Gương mặt Ban giám khảo Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” - NSƯT Chu Thị Thúy Hà: "Cái đẹp luôn hấp dẫn người xem"

Nghệ sĩ Ưu tú Chu Thị Thúy Hà.
Nghệ sĩ Ưu tú Chu Thị Thúy Hà.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - "Ngoài giọng ca hay, hình thức của thí sinh tham gia Liên hoan "Tiếng hát Đại ngàn" cũng rất quan trọng. Vì cái đẹp luôn hấp dẫn người xem và người xem luôn thích cái đẹp!" - Đó là chia sẻ của NSƯT Chu Thị Thúy Hà với PV Báo PLVN.

Trước thềm Liên hoan "Tiếng hát Đại ngàn", NSƯT Chu Thị Thúy Hà - thành viên Ban giám khảo Liên hoan, đã chia sẻ với Báo PLVN về những kỳ vọng của một giám khảo, một nghệ sỹ trước một Liên hoan được đánh giá là "cơ hội tìm kiếm tài năng âm nhạc" ở vùng đất Tây Nguyên này.

*Bà đánh giá như thế nào về tiềm năng ca hát ở vùng đất Tây Nguyên?

NSƯT Chu Thị Thúy Hà: Tây Nguyên là “cái nôi” sản sinh ra rất nhiều ca, nghệ sĩ tài năng của đất nước như NSND Rơ Chăm Phiang, Cố NSND Y Mon, NSƯT Măng Hội, ca sĩ Siu Black, ca sĩ trẻ Bonneur Trinh (Giải Nhất tiếng hát Truyền hình TP Hồ Chí Minh năm 2012).

Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ, nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa Tây Nguyên từng nói: "Sống chan hòa cùng núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, nơi có suối reo, thác hò, có nửa năm mùa khô nắng cháy, nửa năm chau chút ngút ngàn mưa đổ, gắn bó với cây xanh, đất đỏ, cho nên cư dân bản địa các tỉnh Tây Nguyên chăm chỉ lao động và ưa ca hát.

Dường như tiếng hát của họ có thể được cất lên ở bất kỳ đâu, vào bất cứ thời điểm nào. Đó là tiếng hát ru cháu, ru con, ru em của người bà, người mẹ, người chị; Là lời thầm thì trai gái yêu thương lúc gần gụi, khi xa cách; Là lời khuyên nhủ, bày dạy của ông, bà, chú bác đối với con cháu… là tất cả những gì sống động của cuộc đời va đập vào tâm hồn người dân bản địa Tây Nguyên vốn nhạy cảm và nhân hậu, qua suốt chiều dài lịch sử.

Tiếng hát ấy được cất lên từ nửa đêm, mờ sáng, ban trưa, chiều về, lúc vui cùng bạn bè, người thân bên rượu và lửa, lúc lủi thủi buồn cô đơn tự ngâm ngợi để cho mình và sông, suối, cây cỏ cùng nghe… Đến như trước cái chết của người thân yêu nhất, ta vẫn nghe đồng bào hát khóc tiễn đưa nhau. Như trong một thế giới của những người lạc quan, vui, buồn, sướng khổ đều có tiếng hát, từ bao đời nay, lời ca, tiếng hát đã là một phần cuộc sống của người bản địa Tây Nguyên…”.

Vì vậy, trên dải đất cao nguyên đất đỏ đó có nguồn thí sinh lớn với những năng khiếu bẩm sinh, hát dân ca dân tộc Tây Nguyên hoặc có tố chất giọng Rock, Rap… Đó thực sự là lợi thế để thí sinh tham gia Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” do Báo PLVN tổ chức.

*Vậy tiềm năng ca hát ấy trong thời điểm hiện tại như thế nào?

NSƯT Chu Thị Thúy Hà: Hiện nay, hàng năm, có nhiều học sinh ở các tỉnh Tây Nguyên tham gia thi và được đào tạo thanh nhạc tại các Học viện âm nhạc ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, tôi nhận thấy Tây Nguyên có tiềm năng đội ngũ thí sinh rất dồi dào, ngoài những thí sinh được đào tạo chính quy có rất nhiều bạn hát theo bản năng nhưng lại có nội lực rất tốt, hát thẩm âm tốt, cung bậc chuẩn. Nhận định sơ bộ, mỗi tỉnh có khoảng từ 50 - 100 thí sinh đủ điều kiện tham gia Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn”.

*Bà có lời khuyên gì đối với thí sinh dự thi Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” do Báo PLVN tổ chức?

NSƯT Chu Thị Thúy Hà: Để đạt giải trong Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” do Báo PLVN tổ chức, các thí sinh phải chuẩn bị tâm thế vững vàng, biết mình ở vị trí nào so với mặt bằng chung các thí sinh khác. Từ đó, chọn bài hát đúng dòng nhạc Tây Nguyên, đúng sở trường, trường phái của mình thì mới thành công.

Hơn nữa, thí sinh phải có sự tổng hòa giữa: Giọng ca, hình thức, phong cách biểu diễn, biểu cảm, truyền cảm, trang phục, âm thanh, ánh sáng... Thí sinh lưu ý, ngoài giọng ca hay, hình thức cũng rất quan trọng. Vì cái đẹp luôn hấp dẫn người xem và người xem luôn thích cái đẹp. Nếu thí sinh được đào tạo chuyên sâu về âm nhạc trong đêm chung kết có thể thêm phần vũ đạo, hát bè vô can có nhạc sĩ phối âm, hòa khí cho giọng nam, giọng nữ, tôn vinh được giọng ca, hiệu ứng bài hát sẽ tăng lên rất nhiều.

*Để thu hút đông đảo thí sinh cả nước tham gia Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn”, theo bà Báo PLVN cần có giải pháp gì?

NSƯT Chu Thị Thúy Hà: Theo cá nhân tôi, muốn thu hút đông đảo thí sinh trong cả nước nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng tham gia "Tiếng hát Đại Ngàn", Báo PLVN phải làm tốt công tác truyền thông để các thí sinh hoạt động chuyên nghiệp trên lĩnh vực nghệ thuật và thí sinh tự do biết tham gia đăng ký dự thi qua Online hoặc đăng ký trực tiếp.

Ngoài việc tuyên truyền trên các ấn phẩm của Báo PLVN để thu hút hàng triệu độc giả trong cả nước, tôi đề nghị Ban biên tập Báo PLVN nên phối hợp với các phương tiện truyền thông của địa phương như: Báo viết, báo mạng, báo hình, báo nói để phối hợp tuyên truyền được sâu rộng hơn cho sự kiện này.

Mặt khác, Ban Tổ chức Liên hoan "Tiếng hát Đại Ngàn" có thể đề nghị sự hỗ trợ từ Sở VH-TT&DL tại các địa phương để có thêm các "cửa" thông tin, giúp các thí sinh biết đến và tham gia dự thi Liên hoan "Tiếng hát Đại Ngàn".

*Xin trân trọng cảm ơn bà!

*Các giải thưởng nghệ thuật của NSƯT Chu Thị Thúy Hà

Năm 1989: Giải nhất “Giọng hát hay - Người duyên dáng” do Tỉnh đoàn Gia Lai - Kon Tum tổ chức.

Năm 1994: Huy chương Bạc “Liên hoan học sinh, sinh viên các trường nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc “ tại Thủ đô Hà Nội.

Năm 1995: Huy chương Vàng “Hội diễn Ca - Múa - Nhạc chuyên nghiệp toàn quốc “ tại TP Cần Thơ.

Năm 1997: 2 Huy chương Vàng “ Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp Khu vực miền Núi Trung du” tại thành phố Thái Nguyên.

Năm 1999: Giải nhì” Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc - Lần thứ II” tại thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2000: Huy Chương Vàng “Liên hoan học sinh, sinh viên các trường nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc” tại TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2002: Huy chương Bạc “Liên hoan Ca - Múa - Nhạc chuyên nghiệp khu vực miền Trung - Tây Nguyên” tại tỉnh Đắk Lắk.

Năm 2005: Huy chương Bạc” Hội diễn Ca - Múa - Nhạc chuyên nghiệp toàn quốc” tại TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2007: Huy chương Bạc “Liên hoan 3 nước Đông Dương” tại TP Đông Hà, Quảng Trị.

Năm 2009: Huy chương Vàng “Hội diễn Ca - Múa - Nhạc toàn quốc” tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Năm 2012: Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Đọc thêm

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)
(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Ấm tình đoàn kết tôn giáo từ những mái nhà cho người nghèo Bài 2: Từ bi, bác ái bằng những việc làm cụ thể

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Linh mục Gioan Bùi Văn Kế cùng khánh thành nhà tình nghĩa tặng người nghèo ở giáo xứ Đồng Bài. (Ảnh: MTTQ cung cấp)
(PLVN) - Giáo lý nhà Phật đề cao hạnh từ bi. Triết lý Công giáo nhấn mạnh tinh thần bác ái, yêu người. Chia sẻ với PLVN, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho rằng: Qua những việc làm cụ thể của các chức sắc, chức việc đã góp phần phát huy nét đẹp của các tôn giáo và đóng góp vào khối đoàn kết toàn dân tộc.

Xử phạt nghiêm hành vi 'xúc phạm' di tích

Hình ảnh nam ca sĩ đứng trên nóc nhà phố cổ Hội An gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa - Nguồn: FBNV)
(PLVN) - Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra đó là có một bộ phận những cá nhân, thậm chí cả người nổi tiếng để thể hiện “đẳng cấp” đã sẵn sàng lựa chọn cách hành xử phản văn hóa tại chốn linh thiêng, di tích văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng.

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ
(PLVN) -  Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm triệu trái tim người Việt Nam như nấc nghẹn. Biến nỗi đau buồn thành hành động, một số tác phẩm nghệ thuật có một không hai đã ra đời, khắc họa chân dung Tổng bí thư giản dị mà rực rỡ, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu vô bờ của tác giả dành cho Tổng bí thư.

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Du lịch 6 tháng cuối năm và “đòn bẩy” chính sách visa

Hàn Quốc điều chỉnh chính sách visa và thành công chinh phục thị trường du khách Việt. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách.

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.