Hồng Kông: Trường học đóng cửa, phụ huynh muốn hoàn học phí

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Email chồng chất, phía công ty gọi điện liên tục, công việc ngập đầu nhưng những đứa trẻ của Jackie Yang không chịu ngồi yên học bài để cô tập trung làm việc.

Phụ huynh đòi trả lại học phí

“Mẹ ơi, con không đăng nhập được máy tính”, hay “Mẹ ơi, in bài tập cho con”… Cứ như thế liên tục cả ngày khiến cô Jackie Yang không tài nào hoàn thành công việc. Cô Yang làm công việc kiểm soát rủi ro cho một ngân hàng Trung Quốc vốn đã rất áp lực. Tuy nhiên, dịch bệnh Corona khiến các con của Yang không thể đến trường, buộc cô phải ở nhà trông con và làm việc từ xa.

Không phải chỉ mình Yang, hàng ngàn phụ huynh khác ở Hong Kong cũng cùng chung hoàn cảnh tương tự suốt vài tháng trở lại đây. Bọn trẻ phải nghỉ học ở nhà 1 tháng nay. Các trường học khắp thành phố đóng cửa và hiện tại chưa có kế hoạch mở cửa quay trở lại trong khoảng 2 tháng tới. Ban đầu, việc học của bọn trẻ bị gián đoạn khi các cuộc biểu tình chống chính quyền nổ ra, giờ đây lại càng tệ hơn vì nỗi ám ảnh virus Corona bao trùm đặc khu hành chính này.

Chưa hết, một vấn đề nữa khiến những bậc phụ huynh như cô Yang đau đầu, đó chính là học phí cho bọn trẻ. Hiện tại, học phí các trường học ở Hong Kong ở mức đắt đỏ với 20.000USD/năm và vì bọn trẻ đang nghỉ học ở nhà nên các phụ huynh lo lắng rằng, không biết các trường học sẽ giải quyết như thế nào. 

Đặc biệt là những phụ huynh có điều kiện cho con theo học trường quốc tế, lại càng sốt ruột hơn nữa. Ngoài học phí, họ phải trả phí cho bữa trưa, xe buýt và hàng loạt các hoạt động khác. Họ nói rằng, những đứa trẻ không đi học, tại sao phụ huynh vẫn phải trả tiền. Từ đó giấy lên các cuộc tranh luận về việc bên nào sẽ phải gánh chịu gánh nặng tài chính trước sự gián đoạn chưa từng có này.

“Tôi chẳng có lúc nào để nghỉ ngơi. Trên thực tế chúng tôi đang phải cùng con học tại nhà. Tất cả các bậc cha mẹ đều tức giận và cảm thấy bất lực”, cô Yang chia sẻ. 

Một số phụ huynh yêu cầu nhà trường trả lại tiền, nếu không phải là học phí thì ít nhất cũng là các khoảng phí hỗ trợ, vốn cũng lên tới hàng ngàn USD. Cô Yang cũng tham gia vào một nhóm phụ huynh yêu cầu nhà trường hoàn tiền các dịch vụ mà con cái họ không được nhận trong giai đoạn nghỉ học này, chẳng hạn như tiền ăn và tiền xe đưa đón. Bên cạnh đó, họ còn muốn các trường cắt ngắn kỳ nghỉ lễ Phục sinh và nghỉ hè để bù đắp lại quãng thời gian này.

Cho đến nay, yêu cầu của các phụ huynh vẫn không được đáp ứng. Phía trường học nói rằng, họ vẫn phải trả lương cho giáo viên và hợp đồng đối với bên thứ 3 của nhà trường đã được ký kết từ trước, ví dụ như đơn vị cung cấp xe đưa đón học sinh hoặc bên cung cấp thực phẩm…

Hàng loạt bất cập khác 

Một số trường quốc tế cố gắng giảm thiểu thiệt hại bằng cách lập nên các lớp học trực tuyến và mô phỏng như một lớp học bình thường, bao gồm giờ giải lao, các giờ học văn, toán, anh, thể dục, âm nhạc… như thường lệ. Một số trường khác làm các video hướng dẫn để giúp học sinh làm theo. Tuy nhiên, biện pháp này có vẻ không được hiệu quả. 

Đầu tiên, các giáo viên phải làm việc nhiều hơn cả khi đi dạy. Cụ thể như cô Divya Hira, giáo viên tại Trường Korean International ở Hồng Kông cho biết: “Chúng tôi đang phải làm gấp đôi công việc so với thường ngày. Học sinh liên lạc với giáo viên suốt cả ngày khi cần khiến chúng tôi liên tục phải túc trực trên máy tính để giải đáp mọi thắc mắc và bài tập cho học sinh”.

Tiếp đó, học online là nhằm giảm thiệt hại cho nhà trường và giúp học sinh vẫn đảm bảo việc học tập trong thời gian nghỉ học. Nhưng trên thực tế, việc này đều không khiến nhà trường và phụ huynh hài lòng. Việc học online rất bất cập, trong khi trước đây cha mẹ phải mất rất nhiều thời gian để bọn trẻ hạn chế tiếp xúc với màn hình máy tình thì nay đột nhiên họ phải chấp nhận cho bọn trẻ con ngồi trước màn hình máy tính 7-8 tiếng/ ngày. Trong khi đó, bọn trẻ luôn cần bố mẹ hỗ trợ, khiến các bậc phụ huynh điên đầu. Điển hình như cô con gái của Yang, đang là học sinh lớp 1, khi học trực tuyến qua mạng, Yang lúc nào cũng phải kè kè bên cạnh để cùng con hoàn thành bài tập và in tài liệu. 

“Hầu hết các bậc phụ huynh đều không đòi hoàn lại học phí. Tuy nhiên, vấn đề gây chia rẽ ở đây là họ có hài lòng với việc học trực tuyến của con mình hay không”, Benny, một phụ huynh của 2 con tuổi thiếu niên, chia sẻ. 

Tình trạng đình trệ học hành khiến nhiều bậc phụ huynh ở Hong Kong tính cho con ra nước ngoài để học. Một số bậc phụ huynh chọn Singapore, nơi các trường học vẫn mở dù có nhiều ca nhiễm Corona hơn so với Hong Kong. Học hành là việc không thể đừng đối với các bậc phụ huynh, nhất là những người có con chuẩn bị thi chuyển cấp hoặc có ý định du học nước ngoài. 

Không giống như chiến tranh thương mại hay biểu tình, các bậc phụ huynh sốt ruột hơn bao giờ hết khi con họ không thể tới trường vì Corona. Do vậy, nếu các nhà lãnh đạo Hong Kong vẫn tiếp tục cho đóng cửa trường học đến tháng 4, tháng 5, có lẽ rất nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế sẽ tìm cách cho con ra nước ngoài học tập.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.