Những chuyển biến tích cực trong các nhà trường Quân đội

Học viên Học viện Hải quân bảo vệ luận văn Thạc sĩ bằng tiếng Anh.
Học viên Học viện Hải quân bảo vệ luận văn Thạc sĩ bằng tiếng Anh.
(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) trong quân đội giai đoạn 2011-2020 (gọi tắt là Chiến lược), công tác GD-ĐT của quân đội đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Để có trò giỏi phải có thầy giỏi

Bộ Quốc phòng (BQP) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển GD-ĐT trong Quân đội, giai đoạn 2011-2020. Nội dung của Chiến lược xác định rõ, phấn đấu đến năm 2020, 100% giảng viên các học viện, trường sĩ quan, trường đại học có trình độ đại học, trong đó hơn 60% trình độ sau đại học (trong đó có 25% trở lên là tiến sĩ); thực hiện 100% giảng viên giảng dạy đại học có trình độ sau đại học; 90% giáo viên các trường cao đẳng, trung cấp, trường quân sự quân khu, quân đoàn có trình độ đại học, trong đó 25% trình độ sau đại học. Các học viện, trường sĩ quan bảo đảm 100% giảng viên sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng theo chuyên ngành... 

Xây dựng đội ngũ nhà giáo quân đội trí tuệ, chính quy, mẫu mực là nhiệm vụ có tính cốt lõi trong sự nghiệp GD-ĐT của quân đội. Những chỉ tiêu trên đặt ra cho hệ thống nhà trường quân đội nhiệm vụ không nhỏ về công tác xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đòi hỏi các trường và bản thân từng giáo viên, giảng viên phải thực sự nỗ lực, cố gắng mới có thể hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu Chiến lược đã đề ra.

Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, qua 10 năm thực hiện Chiến lược cho thấy, số lượng nhà giáo luôn đáp ứng đủ nhu cầu của công tác GD-ĐT, có tỷ lệ dự phòng phù hợp với từng cấp học, từng chuyên ngành đào tạo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin... đối với đội ngũ nhà giáo được đặc biệt chú trọng.

 So với năm 2011, số lượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ tương đương IELTS 5.0 trở lên tăng 10,62%. Hiện nay, tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học trong toàn quân đã tăng 20,71%; tỷ lệ cán bộ quản lý giáo dục có trình độ sau đại học tăng 11,65% so với năm 2011. 

Các học viện, trường sĩ quan đều có tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học cao hơn so với mục tiêu xác định trong Chiến lược (học viện đạt 73,22%; trường sĩ quan đạt 61,46%). 

Toàn quân trong 10 năm qua đã xét, đề nghị công nhận chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) đối với 523 nhà giáo (37 GS, 486 PGS); đề nghị trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (NGND), Nhà giáo Ưu tú (NGƯT) đối với 63 nhà giáo (5 NGND, 58 NGƯT); công nhận 1.104 nhà giáo đạt danh hiệu Nhà giáo giỏi cấp bộ. Kết quả đó đã góp phần động viên, khích lệ đội ngũ nhà giáo tiếp tục phấn đấu, cống hiến cho công tác GD-ĐT và nghiên cứu khoa học trong quân đội.

Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược, chất lượng GD-ĐT trong quân đội có những chuyển biến tích cực, đồng đều trên tất cả các mặt, một số chỉ tiêu hoàn thành vượt mức. Học viên tốt nghiệp ra trường có số lượng, cơ cấu hợp lý, bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có tư duy sáng tạo, có trình độ, kiến thức quân sự, chính trị, khoa học, chuyên môn kỹ thuật, nhất là trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin, khả năng tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Theo Trung tướng Trần Hữu Phúc, Cục trưởng Cục Nhà trường, nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ là nhiệm vụ vừa cấp thiết trước mắt, vừa cơ bản lâu dài. Đây là một trong những khâu đột phá để đổi mới căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo trong các nhà trường quân đội, góp phần xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị, trước hết là các nhà trường trong toàn quân cần quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về vấn đề này. 

Những năm qua, các học viện, nhà trường đã quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 89/CT-BQP ngày 9/11/2016 của Bộ trưởng BQP về nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường quân đội. 

Với sự tích cực, chủ động của các nhà trường, đến năm 2019 đã có một số nhà trường (5 trường) đề nghị được đưa môn Ngoại ngữ vào thi tốt nghiệp. Việc cử nhà giáo đi học tập, bồi dưỡng ở các trường trong và ngoài quân đội, đi học tập, đào tạo ở nước ngoài, đi thực tế ở các đơn vị cũng được thực hiện tích cực, với gần 8.100 lượt cán bộ, giảng viên, giáo viên tham gia. 

Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu đã tích cực rà soát chất lượng đội ngũ nhà giáo và đã tham mưu với bộ, tổ chức được 125 lớp tập huấn, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, phương pháp nghiên cứu khoa học... cho gần 9.350 lượt nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong toàn quân. 

Vì vậy, công tác dạy và học ngoại ngữ trong các trường Quân đội đạt nhiều hiệu quả, thiết thực, tạo cơ sở, động lực để thúc đẩy phong trào học tập ngoại ngữ trong toàn quân. Nhiều học viện, nhà trường đã trở thành điển hình trong phong trào học tập ngoại ngữ, như: Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hải quân, Trường Sĩ quan Thông tin... 

Học viện Quân y đã xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo tiên tiến cho bác sĩ nội trú và cao học; tổ chức giảng dạy và bảo vệ luận văn bằng tiếng Anh. Đồng thời, Học viện Quân y còn triển khai và hoàn thiện một số giáo trình song ngữ dành cho đối tượng bác sĩ đa khoa như cuốn nội khoa, ngoại khoa… Hiện có nhiều bộ môn, khoa trong nhà trường đăng ký viết mới giáo trình song ngữ và đang trong giai đoạn triển khai, hoàn thiện.

Đến nay, các đối tượng đào tạo đại học, sau đại học trong các học viện, trường Quân đội từng bước đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ; đó là cơ sở, nền tảng cơ bản để cán bộ Quân đội nghiên cứu, khai thác hiệu quả vũ khí, trang bị, khí tài hiện đại và làm tốt công tác đối ngoại quốc phòng.

Học viện Kỹ thuật Quân sự, những năm gần đây, việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên trên các tạp chí uy tín quốc tế thuộc danh mục ISI, SCOPUS đã trở thành hoạt động thường xuyên. Nhiều học viên đã tự tin viết và bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp, luận văn, luận án bằng ngoại ngữ. 

Ngày càng nhiều hội thảo quốc tế được nhà trường đăng cai, tổ chức thành công. Các đội tuyển Olympic tiếng Anh, tiếng Nga của học viện luôn có kết quả cao trong các cuộc thi cấp toàn quân trong hai năm qua… 

10 năm qua, các học viện, nhà trường đã triển khai nghiên cứu và tổ chức nghiệm thu gần 1.100 nhiệm vụ, đề tài khoa học, sáng kiến cấp Nhà nước, cấp Bộ và hàng chục nghìn đề tài, sáng kiến cấp ngành và cấp cơ sở, công bố khoa học trong nước và quốc tế. 

Phong trào nghiên cứu khoa học của học viên có nhiều chuyển biến tích cực; số lượng học viên đạt giải cao trong hội thi, hội nghị về khoa học ngày càng tăng, có nhiều đề tài, sáng kiến được ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn; kết quả học viên các trường đã đạt 629 giải thưởng khoa học trong hội thi, hội thao, trong đó có 247 giải quốc tế, 41 giải quốc gia, 341 giải cấp Bộ Quốc phòng và nhiều giải cao trong Hội thi Tuổi trẻ sáng tạo...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tìm lối đi cho phân luồng học nghề phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là mục tiêu của HS, phụ huynh. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, để chủ trương “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” tại Nghị quyết số 29 sớm trở thành hiện thực, vừa qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm luồng trung học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…