Rất nhiều “sạn” trong bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”.
Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”.
(PLVN) - Những ngày qua, dư  luận đang “nóng” lên vì bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều với những hạt “sạn” được khuyếch đại trong sự phán xét nặng nề của các trang facebook và một số tờ báo. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có cái nhìn nghiêm túc, khách quan và xây dựng về sách giáo khoa (SGK). Tuy nhiên, trên thực tế, không chỉ có tập Cánh Diều lớp 1 mới có “sạn”. Bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXB Giáo dục Việt Nam - cũng có rất nhiều “sạn” lớn. 

Nhiều từ ngô nghê, thô thiển

16 chuyện kể trong SGK tập 1 (như: Con quạ thông minh, Cô chủ không biết quý tình bạn, Chó sói và cừu non, Hai người bạn và con gấu…), ai cũng biết là có tác giả nhưng trong lúc Luật bản quyền rất coi trọng quyền tác giả thì lại không có truyện nào được ghi tên tác giả.

Nhiều giáo viên (GV) than thở dạy bộ “Kết nối tri thức tri thức với cuộc sống” mệt mỏi. Có cô giáo viết báo: “30 năm qua, chưa bộ sách nào nặng thế”, “cả cô, trò, phụ huynh cực kì vất vả”. Cụ thể, 15 tuần học xong toàn bộ chữ và vần - tốc độ nhanh như điện: rất nhiều bài học 3 vần hoặc 4 vần. Trong khi sách cũ chỉ dạy mỗi bài 2 vần, và dạy 24, 25 tuần mới xong.

Sách nặng còn do nội dung vô lý. Cô M (Hà Nội) than thở: “Học sinh  (HS) chưa hề biết chữ, vậy mà mở đầu bài nào cũng phải nói, phải đọc nhại theo cô vài lượt 1 câu nào đó”. Ví dụ: Nam và Hà ca hát. “Dưới gốc đa, các bạn chơi dung dăng dung dẻ. Chưa từng có SGK nào trong lịch sử Việt Nam có lối dạy kì quặc thế.

Trong SGK Tiếng Việt 1 của “Kết nối tri thức với cuộc sống”, các bài học chữ, vần, từ rất rườm rà. Học sinh phải làm quá nhiều việc. Nhìn tranh, HS không nói được nên GV phải nói thay, phải hỏi nhiều, quá mệt.

Phần từ ngữ trong bài quá rậm rịt: từ có hình, từ không có hình, nhiều từ ngô nghê, đọc lên nghe rất thô thiển, kì quặc: lươn, rướn, sườn, vượn, hướng, phượng, sương, tưởng/ khèn, sen, nến, nghển, chí, mịn, cún, vun / khóm, vòm, nộm, tôm, bờm, rơm/ làng, rạng, sáng, bằng, rặng, vẳng, hẫng, tầng, vâng. hoạt, khoát, toán, xoan, choắt, hoắt, ngoằn, thoăn...

Phần bài đọc, viết “chia dĩa” nhưng trên bàn thấy mấy cái đĩa rất to, dĩa thì phải căng mắt nhìn mới thấy. Chắc nhiều giáo viên, phụ huynh người miền Nam cứ tưởng nói về những cái đĩa, vì tiếng Nam bộ thì dĩa có nghĩa là đĩa.

Bài trang 145 viết rất phi lý: Ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc. Ông mặt trời nhô lên từ biển thì biển phải màu hồng chứ sao lại xanh biếc?

- Một đặc điểm nữa là sách thường ra những câu hỏi khó, hay đặt câu hỏi vì sao với lớp 1 và khá hóc búa: Vì sao voi phải nộp mạng cho hổ? Những từ ngữ nào chỉ vóc dáng của voi và của khỉ? Trong câu chuyện trên, em thích con vật nào nhất? Vì sao?

Một điểm nữa giáo viên rất kêu là Vở bài tập (VBT) đáng phải hỗ trợ HS đọc, hiểu tốt hơn SGK, thì tác giả lại ra bài tập lạ hoắc, khác hẳn SGK, nên học sinh phải làm thêm 2 bài tập mới. Bài học đã nặng càng thêm nặng. Nhiều phụ huynh và học sinh than: “Thừa giấy vẽ voi”.

Khó khăn cho học sinh 

Còn đây là VBT bài 1: 2 bài tập  này khác hẳn bài tập trong SGK và không hề dễ với lớp 1. Câu lệnh của bài tập 2 cũng rất ẩu làm người lớn cũng không biết phải giải bài tập như thế nào nữa: “Lệnh cho gà con phải đi đúng đường có chữ a những đường đi đúng lại có cả a nhỏ và A hoa. Bên cạnh đó, bộ SGK Tiếng Việt “Kết nối tri thức vừa ra đời” đã lập tức có 3 bộ VBT đi kèm.

Trong đó có 2 bộ khủng, chỉ có 2 màu, và mỏng còn chưa bằng một nửa độ dày của SGK, nội dung nhạt nhẽo, tào lao, nhưng không rõ vì sao giá thành đắt một cách phi lý so với SGK: 2 cuốn SGK Kết nối... (tập 1, 2): 59.000, 2 cuốn VBT gắn với SGK (26.000) + 2 cuốn Vở Thực hành TV (60.000) +  2 cuốn VBT (66.000) = 152.000 đồng.

Xem SGK Tiếng Việt “Kết nối tri thức” có thể tìm thấy rất nhiều bài tập học sinh lớp 1 không thể làm được trong bộ SGK Tiếng Việt Kết nối tri thức. Ví dụ: Bài tập 1, trang 174 yêu cầu trẻ vừa ghép chữ để tìm tên con vật, vừa thêm dấu thanh.

Chả biết trẻ có đủ khả năng nói đúng tên 11 con vật trong tranh không: chó sói, cá rô...? Xem hình thì đến người lớn biết hết tên con vật rồi còn khó tìm được đủ tên 11 con vật khi ghép các ô chữ, trẻ con lại còn phải thêm dấu thanh trên những tên đó nữa thì chắc càng bó tay.

HS chưa được học vần khó, nhận biết được mặt chữ đã là phúc, lại đòi các em tự đi tìm từ có vần oac, oăc, oam, oăm, ươ, oach, oăng? thì thật đánh đố. Các vị thử xem con em mình có tìm được không? Chính mình tìm có dễ không?

Đó là chưa kể tới, bài tập ô chữ rất không phù hợp với tâm sinh lý trẻ lớp 1. Trẻ em lớp 1 nghịch ngợm, hiếu động đâu chịu ngồi im đọc cả trang chữ dày đặc của 1 bài tập, có câu lệnh dài tới 4 dòng, phải đọc để đoán ra từng từ, rồi kiên nhẫn điền từng chữ vào hơn 50 ô, không được nhầm lẫn, phải viết khớp chữ với từng hàng, mà có đến những 6 hàng. Để tìm được từ cho hàng 1 phải đọc tới 6 dòng lục bát và đoán đó là gì? Đoán đâu có dễ. Bạn hãy thử đoán câu từng câu xem mất bao lâu? 

Đề kiểm tra cuối năm cho lớp 1 cũng có độ dài tới 3 trang. Còn có thể nhặt tiếp rất nhiều viên “sỏi” là những bài tập quá nặng khác nữa, không phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ lớp 1 trong SGK “Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức”. 

Trong nhiều ngày qua, sách giáo khoa (SGK) môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều (Sách do GS. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành) bị cộng đồng phản ứng gay gắt khi có một số nội dung chưa phù hợp.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có Công văn số 4090/BGDĐT-GDTH ngày 9/10/2020 yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 rà soát, báo cáo trước ngày 17/10/2020.  

Thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hội đồng thẩm định đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. Cuối cùng, Hội đồng thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn.  

Cụ thể, chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để giáo viên có thể thay thế một số đoạn/bài đọc cho phù hợp hơn với học sinh lớp 1 như bài “Cua, cò và đàn cá” trang 115, bài “Hai con ngựa” trang 157, bài “Lừa, thỏ và cọp” trang 163,…; thay thế một số từ ngữ khó hiểu, ít dùng như từ “nhá”, “nom”, “quà… quà”, “chén”…  

 Hội đồng thẩm định cũng đề nghị tác giả khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn hoặc các đoạn/bài “đa nghĩa”, nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng Văn học Việt Nam.  

Bộ GD&ĐT yêu cầu nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi Hội đồng thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.

Cũng trong buổi họp thống nhất nội dung này vào ngày 15/10, Bộ GD&ĐT, Hội đồng thẩm định và Nhóm tác giả SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều đưa ra thông điệp cảm ơn các nhà khoa học, các bậc phụ huynh, giáo viên và nhân dân cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến, chỉ ra những nội dung chưa phù hợp với yêu cầu giáo dục học sinh trong SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều.  

 Bộ GD&ĐT mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý để SGK ngày càng hoàn thiện, góp phần triển khai thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. (Theo Tin tức)

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?