Góc khuất ít người thấu hiểu về nghề shipper

Những mánh khóe lừa đảo của chủ shop (hoặc giả danh chủ shop) khiến các shipper lao đao (Hình minh họa)
Những mánh khóe lừa đảo của chủ shop (hoặc giả danh chủ shop) khiến các shipper lao đao (Hình minh họa)
(PLO) -Thương mại điện tử, kinh doanh trên mạng ngày càng phát triển cũng là lúc nghề giao hàng (shipper) “lên ngôi”. Chưa có sự quản lý của cơ quan chức năng nên người dùng dịch vụ lẫn shipper đều phải đối mặt với rủi ro bị lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.

Shipper lừa người, người lừa shipper

Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Hà Nội, Phạm Minh Kiều (24 tuổi, quê ở Thanh Hóa) không xin được việc làm đúng chuyên môn nên vừa đi làm shipper, vừa tranh thủ chạy Grab Bike (dịch vụ xe ôm qua smartphone).

Tâm sự với phóng viên, Kiều cho biết, shipper là một lựa chọn tốt dành cho giới sinh viên và người lao động phổ thông. Chỉ cần một chiếc xe máy, điện thoại, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một shipper.

Mỗi đơn hàng giao trong nội thành có giá từ 20 - 30 nghìn đồng, ngoại thành từ 30 - 40 nghìn đồng, mỗi ngày một shipper nhận giao vài chục đơn thì thu nhập có thể lên tới cả chục triệu đồng/tháng. Tuy thu nhập kha khá nhưng “dấn thân” vào nghề này, không ít lần shipper phải ngậm “quả đắng” khi dính phải những cú lừa của khách hàng, các chủ hàng lừa đảo, hoặc các đối tượng giả danh chủ hàng.

Anh Kiều từng khốn khổ với một khách hàng. Lần đó, anh nhận giao  đồ ăn trưa cho một người đàn ông trung niên ở khu vực Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội). Vị khách hàng này “dụ” anh giao hàng tận nhà rồi kêu mất đồ và đổ cho anh Kiều lấy cắp. Cho đến khi anh chịu bỏ một ít tiền ra trả thì mới được yên lành ra về.

Lợi dụng quy định mỗi đơn hàng, shipper phải đặt cho chủ hàng một khoản tiền tương ứng với giá trị sản phẩm, có chủ hàng đã sử dụng hàng rẻ tiền rồi buộc anh Kiều phải đặt cọc một số tiền lớn, nhưng khi đến nơi, anh không thể liên lạc với khách, quay lại tìm chủ hàng thì cũng không thấy đâu nên đành ngậm ngùi ôm món hàng không xứng với số tiền bỏ ra đặt cọc.

Đối tượng Ngân và những hộp sữa bên trong nhồi cát đen sử dụng để lừa đảo shipper
Đối tượng Ngân và những hộp sữa bên trong nhồi cát đen sử dụng để lừa đảo shipper

Đồng cảnh ngộ với Kiều, Trần Nam, sinh viên Đại học Thủy Lợi kể, sau khi nhận được đơn hàng từ trang “Ship tìm người, người tìm ship”, anh đến nhận hàng và ứng trước 350 nghìn đồng cho chủ hàng. Tuy nhiên, khi tìm đến địa chỉ giao hàng thì không có, số thuê bao cũng không đúng. Vội gọi lại cho chủ món hàng thì điện thoại người này cũng… ò í e. Mở hàng ra thì chỉ là một bọc quần áo rách, cũ. Lúc đó, anh mới biết mình đã bị “sập bẫy” lừa.

“Rút kinh nghiệm, mỗi khi nhận đơn hàng online mình phải cực kì cẩn thận, phải điều tra kĩ thông tin trang cá nhân của chủ hàng. Hai hình thức lừa đảo chính là đưa hàng không đúng giá trị sau đó quỵt tiền ứng, hai là kẹp hàng cấm vào túi hàng. Cả hai cách lừa đều rất nguy hiểm, thấy trường hợp nào nghi ngờ là mình từ chối luôn, không thấy lợi nhuận trước mắt mà làm liều”, Nam cho hay.

Anh Hoàng Tuấn Anh (phố Bạch Mai, Hai Bà Trưng), trưởng một nhóm shipper cho biết, sau vài lần bị đưa vào hoàn cảnh trớ trêu, các thành viên nâng cao cảnh giác hơn bằng việc đưa ra một số quy định cụ thể cho khách hàng biết về địa điểm, số điện thoại, thông tin shop online… Nhưng do có nhiều đơn hàng trong ngày, khách hàng yêu cầu thời gian chuyển hàng nhanh nên không thể kiểm tra hết các mặt hàng được giao.

“Hiện các đối tượng lừa đảo cũng chuyên nghiệp hơn. Có khi họ lập hẳn cả một trang bán hàng ảo, mua cả nghìn lượt like, view nên có khi nhân viên điều hành cũng không thể biết được”, Tuấn Anh cho hay. Ngoài ra, không ít shop nghỉ bán lâu rồi, lượng hàng tồn kho lớn họ cũng sử dụng sim rác để lừa đảo shipper.

Trái lại, không chỉ shipper mới bị lừa mà ngay cả chủ hàng cũng nhiều lần lao đao khi gặp phải những kiểu lừa tinh vi của các shipper. Chị Mai Anh, một người bán hàng thường xuyên trên mạng chia sẻ, cách lừa của những shipper này là chiếm lòng tin của chủ hàng rồi sau đó lấy cớ hết tiền và đề nghị không ứng, nếu chủ hàng đồng ý sẽ “bùng” luôn.

“Sau một thời gian tìm được một shipper “ruột” nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, tôi rất tin tưởng. Hôm đó, tôi cần chuyển mỹ phẩm có giá trị gần 2 triệu đồng thì shipper nói hết tiền ứng nên xin hôm sau sẽ trả luôn thể. Tuy nhiên, hôm sau tôi gọi lại liên tục thì thuê bao không liên lạc được”, chị Mai Anh nhớ lại.

Tương tự là trường hợp của chị Thu Minh, chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh hải sản, sau khi giao lượng hải sản lớn với giá vài triệu đồng cho shipper thì người giao hàng “lặn mất tăm”. Chị Minh liên lạc thì shipper này hẹn đi hẹn lại rồi sau đó khóa máy luôn.

Chị Thu Hằng, một thành viên lâu năm của trang web “Ship tìm người, người tìm ship” cho biết, có hàng chục thành viên là người tuyển ship và đi ship từng bị lừa đảo. Giả làm shipper, hoặc giả làm chủ shop, đây là hai mánh khóe mà kẻ gian thường sử dụng.

Phần lớn tài sản bị lừa là những đơn hàng có giá trị vài triệu tới hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, việc khai báo cơ quan chức năng gặp khó khăn vì nhiều trường hợp không có thông tin cá nhân kẻ gian.

Facebook “Ship tìm người, người tìm ship”
Facebook “Ship tìm người, người tìm ship”

Cơ quan chức năng vào cuộc

Trước tình trạng lừa đảo qua dịch vụ giao hàng tăng cao, cơ quan công an đã vào cuộc và bắt giữ hàng loạt shipper, hoặc đối tượng giả làm chủ hàng thuê shipper để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Đơn cử là trường hợp Nguyễn Ngọc Kim Ngân (SN 1994, ở ngõ chợ Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) bị Công an Quận Ba Đình bắt về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Ngân đã lập một số tài khoản facebook rồi tham gia “Ship tìm người, người tìm ship”. Sau đó, Ngân thu gom quần áo cũ, các sản phẩm mỹ phẩm rẻ tiền... đóng gói sẵn rồi ghi tên, địa chỉ người nhận và số điện thoại “ma” để lừa đảo. Ngân sử dụng sim “rác” hẹn shipper đến trước các cửa hàng kinh doanh quần áo, mỹ phẩm...

Khi shipper đến, Ngân mang hàng từ trong cửa hàng ra và yêu cầu thanh toán trước 1-2 triệu đồng/1 đơn hàng. Không tìm được người nhận hàng, shipper liên lạc lại thì Ngân tắt điện thoại hoặc không nghe máy.

Mới đây, Công an Quận Đống Đa cũng đã tạm giữ đối tượng Trần Đỗ Hùng (SN 1984, trú tại 105-205 C10 tập thể Giảng võ, Ba Đình, Hà Nội) để điều tra làm rõ hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trần Đỗ Hùng đến cửa hàng 14A Trịnh Hoài Đức, Đống Đa mua 10 đôi giầy, giá 2 triệu đồng. Sau đó, Hùng nhờ cửa hàng viết tăng giá thành 12 triệu đồng rồi gửi hàng lại, nói sẽ có người khác đến nhận hàng.

Tiếp đó, Hùng thuê anh Đỗ Đình Liệu (huyện Thường Tín, Hà Nội) giao hàng. Anh Liệu đến cửa hàng lấy giầy, thanh toán 12 triệu đồng cho cửa hàng và đi giao hàng nhưng các địa chỉ đều không có. Không giao được hàng, không liên lạc được với Hùng, anh Liệu quay lại cửa hàng hỏi thì phát hiện mình bị lừa. Anh Liệu đã đến công an trình báo. Mở rộng vụ việc, CQĐT làm rõ, bằng thủ đoạn tương tự, Hùng ít nhất đã lừa đảo 4 nạn nhân khác chiếm đoạt 33 triệu đồng.

Trước đó, Công an Quận Đống Đa cũng đã lập hồ sơ xử lý Lê Xuân Trường (SN 1993, trú tại tỉnh Nam Định) và Hoàng Quốc Huy (SN 1992, trú tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, nhận được trình báo của một số nạn nhân bị shipper lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền lên đến gần 20 triệu đồng, cơ quan công an đã tổ chức điều tra, xác định kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là Trường và Huy.

Cả 2 đối tượng khai nhận, thường lên mạng giả vờ làm shipper, nhận chuyển hàng hóa cho người có nhu cầu. Sau khi nhận hàng, 2 đối tượng không vận chuyển đến nơi khách nhận mà mang hàng đi bán lấy tiền tiêu xài. Các đối tượng này còn giả vờ làm người có nhu cầu tuyển  shipper, sau đó đưa ra những đơn hàng đóng kín không có giá trị hoặc giá trị thấp để đưa cho người nhận vận chuyển. Sau đó, chúng yêu cầu người nhận ship phải đặt cọc tiền từ 1-3 triệu đồng.

Lê Xuân Trường tại trụ sở Công an
Lê Xuân Trường tại trụ sở Công an

Đại diện Công an Quận Đống Đa khuyến cáo, mùa hè sắp tới cũng là khoảng thời gian học sinh, sinh viên đi làm thêm rất nhiều. Không loại trừ những đối tượng lừa đảo khác sẽ sử dụng lại thủ đoạn tương tự để chiếm đoạt tài sản của người khác. Vì vậy, những người nhận việc giao hàng cần chọn lọc cơ hội làm việc, nâng cao cảnh giác kẻo “tiền mất tật mang”.

Đối với mỗi một đơn hàng, shipper phải tìm hiểu thông tin về khách hàng, tìm hiểu kỹ gói đồ mình nhận giao và không bao giờ nhận giao hàng ngoài đường. Nếu đơn hàng cần ứng số tiền lớn, nên viết giấy tờ thỏa thuận đặt một phần tiền kèm giấy tờ tùy thân. Đồng thời, khi phát hiện người nào có hành vi gian dối, cần đến cơ quan công an gần nhất trình báo để được hỗ trợ, xử lý.

Mặt khác, cũng theo CQĐT, nhiều đối tượng shipper lừa đảo với thủ đoạn rất tinh vi như thường xuyên thay đổi địa điểm hoạt động, dùng nhiều sim rác để liên lạc. Mỗi lần lừa đảo số tiền dưới 2 triệu đồng để tránh bị xử lý hình sự. Thậm chí nhiều kẻ gian còn dọa đánh khiến nhiều người sợ hãi, bỏ qua. Những người kinh doanh trên mạng nên tuyển shipper là người quen, có lý lịch rõ ràng tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Trước thực trạng này, thiết nghĩ cơ quan chức năng cũng cần có chế tài cụ thể để quản lý loại hình kinh doanh này, tránh tình trạng biến tướng dẫn đến chiếm đoạt tài sản của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.