Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại: Nhiều vấn đề cần xem xét trong quy định về cạnh tranh

(PLVN) -Dự thảo Nghị định 51 về giao dịch hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hoá đang được Bộ Công thương lấy ý kiến góp ý có những nội dung quy định ngoài phạm vi thẩm quyền được giao. Dự thảo Nghị định đặt ra nhiều Điều, khoản điều chỉnh khía cạnh tranh, chống độc quyền; sử dụng những từ ngữ, khái niệm phổ biến của Luật Cạnh tranh năm 2018, tạo cảm giác đây là dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Cạnh tranh, không phải là Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại.

Về đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

Đối với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, dự thảo Nghị định đặt ra những quy định không thống nhất với pháp luật đầu tư, pháp luật doanh nghiệp.

Hiện nay, việc góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực ngành, nghề được quy định tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó. Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, Luật Đầu tư đã quy định tại Phụ lục IV rằng hoạt động Sở giao dịch hàng hóa là ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Nghị định 51/2018/NĐ-CP đã đặt ra điều kiện để giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn góp, cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Sở giao dịch hàng hóa ở mức 49%.

Qua rà soát nội dung của Luật Cạnh tranh, Luật này không quy định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ( /Điều 1 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật này gồm: (1) hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; (2) hành vi cạnh tranh không lành mạnh; (3) tố tụng cạnh tranh; (5) xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; (6) quản lý nhà nước về cạnh tranh). Vì vậy, đối với các quy định về nhà đầu tư nước ngoài trong dự thảo Nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo cần loại bỏ và điều chỉnh các quy định có dẫn chiếu, có “tham khảo” từ Luật Cạnh tranh. Cụ thể:

Khoản 2 Điều 85 của dự thảo Nghị định quy định: “Bất kỳ giao dịch chuyển nhượng, mua lại cổ phần nào của Sở giao dịch hàng hoá đều phải thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế, thẩm định sơ bộ và thẩm định chính thức theo quy định của Luật Cạnh tranh”. Thủ tục thông báo này tương đối giống với các quy định tại Chương V (Tập trung kinh tế) của Luật Cạnh tranh năm 2018, trong đó gồm: trường hợp phải thông báo, gửi hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định sơ bộ, thẩm định chính thức hồ sơ, quyết định về việc tập trung kinh tế. Ngưỡng phải thông báo tập trung kinh tế được xác định theo khoản 2 Điều 33 của Luật Cạnh tranh 2018 và đã được quy định chi tiết tại Điều 13 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.

Các tiêu chí xác định ngưỡng phải thông báo gồm: a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; b) Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên; d) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

Do khoản 1 Điều 85 dự thảo Nghị định quy định nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần của Sở giao dịch hàng hóa không vượt quá tỷ lệ 30%, nên nhà làm luật đặt ra yêu cầu phải thông báo tập trung kinh tế như tại khoản 2 Điều 85 dự thảo Nghị định. Điều này hoàn toàn không đúng với các tiêu chí đã được quy định tại Điều 33 của Luật Cạnh tranh và không thống nhất với quy định tại Điều 13 của Nghị định số 35/2020/NĐ-CP.

Khoản 3 Điều 85 dự thảo quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định việc góp vốn thành lập, chuyển nhượng cổ phần của Sở giao dịch hàng hóa trong khi trường hợp này không thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo Luật Đầu tư 2020.

Do vậy, đề nghị bỏ khoản 2 Điều 85, đồng thời chỉnh sửa cơ bản lại toàn bộ nội dung Điều 85 dự thảo để bảo đảm không trái Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh.

Khoản 2 Điều 86, khoản 2 Điều 87 quy định thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với thành viên kinh doanh hàng hoá tương lai, thành viên môi giới hàng hoá tương lai phải “thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật Cạnh tranh và các quy định pháp luật khác có liên quan”. Các điều, khoản này đặt ra nhiều nội dung chưa thống nhất với Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020, đồng thời lồng ghép nhiều yêu cầu, thủ tục của Luật Cạnh tranh đối với vấn đề đầu tư nước ngoài, dẫn tới nảy sinh chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật chuyên ngành, tạo thêm nhiều thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Đề nghị bỏ khoản 2 Điều 86 và khoản 2 Điều 87 dự thảo Nghị định, đồng thời ra soát, chỉnh sửa lại toàn bộ các quy định về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại hai Điều này để bảo đảm không trái với quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư về quyền của nhà đầu tư nước ngoài, cũng như chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước.

Về vấn đề xử lý vi phạm

Việc xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại (mà hoạt động Sở giao dịch hàng hóa là một loại hoạt động thương mại) đã được quy định tại Chương VIII (Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại) của Luật Thương mại năm 2005; Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP).

Tuy nhiên, các quy định về xử lý vi phạm tại Điều 124 và Điều 126 của dự thảo Nghị định chỉ đơn thuần dẫn chiếu đến các văn bản quy phạm pháp luật khác, trong đó có Luật Cạnh tranh, vừa không thống nhất với pháp luật thương mại, vừa trái với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 8 quy định: “Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có quy định mới”.

Theo đó, dự thảo Nghị định có 11 Điều lồng ghép nhiều nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn chi tiết Luật Cạnh tranh. Các quy định lấn sân này vừa không phù hợp với các điều khoản có liên quan của Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, vừa trái với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, nghiên cứu để bỏ các quy định không thuộc phạm vi quy định chi tiết Luật Thương mại, trong đó có các quy định thuộc phạm vi quy định của Luật Cạnh tranh, để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa nói riêng.

Trong thời gian qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, nỗ lực và quyết tâm xóa bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ta. Do vậy, Bộ Công Thương cần rà soát, phân tích, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung đồng bộ các Luật do Bộ chủ trì soạn thảo như Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Cạnh tranh để cải cách về điều kiện đầu tư kinh doanh thật sự đạt được mục tiêu của Chính phủ cũng như mong muốn, kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Thạc sĩ, Luật sư Hoàng Trọng Thạch

Giám đốc công ty luật Hữu Nghị,

Thành viên Ban quan hệ quốc tế - Đoàn LS TP Hà Nội

Đọc thêm

Sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 23: Hướng tới mục tiêu xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp “đúng, đủ, sạch, sống”

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Sáng 27/9, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia Nguyễn Văn Bốn đồng chủ trì Hội nghị.

Trung tướng Nguyễn Văn Viện:“Khắc tinh” của tội phạm và nỗ lực chặn đứng “cái chết trắng”

Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về ma túy (Bộ Công an):
(PLVN) 35 năm lăn lộn trong lĩnh vực điều tra tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy, với Trung tướng Nguyễn Văn Viện, đó cũng là mối duyên...Như cánh chim không mỏi, anh vẫn ngày đêm bám trụ “mặt trận” đầy nóng bỏng, với ước mong đất nước sẽ không còn bị kiềm tỏa bởi những chiếc “vòi bạch tuộc” chết người.

Bộ Tư pháp sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Bộ Tư pháp sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp
(PLVN) -Hôm nay 27/9, Bộ Tư pháp tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp của ngành Tư pháp.

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội hợp tác với Đoàn luật sư Hà Nội tăng cường truyền thông pháp luật

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Đài PTTH Hà Nội và Đoàn Luật sư Hà Nội nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố diễn ra thành công tốt đẹp.
(PLVN) - Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) Hà Nội và Đoàn Luật sư Hà Nội diễn ra chiều 26/9, tại trụ sở Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố. Ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội tham dự và chỉ đạo buổi lễ.

Talkshow: Kinh doanh có trách nhiệm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Talkshow: Kinh doanh có trách nhiệm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp - Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và TS. Trần Minh Sơn (Bộ Tư pháp), Chủ tịch Hội đồng cố vấn Trung tâm Trọng tài quốc tế PACC, mặc dù chưa có một văn bản chính thức nhưng Việt Nam đã có những quan tâm và những bước đi xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật trong việc hoàn thiện chính sách và pháp luật, thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm vào cuộc sống. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc Tọa đàm với các chuyên gia về vấn đề này.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: “Người mẹ pháp luật” của những trẻ em bị xâm hại

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ
(PLVN) -“Tôi và con gái nợ luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cả cuộc đời” - dòng tâm sự của một bà mẹ có con bị xâm hại gói trọn sự biết ơn, kính trọng đối với người nữ luật sư đã và đang dành rất nhiều thời gian, công sức theo đuổi pháp lý miễn phí cho những số phận trẻ em bị xâm hại, bạo hành.

Dự kiến, tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg vào ngày 27/9

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) -Ngày 24/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc làm việc với Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia về chuẩn bị Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu LLTP tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (Chỉ thị 23).

PGS.TS Trương Hồ Hải: "Nhân dân là trung tâm, là chủ thể chính trong quy trình chính sách"

PGS.TS Trương Hồ Hải
(PLVN) - Theo PGS.TS Trương Hồ Hải, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, để thực hiện được các yêu cầu quan trọng được nêu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Đảm bảo Nhân dân là trung tâm, là chủ thể chính trong quy trình chính sách" của ông về vấn đề này.