Nhiều trường mầm non tư thục ngưng hoạt động, giáo viên đôn đáo tìm kế sinh nhai

Cô giáo phải đi bán cam trong thời gian học sinh nghỉ học.
Cô giáo phải đi bán cam trong thời gian học sinh nghỉ học.
(PLVN) - Học sinh được nghỉ do dịch Covid- 19, nhiều trường tư thục không có nguồn thu đã phải đóng cửa. Đời sống của giáo viên trường tư thục ngày càng khó khăn phải bán hàng online, bán giày dép, nấu nước bán thêm…

Trường mầm non tư thục tạm dừng hoạt 

Trong khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều trường mầm non tư thực gặp nhiều khó khăn. Tiền thuê mặt bằng, chi trả bảo hiểm, trả lương cho giáo viên mầm non cũng “ngốn” hàng trăm triệu đồng/tháng. Vì vậy, một số hiệu trưởng, chủ trường mầm non tư thục chọn phương án tạm dừng hoạt động. 

Mới đây, Trường mầm non Cô Tiên (thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) ra thông báo đến phụ huynh tạm ngưng hoạt động từ ngày 1/3/2020. Lý do trường đưa ra là trường mầm non Cô Tiên không đủ điều kiện để chi trả bảo hiểm, trả lương cho giáo viên trong thời gian nghỉ dịch bệnh, vì không có nguồn thu.

Trường mầm non thông báo tạm ngưng hoạt động.
 Trường mầm non thông báo tạm ngưng hoạt động.

Theo cô Thủy Tiên, chủ trường mầm non Cô Tiên: “Nếu có hết dịch, quay trở lại hoạt động thì cũng không đủ giáo viên để làm nữa. Nghề giáo viên mầm non vốn dĩ đã rất áp lực. Nên sau khi dịch bệnh kéo dài mà có hết đi nữa, các cô cũng khó quay lại nghề do đã kiếm được một nghề khác thu nhập ổn định hơn”.

Đồng hoàn cảnh trên, trường mầm non Việt Mỹ (đường Lê Văn Khương, phường Hiệp Thành, quận 12, TP HCM) cũng thông báo tạm, ngưng hoạt động từ ngày 1/3/2020. Nhà trường thông báo sẽ trả lại hồ sơ, học phẩm của các bé trong các buổi sáng, bắt đầu từ ngày 9/3 đến hết ngày 14/3/2020.

Giáo viên "cầm cự" trong mùa dịch Covid – 19

Chia sẻ với những khó khăn của giáo viên, không ít chủ trường phải chấp nhận lỗ, cầm cự hoạt động của trường mầm non. Như trường hợp của cô Thùy Linh – Chủ đầu tư trường mầm non Cho Con (Đồng Nai) chia sẻ phải bán xe ô tô của gia đình được hơn 100 triệu để cầm cự hoạt động của trường.

Hay một số hiệu trưởng chấp nhận cho giáo viên trả nhà trọ chuyển đến ở trường mầm non trong thời gian các bé nghỉ học. Như trường hợp của cô Nguyễn Hoàng Lăng Viên (Hiệu trưởng trường mầm non Mỹ Đức, TP HCM).

Theo cô Viên, để tạo điều kiện cho giáo viên có thêm thu nhập, đích thân cô đóng vai thương lái về quê lấy cam, xoài, măng cụt…  mang lên cho các cô bán. Một số cô khác thì ban ngày đến nhà phụ huynh giữ con, tối lại về trường ở…

Một số giáo viên mầm non mặc dù được số tiền hỗ trợ từ nhà trường nhưng vẫn không đủ trang trải chi phí sinh hoạt, nhiều cô chuyển hướng sang kinh doanh. Từ bán các sản phẩm túi xách, giày dép… trên trang cá nhân Facbook để có thêm thu nhập đến nhập hàng rau, củ, quả sạch… dưới quê để bán kiếm lời các cô đều làm chỉ để “cầm cự” trong thời gian chờ học sinh trở lại trường. 

Cô giáo mầm non dựng quầy bán nước ngay trước cổng trường.
Cô giáo mầm non dựng quầy bán nước ngay trước cổng trường.

Cô Thanh Thị Kim Anh (23 tuổi, quê Bình Thuận) cho biết, do nghỉ học dài ngày nên các cô bàn nhau nấu nước, mua thêm nước rửa tay, giày dép, áo quần về bán để kiếm thêm. Để bắt mắt, các cô nhờ chú bảo vệ dựng lều rồi trang trí thêm cho đẹp, những thanh tre nhỏ, lá dừa lợp mái… đều tận dụng từ lễ hội mùa xuân trước tết của trường. 

Trong khi đó, cô giáo Bích Phương (SN 1996, quê Gia Lai) cùng đồng nghiệp dựng tấm biển “giải cứu giáo viên mầm non” tại trường Mầm non tư thục Ngôi nhà trẻ thơ ở quốc lộ 1A, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP HCM.

Giải thích về tấm biển, cô Phương cho biết: “Mình và các cô đặt bảng này chủ yếu là để vui thôi. Mình thấy nhiều nơi giải cứu nông sản như sầu riêng, dưa hấu, thanh long… nên mới nghĩ ra dòng chữ này. Trong mùa dịch, các con không đi học, nên các cô giáo nghĩ cách bán thêm gì đó để kiếm thu nhập. 'Giải cứu' là mong mọi người đến ủng hộ quầy nước của tụi mình chứ không có nghĩa gì sâu xa hết”.

Đọc thêm

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.