Giang hồ hoàn lương tạo uy giúp người

Tâm cố gắng cải tạo để được ra tù trước 2 năm. Trở lại với đời, với thiện tâm của mình, anh đã đi chắp cánh cho những ước mơ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ nhiều người nghèo khó.

Từng bất trị, nổi tiếng nghịch ngợm, phá phách, trộm cắp, đánh nhau..., Phạm Gia Tâm phải trả giá bằng những năm tháng lao tù. NhưngTâm đã cố gắng cải tạo để được ra tù trước 2 năm. Trở lại với đời, với thiện tâm của mình, anh đã đi chắp cánh cho những ước mơ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ nhiều người nghèo khó.

Giang hồ một thủa vẫy vùng

Trước khi tiếp xúc và nói chuyện với Tâm về những dự định của anh, tôi đến gặp bà Tôn Nữ Thị San (người gốc Huế) là mẹ của Tâm. Bà San cho biết, bản tính của Tâm rất hiền lành, nhưng chỉ vì nghịch ngợm rồi dần dần mới học những cái xấu để đến nỗi sa ngã, phạm tội. Nói về con trai, những giọt nước mắt không ngừng lăn trên má bà San, người đã lấy chồng và theo chồng ra Bắc từ năm 1954 và sinh sống ở phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.

ẹhj

Hai vợ chồng anh Tâm được bà con ngoài chợ yêu mến.

Cả hai ông bà đều là nhà giáo, có nề nếp. Phạm Gia Tâm khi còn trẻ đã để hai ông bà phải lo lắng, suy nghĩ nhiều. Khi Tâm phạm tội, phải đi tù, ông bà lại là người đợi chờ từng ngày, đứa con lầm lạc trở về.

Qua câu chuyện của bà San và những người thân trong gia đình, quá khứ lầm lạc của Tâm rất có nhiều điểm “nhấn”. Nó thể hiện tư chất thông minh nhưng cũng không kém phần táo tợn của anh. Vì mong muốn cho con thay tâm đổi tính, chí thú làm ăn, bà San bàn với chồng và đã tìm cho Tâm một người vợ hiền lành, chịu khó khi anh mới 19 tuổi.

Nhưng tính toán của cha mẹ anh đã không được như mong muốn, Tâm chẳng những không thay đổi tính nết, mà có phần ngang ngược hơn, ăn chơi bạo liệt hơn, ngay cả khi cậu con cả chào đời. Tâm thường tổ chức cờ bạc, chích hút, đánh nhau... và một lần bị bắt, phạt cải tạo một năm ở trại giam Cầu Gồ (Yên Thế, Bắc Giang). Được trả tự do trở về, anh vẫn như con ngựa bất kham, đua theo chúng bạn, bỏ mặc vợ con và dần dần lập ra một băng cướp táo tợn, hoạt động tung hoành trên tuyến xe khách Hà Nội - Lạng Sơn và một số nơi khác.

Năm 1989, khi thực hiện một vụ cướp lớn ở Gia Lâm (Hà Nội), Tâm bỏ trốn vào Thanh Hóa, nhưng không bao lâu đã bị bắt và kết án 20 năm tù giam. Tháng 9/1989, anh bị đưa vào Trại giam số 5 (Thanh Hóa). Tâm luôn tìm cách quậy phá, tổ chức đánh nhau, cờ bạc... luôn luôn có tên trong danh sách những phạm nhân xấu. Anh bị phạt thêm 2 năm 6 tháng tù.

Năm 2003, khi vợ anh - chị Nguyễn Thị Châm vào thăm, thông báo cậu con trai lớn mắc bệnh suy thận và phải chạy thận hàng tuần ở bệnh viện Bạch Mai. Bố mẹ cũng đã già yếu, người vợ nuôi con thay chồng tù tội cũng đầy mệt mỏi sau biết bao ngày lam lũ. Đây thực sự là quãng thời gian Tâm suy nghĩ nhiều về cuộc đời mình.

Tâm khao khát được trở về đường hoàn lương. Có lúc, anh đã phải khóc thầm đấm ngực, khi hiểu ra, mình đã quá nhẫn tâm với người thân và nửa đời người làm một kẻ bỏ đi. Thế rồi chính anh lại là người giúp đỡ giám thị nơi anh đang cải tạo, trong việc giữ gìn trật tự trại. Bởi ở đó, nhiều người quậy phá, quấy rối, không nghe lời, tổ chức đánh nhau...

Phạm nhân Phạm Gia Tâm đứng lên động viên tinh thần các phạm nhân khác, khích lệ họ cố gắng cải tạo tốt để được hưởng khoan hồng. Việc làm của anh có kết quả, và với tất cả những gì đã làm được, Tâm được giảm 2 năm 6 tháng tù.

Tháng 9/2009 Tâm trở về quê, khi cha anh mất được hơn một tháng. Không được gặp người đã sinh thành ra mình lần cuối là một nỗi dằn vặt quá lớn, điều đó cũng làm anh chán nản. Anh đã dốc rất nhiều tiền của anh em vào cờ bạc. Rồi chính người mẹ nhân từ đã giáo hóa anh, là điểm tựa và chỉ ra đường đi cho anh. Tâm đã nghe ra và cảm thấy những lời chỉ dạy của mẹ thật chí lý. Nếu không, anh đã lại phạm sai lầm.

“Cái uy giang hồ cũng có ích”

Trở về trong vòng tay đùm bọc của người thân, với bản tính thương người, tư chất thông minh, Phạm Gia Tâm đã có điều kiện để phát huy khả năng của mình. Đặc biệt hơn có lẽ là việc anh đã góp phần gìn giữ trật tự an ninh trên địa bàn thị xã Từ Sơn và những vùng lân cận. Anh bảo: “Có cái uy giang hồ cũng có ích. Dù giờ đây tôi không còn sống kiểu giang hồ, nhưng có tôi thì một số đối tượng trộm cắp, móc túi, nghiện hút cũng phải... tránh”.

Nhìn cách làm việc của Tâm, tôi chưa thấy phạm nhân nào trở về đời thường lại có cái “uy” như anh. Cái “uy” đó thể hiện ở chỗ, anh giờ như ông chủ của một tập đoàn nhỏ. Nào là lãnh đạo một nhóm thu vé chợ Giầu ở phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh; nào là chỉ huy một nhóm kinh doanh sinh vật cảnh, rồi một số người rửa, bơm vá xe; rồi giúp đỡ một người phụ nữ tật nguyền mở quầy bán nước.

Anh lại bỏ tiền xây dựng một khu vui chơi giải trí phục vụ cho trẻ em, giúp đỡ nhiều gia đình tìm được con cái bỏ nhà đi lang thang, giải quyết những xung đột của những người tham gia buôn bán trong khu vực chợ.

Biết ơn gia đình và quê hương

Để có thể sống tốt, sống hòa đồng và được nhiều người tôn trọng như ngày hôm nay, Phạm Gia Tâm rất biết ơn gia đình và quê hương. Gia đình thì đùm bọc, động viên, quê hương thì mở rộng vòng tay giúp đỡ. Giờ đây, với công việc ngập đầu, Tâm thường phải dậy từ lúc 2h sáng và khoảng 4h thì sang gặp mẹ.

Người mẹ lại nghe con báo cáo công việc hôm trước đã làm được và chỉ ra việc nào đã đúng, việc nào chưa. Rồi người mẹ mang nỗi đau nhớ con suốt 20 năm đó lại uốn nắn cho Tâm đi đúng đường, Tâm cũng sẵn lòng vâng nghe như một đứa con sắp sửa bước vào đời.

Lúc này, anh cũng nhìn thấy những việc mình nên làm. Độ đó, khu dân cư số 1 phường Đông Ngàn bên cạnh chợ Giầu đang phải đối mặt với ô nhiễm vì rác thải, bên cạnh lại là nơi tập kết gà, vịt của dân buôn bán, rất mất vệ sinh. Đây vốn là khu giãn dân nhưng vẫn còn bỏ trống, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Đông Ngàn trước đây từng giao cho Hội Cựu chiến binh phường cải tạo làm bãi đỗ xe nhưng không thành.

Nhận thấy nơi này đang bị bỏ không rất phí phạm, lại gây ô nhiễm, anh Tâm đã xin UBND phường Đông Ngàn cho mượn, xây dựng chợ tạm cho các hộ dân, và khi TX. lấy đất sẽ tự động dỡ bỏ. UBND phường chấp nhận, anh Tâm thuê máy xúc, san ủi bằng phẳng, xây dựng chợ tạm cho dân vào buôn bán. Đống rác lớn gây ô nhiễm cũng được chuyển đến một vị trí tập kết hợp lý, không còn phiền nhiễu người dân nữa.

Làm được chợ tạm, anh Tâm cũng tạo công ăn việc làm cho khoảng 30 người trong “tập đoàn” của mình với mức lương khá. Cuối năm 2009, Tâm còn giúp dân làm chợ Tạm ở khu vực Phù Lưu, dựng hơn 100 lán tạm cho bà con kinh doanh buôn bán. Với người già, anh biếu không số tiền lán và miễn luôn tiền vé chợ. Dịp Tết 2011, anh Tâm bỏ mấy chục triệu ra mừng tuổi bà con kinh doanh, buôn bán nhỏ ở chợ, khiến ai cũng hể hả vui mừng.

Tâm đang hoàn thành nốt thủ tục để thành lập Công ty TNHH Thành Trung. Công ty cũng đang xây dựng mô hình tập đoàn, gồm Trung tâm Giới thiệu việc làm; Trung tâm đào tạo nghề miễn phí... Thêm nữa, anh lại là người khởi xướng việc chơi họ từ thiện. Đây cũng là cách để anh giúp đỡ những người muốn kinh doanh mà chưa có vốn, hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống có khả năng vươn lên, ổn định kinh tế gia đình.

A. Khoa

Đọc thêm

Bắt tạm giam đối tượng đâm người tình vì 'cuồng ghen'

Cán bộ Công an đang ghi lời khai bị can Nguyễn Trọng Nghĩa.
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang mới tống đạt các Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Nguyễn Trọng Nghĩa (SN 2002, cư trú: xã Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) về tội “Cố ý gây thương tích”.

Cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh hầu tòa

Cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh hầu tòa
(PLVN) -  Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai cùng các đồng phạm trong vụ án khai thác và tiêu thụ trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng apatit.

Sức mạnh cảm hóa trên hành trình cải tạo, hoàn lương: Bài 4: Bản lĩnh người quản lý nhóm phạm nhân mang án chung thân

Thiếu tá Cấn Văn Quang - Quản giáo Đội 31, Phân trại 1, Trại giam Yên Hạ (C10 - Bộ Công an). (Ảnh: Ngọc Nga).
(PLVN) - Đội 31 thuộc Phân trại 1 Trại giam Yên Hạ (C10, Bộ Công an) tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; mà Thiếu tá Cấn Văn Quang đang quản lý, là một tập thể đặc biệt. Đội 31 gồm 35 phạm nhân, với 90% phạm nhân đang thụ án chung thân, một số người từng 2 - 3 lần phải chấp hành án tù; từng phạm các tội ma túy, hiếp dâm, giết người, cướp tài sản… Phạm nhân đặc biệt, nên người quản lý các phạm nhân này bản lĩnh cũng phải đặc biệt.

Có 6 tiền án nhưng vẫn không bỏ nghề 'đạo chích'

Cơ quan công an tống đạt quyết định bắt đối tượng Nguyễn Đình An (giữa).
(PLVN) - An đã có 06 tiền án về tội Trộm cắp tài sản, đối tượng hoạt động lưu động liên tỉnh với thủ đoạn tinh vi, lợi dụng thời gian và các tuyến đường vắng người để tránh hệ thống camera an ninh, sau đó tìm sơ hở của người dân để trộm cắp tài sản.

Vướng lao lý vì... sở thích 'bình thường'

2 khúc ngà voi châu Phi - một trong các sản phẩm ĐVHD bị người dân phát hiện tại nhà đối tượng qua livestream. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Trong đời sống hàng ngày có những hành động tưởng chừng như bình thường trong mắt nhiều người: sử dụng thuốc có nguồn gốc từ động vật hoang dã (ĐVHD), đeo trang sức, trang trí nhà cửa bằng tiêu bản ĐVHD, nuôi ĐVHD ngoại lai làm thú cưng... thì đều là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, là mối đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của đất nước.

Chóng mặt - lừa đảo mạng xã hội

Tội phạm mạng lừa đảo có kịch bản và có hội nhóm.
(PLVN) - Một ngày, chị Hải Anh (Hà Nội) nhận được tin nhắn làm quen qua facebook của một chàng trai “bị vợ bỏ” và đang “gà trống nuôi con”. Chàng kém chị 6 tuổi. Sáng sáng, chàng đưa con đi học (có tài xế riêng) và facetime với chị. Chàng nghiêm túc, điển trai, rủ rỉ tới nỗi chị đã nghĩ hay chàng phải lòng mình thật…

Tìm nạn nhân bị đối tượng Lê Đình Hải lừa

Lê Đình Hải thời điểm bị bắt giữ (Ảnh: Công an Đà Nẵng).
(PLVN) -  Ngày 18/5, Công an Đà Nẵng phát thông báo tìm bị hại liên quan đến vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do bị can Lê Đình Hải (26 tuổi, trú TP Hồ Chí Minh) thực hiện thông qua việc kêu gọi tiền từ thiện.

Sức mạnh cảm hóa trên hành trình cải tạo, hoàn lương: Bài 3: Vị trung tá giáo dục phạm nhân bằng trách nhiệm, tình cảm chân thành

Trung tá Chấn bồi hồi nhớ lại thời điểm đầu khi phụ trách Đội phạm nhân (Ảnh: Ngọc Nga)
(PLVN) - Để cảm hóa phạm nhân, không chỉ bằng chính sách nhân đạo nhân văn của Đảng và Nhà nước, không chỉ bằng xây dựng môi trường giáo dục của hệ thống trại tạm giam, mà còn bằng sự tận tình của từng quản giáo, cán bộ chiến sĩ (CBCS) làm nhiệm vụ quản lý phạm nhân.

Trong vòng 10 ngày thực hiện 4 vụ trộm cắp tài sản

Hai bị cáo Lò Văn Đoàn và Nguyễn Văn Chung tại toà.
(PLVN) - Sáng ngày 17/5/2024, TAND huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo Lò Văn Đoàn (SN 1993, trú tại xã Thôn Mòm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) và Nguyễn Văn Chung (SN 2000, trú tại xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) về tội “Trộm cắp tài sản”.