Gìn giữ nét đẹp khăn piêu

Truyền dạy thêu khăn piêu và xe vải cho thế hệ trẻ ở xã Viêng Lán, huyện Yên Châu. (Ảnh: Phong Lưu)
Truyền dạy thêu khăn piêu và xe vải cho thế hệ trẻ ở xã Viêng Lán, huyện Yên Châu. (Ảnh: Phong Lưu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiếc khăn piêu không chỉ góp phần làm đẹp cho bộ trang phục truyền thống của người Thái mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được đúc kết, trao truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, nhiều câu lạc bộ dệt thổ cẩm dân tộc Thái được thành lập với mong muốn gìn giữ nét đẹp trên.

Di sản của người phụ nữ Thái

“Piêu” trong tiếng Thái nghĩa là khăn đội đầu. Chiếc khăn piêu mang biểu tượng tinh thần, đồng thời là vật dụng được sử dụng hàng ngày của phụ nữ Thái như che đầu khi mưa, khi nắng, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh; là phụ kiện không thể thiếu của các cô gái Thái, nhất là khi đi chơi, dự lễ hội, tham gia múa xoè, nhảy sạp. Cùng với váy, áo, nón đội, thắt lưng, khăn piêu góp phần tạo nên một nét đẹp, một sắc thái riêng, hấp dẫn về trang phục truyền thống của dân tộc Thái: “Với khăn piêu dịu dàng/Bao chàng trai say đắm/Ước được làm chiếc khăn!”.

Giống như cách làm thổ cẩm truyền thống, khăn piêu được dệt từ sợi bông, sau đó nhuộm chàm. Tới khi vải khô, phụ nữ Thái mới bắt đầu thêu lên những hoa văn sặc sỡ. Để hoàn thành một chiếc khăn piêu, người phụ nữ Thái phải mất 3 tháng dệt vải, thêu thùa, tự tìm kiếm cho riêng mình những màu sắc, đường nét thích hợp nhất.

Ngay từ khi con gái còn bé, người mẹ đã truyền dạy cách thêu thùa, may vá, dệt vải làm khăn. Việc học thêu khăn piêu là một quá trình nhận thức và rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, tính kiên nhẫn, chăm chỉ của cô gái Thái. Đến năm 15, 16 tuổi, các cô gái Thái đã thành thạo việc dệt vải, thêu thùa, may vá, tự tay làm khăn piêu để chuẩn bị lấy chồng. Có 3 loại hoa văn được thêu trên mỗi chiếc khăn piêu là tà leo, cút piêu và sai peng. Trong đó tà leo là vật trừ đuổi tà ma, bảo vệ thần hồn cho người đội khăn; cút piêu là phẩm vật cao quý của người bề trên và sai peng là dây tình của đôi lứa.

Thêm yêu văn hóa dân tộc

Ngày nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, quá trình giao thoa văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại của nhiều sản phẩm thủ công truyền thống, trong đó có chiếc khăn piêu của dân tộc Thái. Việc tạo ra một chiếc khăn piêu theo cách làm thủ công truyền thống cũng gần như không còn, thay vào đó là những chiếc khăn piêu được làm từ vải và chỉ mầu công nghiệp.

Lo ngại những chiếc khăn piêu được làm từ vải công nghiệp sẽ không giữ lại được vẻ đẹp mộc mạc truyền thống, sự tinh túy, nhiều chị em người Thái đã thành lập câu lạc bộ (CLB) dệt thổ cẩm dân tộc Thái với mong muốn gìn giữ “hồn” chiếc khăn piêu. Các CLB tựa như ngôi nhà chung để chị em cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết làm nghề, hăng say lao động cải thiện kinh tế gia đình.

Chị Lô Thị Nga ở bản Bộng (xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) tâm sự: “Với mong muốn giữ lại nghề truyền thống, sau những ngày mùa màng bận rộn, tôi lại dành thời gian ngồi vào chiếc khung cửi để học dệt thổ cẩm, thêu thùa, may vá những chiếc khăn piêu, váy, áo cóm”.

Bà Lò Thị Xuân, bản Boong Xanh, xã Chiềng Pằn (Yên Châu, Sơn La), Chủ nhiệm CLB “Yêu văn hóa Thái cổ Mường Vạt - Yên Châu” chia sẻ: “Hiện nay, CLB có 60 thành viên với nhiều lứa tuổi khác nhau là những người yêu, am hiểu văn hóa Thái của xã Chiềng Pằn, Chiềng Đông, Viêng Lán, Sặp Vạt và thị trấn Yên Châu. CLB là nơi tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, truyền dạy hát Thái và tổ chức dạy thêu khăn Piêu, dệt vải cho con cháu”.

Chị Hoàng Thị Trường, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Viêng Lán (Yên Châu, Sơn La) Chủ nhiệm CLB chia sẻ: “Hiện chúng tôi đang truyền dạy cho gần 20 bé gái cách thức thêu khăn piêu truyền thống. Ngoài ra, còn hướng dẫn các điệu múa truyền thống liên quan đến khăn piêu để các em thêm yêu văn hóa của dân tộc mình. CLB “Mô hình nét đẹp khăn piêu” là mô hình điểm của Hội LHPN huyện Yên Châu triển khai tại xã Viêng Lán và nhân rộng trong thời gian tới”.

Chị Lương Thị Hảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho hay: Hội Phụ nữ xã Thành Sơn hiện có gần 600 hội viên thì có đến gần 60% là hội viên dân tộc thiểu số. Xuất phát từ thực tế hầu hết chị em phụ nữ ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào thời vụ, lúc nông nhàn thì chị em có nhiều thời gian rảnh rỗi, cùng với muốn gìn giữ nghề truyền thống, Hội LHPN xã Thành Sơn phối hợp với Hội LHPN huyện Anh Sơn và Trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm, Hội LHPN tỉnh Nghệ An đã tổ chức 2 lớp đào tạo nghề cho hơn 60 chị em phụ nữ dân tộc Thái trong xã và thành lập CLB dệt thổ cẩm với hơn 30 thành viên. Hiện nay toàn xã có hơn 10 khung dệt, là sản phẩm thủ công nên những mặt hàng do các chị làm ra đều rất đắt hàng, ngoài mục đích khôi phục lại nghề truyền thống còn mang lại nguồn thu nhập cải thiện đời sống...

Văn hoá các dân tộc thiểu số là tài sản quý giá góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng mà thống nhất của nền văn hoá các dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc là việc có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ “bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số” theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đề ra.

Đọc thêm

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.