Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu trên biển

Một tàu chở than lậu bị BĐBP bắt giữ
Một tàu chở than lậu bị BĐBP bắt giữ
(PLO) - Tình trạng buôn lậu trên tuyến biển diễn ra rất phức tạp với nhiều phương thức thủ đoạn. Các đầu nậu thường sử dụng tàu có trọng tải lớn, trang thiết bị hiện đại để vận chuyển hàng lậu như xăng dầu, than... Vì vậy, bắt giữ được tàu buôn lậu, cơ quan chức năng thu được tang vật với số lượng “khủng”. 

Đầu nậu cấu kết buôn lậu

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) quốc gia, hoạt động buôn lậu trên biển diễn ra ở một số loại mặt hàng gồm than, xăng dầu, thuốc lá...

Riêng mặt hàng xăng dầu do lợi nhuận cao, đầu nậu trong nước cấu kết với các đối tượng người nước ngoài (Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia) sử dụng tàu, thuyền không treo cờ quốc tịch hoặc tàu cá hoán cải, gia cố thêm téc chứa bí mật để chứa dầu lậu mua của các tàu nước ngoài tại các vùng biển giáp ranh. 

Một phần xăng dầu lậu được bán trực tiếp cho các tàu cá của ngư dân hoạt động đánh bắt xa bờ. Tinh vi hơn, các đầu nậu trong nước lập nhiều các tổ chức có tư cách pháp nhân kinh doanh xăng, dầu ở các địa phương, lợi dụng việc mua bán, vận chuyển giữa các công ty để hợp pháp hóa số dầu lậu mua từ nước ngoài về tiêu thụ trong nội địa.

Mỗi khi tàu chở xăng, dầu lậu về đến vùng biển Việt Nam, chúng lập tức thông báo cho các tàu nhỏ hơn ra địa điểm quy ước trước để sang mạn, chia nhỏ đưa vào đất liền, tàu ra nhận hàng mang theo hợp đồng, chứng từ mua bán khống. Sau khi nhận dầu, các đối tượng hoàn thiện hợp đồng, chứng từ phù hợp với lượng hàng vừa nhận để chuyển về kho hoặc mang đi tiêu thụ.

Ngày 21/3/2016, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 4 đã tạm giữ 6 tàu cá gồm 3 tàu cá Thái Lan và 3 tàu cá Việt Nam được cải hoán để buôn bán dầu lậu. Ba ngày trước, lực lượng Cảnh sát Biển đã bắt quả tang các phương tiện trên đang sang mạn dầu trái phép tại vùng biển Tây Nam cách Nam Hòn Khoai khoảng 80 hải lý. 25 thuyền viên trên 3 tàu Thái Lan không có hộ chiếu, giấy tờ tùy thân.

Ngày 18/4/2016, tại vùng biển Côn Đảo, lực lượng trinh sát Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phát hiện tàu dầu V.Lucky do đối tượng 53 tuổi, quốc tịch Thái Lan làm thuyền trưởng đang bán dầu DO cho tàu cá TG 90377TS do ông Lê Thanh Hoàng (45 tuổi, quê Tiền Giang) làm thuyền trưởng. Tại thời điểm bị bắt giữ, tàu V.LUCKY đang chứa khoảng hơn 200.000 lít dầu DO. Thuyền trưởng cả 2 tàu không xuất trình được giấy tờ hợp lệ chứng minh nguồn gốc về số hàng hóa kể trên.

Vô vàn chiêu trò

Thượng tá Vũ Đức Đua - Hải đội trưởng Hải đội 2, Bộ đội biên phòng (BĐBP) TP Hải Phòng cho biết: “Các đối tượng buôn lậu lợi dụng đêm tối, trời mù, thời tiết xấu cho tàu, thuyền ra các vùng biển giáp ranh với nước ngoài để thực hiện hành vi giao dịch. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, các đối tượng vi phạm thường hợp thức hóa hồ sơ trên bờ trước để đối phó, gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình xử lý vi phạm”.

Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên biển gặp rất nhiều khó khăn, vì các đối tượng buôn lậu dùng mọi thủ đoạn nhằm trốn tránh pháp luật. Các chủ đầu nậu thường không trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm mà chỉ gián tiếp thông qua thuyền trưởng, người áp tải hàng hoặc công ty trung gian.

Các đối tượng buôn lậu thường lợi dụng cung - cầu thị trường tăng cao và sự sơ hở của lực lượng chức năng để tăng tần suất vận chuyển trái phép hàng hóa. Nổi lên trên vùng biển Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nam có dấu hiệu gia tăng cả về số vụ và số đối tượng. Hoạt động này diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng khác nhau như: Xăng dầu, khoáng sản, gỗ, hàng tiêu dùng, thực phẩm, gia cầm, pháo nổ, thuốc lá điếu, ma túy. 

Thủ đoạn của các đối tượng vi phạm liều lĩnh, tinh vi khó lường. Để hợp thức hóa hàng lậu, các đối tượng quay vòng hồ sơ, hóa đơn, chứng từ vận chuyển trong nước đưa hàng hóa không có nguồn gốc hợp pháp đi tiêu thụ. Không những thế, phương tiện vận chuyển cũng được các đối tượng đầu tư kỹ lưỡng, thường là phương tiện có máy công suất lớn. Các đối tượng buôn lậu thường neo đậu tàu, thuyền ngoài khơi, sau đó thực hiện hành vi trung chuyển hàng lậu sang các tàu nhỏ, đặc biệt với mặt hàng xăng dầu, rất khó để lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.

Có trường hợp, các đối tượng thuê phương tiện của nước ngoài, giả làm tàu cá Việt Nam, đi vào thời điểm đêm tối, sóng to, gió lớn gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Để đánh lạc hướng điều tra của lực lượng chức năng, các đối tượng thường thay đổi tên và số phương tiện, tuyến hành trình, cho phương tiện chạy lòng vòng trên biển, chờ thời cơ tẩu tán hàng.

Trong khi những kẻ buôn lậu sẵn sàng trang bị nhiều phương tiện rất hiện đại như tàu thuyền công suất lớn, gắn ra đa, định vị hiện đại, chịu được sóng to gió lớn thì trang thiết bị của lực lượng chống buôn lậu hiện tại có nhiều bất cập. Tàu tuần tra, kiểm soát trên biển được trang bị số lượng không nhiều, đa số kích thước nhỏ, khả năng chịu sóng kém, chỉ chịu được sóng cấp 5, cấp 6 tốc độ thấp và không thể ra khơi xa do khả năng chứa nhiên liệu ít.

Có lần trong quá trình truy đuổi các đối tượng buôn lậu, khi sóng to gió lớn, tàu chống buôn lậu của lực lượng Hải quan bị nước tràn vào trong khoang, vừa đi vừa phải bơm, hút nước, đồng thời phải đảm bảo làm sao đuổi bắt bằng được các đối tượng vi phạm. Do đó, việc tuần tra kiểm soát và truy bắt các tàu buôn lậu không thể thực hiện trên biển liên tục trong thời gian dài.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.