBND thành phố nêu rõ, thời gian qua, một số báo, đài phản ánh về việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố, đồng thời đăng thư ngỏ của ông Trần Đăng Tuấn (Phó chủ tịch Hội truyền thông số VN) gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nêu một số kiến nghị về việc thay thế cây xanh trên tuyến phố.
Về việc trên, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo, rà soát việc cải tạo, thay thế một số cây xanh trên địa bàn thành phố, đảm bảo theo đúng quy hoạch và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, các cơ quan báo chí, thông tin công khai, đầy đủ, tạo đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo được đưa ra sau khi một số báo, đài phản ánh về việc cải tạo thay thế cây xanh trên các tuyến phố và nhà báo Trần Đăng Tuấn có thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội về vấn đề này.
Theo ông Tuấn, việc loại bỏ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội gây nhiều lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ đô mà trong cả nước.

Ông Tuấn kiến nghị nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6.700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không? Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào; Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào....
Vừa qua, Hà Nội đã tiến hành chặt bỏ, thay thế cây xanh trên một số đường phố như: Lê Duẩn, Quang Trung, Giải Phóng, Nguyễn Chí Thanh... Đây là việc làm nằm trong kế hoạch chặt hạ khoảng 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố do Sở Xây dựng Hà Nội thực hiện theo đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố đã được UBND thành phố thông qua.
Theo đó, các cây xanh tại 10 quận không đúng chủng loại cây xanh đô thị (cây cấm trồng), cây cong, xấu, ảnh hưởng mỹ quan, giao thông... sẽ bị chặt hạ, thay thế.
Trực tiếp tìm hiểu ý kiến của người dân cho thấy người dân chưa biết lý do chặt bỏ cây xanh. Có người dân bày tỏ đồng tình nếu việc này giúp Hà Nội đẹp hơn và an toàn hơn trong mùa mưa bão nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên thay thế đồng loạt mà chỉ nên chọn cây đã bị hỏng để thay thế.
Ngày 17/3, ông Trần Đăng Tuấn đã gửi "thư ngỏ" tới Chủ tịch Hà Nội với những nội dung liên quan đến việc chặt bỏ cây xanh trên địa bàn Thành phố:

"Thông tin về việc sẽ loại bỏ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội đang gây nhiều lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ đô mà trong cả nước.

Cần nói rằng người dân không phản đối chuyện chặt một số cây nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như cây nguy hiểm, bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn; cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống; để đảm bảo giao thông.

Hiện Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng đã khảo sát trên các tuyến phố và lọc ra 6.700 cây thuộc dạng đó cần loại bỏ, cần thay.

Tôi xin kiến nghị ông Chủ tịch:

Nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6.700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không?

Hãy thông báo trên báo chí cho mọi người biết có bao nhiêu cây như vậy ở trên mỗi tuyến phố cụ thể. Đánh dấu nhận biết 6.700 cây đó để người dân bằng mắt mình kiểm nghiệm và thấy việc này thoả đáng không. Nếu thoả đáng, người dân không có lý gì không ủng hộ. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở Xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại.

Hãy để các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt.

Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt.

Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây... theo phương thức nào.

Đó cũng là thể hiện trách nhiệm thông tin công khai, minh bạch.

Mong ông Chủ tịch quan tâm xem xét kiến nghị này".

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.