Gương sáng Pháp luật

‘Gieo chữ’ giữa đại ngàn Trường Sơn

Các cô đến từng nhà động viên tinh thần phụ huynh học sinh đưa con em đến trường.
Các cô đến từng nhà động viên tinh thần phụ huynh học sinh đưa con em đến trường.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giữa đại ngàn Trường Sơn, thầy, cô giáo cùng các chiến sĩ quân hàm xanh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đang từng ngày nỗ lực mang tình yêu thương, rèn từng nét chữ, giúp học sinh vùng cao có được kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống.

Tâm thế sẵn sàng của giáo viên “cắm bản”

Những ngày này, các thầy cô giáo Trường PTDT bán trú Tiểu học Trường Sơn (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đang tích cực đến từng nhà để tuyên truyền, vận động bà con đưa con em đúng độ tuổi đến lớp.

Trường PTDT bán trú Tiểu học Trường Sơn (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh).

Trường PTDT bán trú Tiểu học Trường Sơn (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh).

Hơn 15 năm rời phố lên “gieo chữ” giữa đại ngàn Trường Sơn, cô giáo Nguyễn Thị Yến (điểm trường Cổ Tràng, Trường PTDT bán trú Tiểu học Trường Sơn) cho biết, học sinh ở trên này hầu hết là con em dân tộc thiểu số. Nhiều phụ huynh sẵn sàng để con em nghỉ học phụ giúp gia đình thay vì đến trường học tập. Do đó, việc vận động để học sinh đến lớp là điều không dễ dàng.

“Để giúp con chữ đến với học sinh, bản thân em luôn tự trau dồi kiến thức, học tiếng đồng bào nhằm gần gũi hơn, hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con trong bản. Từ đó, mình dễ dàng hơn trong quá trình động viên, giải thích kỹ việc học cho phụ huynh học sinh”, cô Yến chia sẻ.

Với cô giáo Nguyễn Thị Như Quỳnh (điểm trường Cổ Tràng, Trường PTDT bán trú Tiểu học Trường Sơn), sau hơn 10 năm “cắm chốt”, điều cô vui nhất là bà con nơi đây trọng tình nghĩa, chất phát, hiền lành, học sinh thì mong muốn tìm đến con chữ. Bởi vậy, học xong đại học, cô rời thành phố, về lại nơi chôn rau cắt rốn để cống hiến cho giáo dục.

Các cô dạy dỗ học sinh bằng cả tấm lòng, sự tâm huyết.

Các cô dạy dỗ học sinh bằng cả tấm lòng, sự tâm huyết.

Cô Quỳnh trải lòng: Khi giáo viên đến dạy vùng đồng bào dân tộc, phải luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, đến với các em bằng tấm lòng, tâm huyết. Bắt tay, chỉ việc các em từ những điều nhỏ nhất, vì học sinh nơi đây xuất phát điểm không giống miền xuôi.

“Hơn nữa, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, phụ huynh vẫn cho con em đi học, giao con em cho mình dạy bảo, chăm sóc. Vì thế, mình cũng phải sẵn sàng vượt qua mọi rào cản để đem lại những điều tốt nhất cho các con sau này”, cô Quỳnh nói.

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho năm học mới

Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Trường Sơn Nguyễn Thị Thu cho biết, trường có 8 điểm dạy học, 21 lớp với 320 học sinh, trong đó có 220 học sinh con em người đồng bào Vân Kiều.

Với những thầy cô từ miền xuôi lên “cắm bản”, trường sẽ bố trí chỗ ở nội trú và những điểm dạy thuận lợi, đồng thời động viên tinh thần từng thầy cô trong quá trình tham gia giảng dạy.

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón học sinh bước vào năm học mới.

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón học sinh bước vào năm học mới.

“Các thầy cô ở đây vừa là giáo viên, vừa là người đồng hành với các em. Không chỉ về chuyên môn, mỗi giáo viên ở đây đều trau dồi thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống, kiến thức mới giúp hiểu được tâm tư, tình cảm của bà con trong bản”, cô Thu nói.

Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Trường Sơn thông tin thêm, để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho năm học mới, ngay từ giữa tháng 8, chương trình hành trang cho học sinh vào lớp 1 đã được nhà trường triển khai, thực hiện. Học sinh lớp 1 được đến lớp để làm quen, chuẩn bị những tiết học đầu tiên. Trường đồng thời lập danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn để bố trí giáo viên đến nhà vận động, giải thích, ngăn học sinh bỏ học.

Dấu ấn người lính quân hàm xanh

Những năm qua, nhiều chương trình, dự án hỗ trợ bà con biên giới phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững. Đồn Biên phòng Làng Mô (BĐBP Quảng Bình) đã đưa đảng viên Đồn Biên phòng về "cắm bản" (sinh hoạt tại các chi bộ bản giữ chức Phó Bí thư Chi bộ) và thực hiện có hiệu quả chương trình "Nâng bước em đến trường và con nuôi Đồn Biên phòng", Đề án "Cán bộ, chiến sỹ Quân đội nâng bước em tới trường"...

Em Hồ Quyết, học sinh lớp 9, được Đồn Biên phòng Làng Mô chăm sóc toàn diện theo chương trình “Nâng bước em đến trường”.

Em Hồ Quyết, học sinh lớp 9, được Đồn Biên phòng Làng Mô chăm sóc toàn diện theo chương trình “Nâng bước em đến trường”.

Đến nay, đã có 7 đảng viên được tăng cường về cơ sở giữ chức danh Phó Bí thư Chi bộ tại các bản. Trên các cương vị khác nhau tại địa phương, cán bộ, đảng viên quân hàm xanh đã và đang phát huy vai trò, trách nhiệm, có nhiều đóng góp quan trọng trong xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, bảo đảm bình yên địa bàn, đặc biệt là hỗ trợ tinh thần và vật chất cho các em học sinh.

Đã thành thông lệ, vào đầu năm học mới, Đồn biên phòng Làng Mô phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các trường trên địa bàn để dọn dẹp vệ sinh, trang trí khánh tiết, phục vụ cho lễ khai giảng năm học mới. Đồng thời, Đồn biên phòng bố trí cán bộ, chiến sĩ tham gia lễ khai giảng để trao số tiền hỗ trợ đầu tiên cho các cháu. Ngoài ra còn mua cặp, sách vở, dụng cụ học tập và quần áo mới đảm bảo cho các cháu vào năm học mới một cách tốt nhất.

Các thầy cô “cắm bản” mang những hoài bão và ước vọng một tương lai tươi sáng hơn cho các em.

Các thầy cô “cắm bản” mang những hoài bão và ước vọng một tương lai tươi sáng hơn cho các em.

“Hiện đồn biên phòng Làng Mô đang hỗ trợ 45 cháu, trong đó có 1 cháu được nuôi trực tiếp tại đơn vị, 5 cháu theo chương trình “nâng bước em đến trường” và 39 cháu trong đề án”, Trung tá, Nguyễn Trung Dũng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Làng Mô cho biết.

Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, các thầy cô cùng các chiến sĩ quân hàm xanh nơi đại ngàn Trường Sơn (Quảng Bình) đang chuẩn bị tốt nhất để các em đến lớp, rèn từng nét chữ, học được kiến thức, kỹ năng sống, với những hoài bão và ước vọng một tương lai tươi sáng hơn.

Đọc thêm

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động
(PLVN) -  Chiều 10/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ ký Chương trình phối hợp dưới sự chủ trì của GS. TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

'Ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết'

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, từ cán bộ, công chức đến học sinh, sinh viên và các tổ chức cá nhân hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ. Dẫu ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.

Hiệu trưởng cùng viên chức, người lao động Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

TS. Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Nhà trường kêu gọi toàn thể viên chức, người lao động, học viên, sinh viên các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo của Trường chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại.
(PLVN) - Sáng 11/9, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên cùng lãnh đạo các đơn vị, lãnh đạo các bộ môn Trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, hưởng ứng lễ phát động ủng hộ đồng bào của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hơn 400 học sinh bị ảnh hưởng sau sự cố sập cầu Phong Châu

Cầu Phong Châu nhìn từ trên cao sau sự cố sập cầu (Ảnh: Xuân Hồng)
(PLVN) - Hiện có 419 học sinh trên địa bàn huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) bị ảnh hưởng do sự cố sập cầu Phong Châu. Ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ đã bố trí cho các em học tạm tại các trường khác cho đến khi sự cố được khắc phục.

Thầy Hiệu trưởng viết tâm thư dặn học trò cách ứng xử sau bão số 3

Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 của Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Như một người cha chia sẻ với các con của mình, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (ĐHSP Hà Nội) nhắn nhủ học sinh nên bình tĩnh, bớt phàn nàn trước những khó khăn do bão số 3 để lại, thay vào đó cần biết cách tự bảo vệ mình. Thầy cũng không quên nhắc học sinh nên chia sẻ việc nhà với cha mẹ, tiết kiệm thời gian và tiền để giúp đỡ những người khó khăn...

Để giáo viên không còn tâm lý e ngại học bạ số

Theo Bộ GD&ĐT, hiện có 69% các tỉnh thực hiện thí điểm được học bạ số.(Ảnh minh họa - Nguồn: PV)
(PLVN) -  Ông Thái Văn Tài -Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, triển khai học bạ số giúp giảm áp lực hồ sơ, sổ sách cho giáo viên; giúp tăng tính minh bạch, bảo mật trong công tác quản lý và giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin một cách khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ học nếu trường chưa đảm bảo an toàn

Cây đổ sau bão tại Trường THCS Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.
(PLVN) - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu, trường học nào chưa đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn, trước mắt chưa tổ chức dạy học cho học sinh. Trong hôm nay, các trường học trên địa bàn Hà Nội ngay từ sáng nay đã gấp rút làm công tác dọn dẹp và chuẩn bị đón học sinh trở lại.

Chuyện dài… thiếu giáo viên

Lớp học đơn sơ của cô trò vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam). (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2024 - 2025, số giáo viên còn thiếu so với năm học 2023 - 2024 tăng 19.856 giáo viên (GV). Thực tế, hầu hết các địa phương đều rơi vào tình trạng thiếu rất nhiều GV nhưng vẫn thừa chỉ tiêu biên chế chưa tuyển dụng từ năm này sang năm khác...

'Ánh sáng' từ lớp học xóa mù chữ

Lớp học xóa mù chữ đem lại hy vọng cho những người DTTS, nông dân ở vùng quê nghèo.
(PLVN) - Biết đọc, biết viết là “chìa khóa” mở ra cánh cửa tương lai mỗi người. Vậy mà ở trên các rẻo cao hay vùng nông thôn nghèo, còn đó những người đã lớn tuổi nhưng vẫn không biết chữ. Mỗi ngày, bên ánh đèn sáng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, người dân lại cùng nhau đến lớp xóa mù chữ. Nơi đây đã trở thành căn nhà ánh sáng, mang đến hy vọng về tương lai cho họ.

Rèn đạo đức và văn hóa liêm chính từ nhà trường

Học sinh THPT đều đã được giảng dạy về đạo đức liêm chính, phòng chống tham nhũng. (Ảnh minh họa - HT)
(PLVN) - Trong bối cảnh việc thực hiện giáo dục liêm chính có nhiều thách thức như hiện nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho rằng, quan trọng nhất của giáo dục liêm chính là lấy giáo dục tích cực làm dòng chủ đạo. Ngoài ra, cần gia tăng giáo dục pháp luật, thực hiện pháp luật, nghiêm minh của thực thi pháp luật.