Cuộc chiến khốc liệt với 'ma tốc độ' vùng biên

Ở biên giới Tây Nam, hàng lậu có thể được vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường thủy.
Ở biên giới Tây Nam, hàng lậu có thể được vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường thủy.
(PLO) - Các “trùm” buôn lậu không xuất đầu lộ diện mà thuê những nông dân nghèo đai vác, vận chuyển hàng lậu từ biên giới vào nội địa. Vì mưu sinh, một lực lượng đông đảo nông dân đã trở thành những “ma tốc độ” chuyên chở hàng lậu cho các “ông trùm” khiến việc xử lý của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. 

Vẫn diễn biến phức tạp

Báo cáo sáu tháng đầu năm của các cơ quan chức năng chống buôn lậu cho thấy dù “không còn ngang nhiên, công khai, thách thức lực lượng tuần tra” như trước nhưng tình hình buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu tại các tuyến biên giới vẫn còn diễn biến phức tạp.

Nếu như dân buôn lậu khu vực Tây Nguyên chủ yếu buôn lậu gỗ thì tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Tây, “thượng vàng, hạ cám” cái gì bán được cũng bị buôn lậu, nhưng nhức nhối nhất là nạn buôn lậu thuốc lá và đường. Điểm nóng buôn lậu miền Tây là các tỉnh Long An, Tây Ninh, An Giang… 

Tại Long An, hàng lậu thường được tập kết tại xã Mỹ Quý Đông (huyện Đức Huệ), bến Bầu Dài (huyện Đức Hòa) trước khi được vận chuyển bằng vỏ lãi theo kênh Xáng và bằng xe máy theo những tuyến đường lớn về TP HCM. 

Tại Tây Ninh, khu vực hoạt động rầm rộ nhất của các đối tượng vận chuyển hàng lậu là vùng giáp ranh giữa huyện Bến Cầu và Trảng Bàng (Tây Ninh) với tỉnh Long An. Chỉ riêng xã Phước Chỉ (huyện Trảng Bàng) mỗi ngày có hàng trăm thùng thuốc lá lậu được vận chuyển từ biên giới bằng đường sông vào tập kết trong đất liền. 

Tại An Giang, điểm nóng buôn lậu là TP Châu Đốc. Cách đường biên khoảng 1km, bên kia biên giới là “thủ phủ hàng lậu” Tà Mâu có tiếng. Chợ gò Tà Mâu (thuộc ấp Tà Mâu, xã Pung Xăng, huyện Bray Chusa, tỉnh Takeo, Campuchia) nằm trên khu gò nổi với gần 100 ngôi nhà sàn bê tông, cốt thép kiên cố, bán đủ thứ hàng lậu. Từ đây, hàng lậu có hai con đường vào nội điạ gồm: đường bộ và đường thủy. Về đường bộ, hàng lậu được “đai vác” qua biên giới, sau đó được các “ma tốc độ” vận chuyển về Châu Đốc rồi tuồn về Cần Thơ, TP HCM...

Về đường thủy, hàng hóa được đưa qua biên giới theo những tuyến kênh chính từ gò Tà Mâu theo các đường mương về các bến cặp trên kênh Vĩnh Tế gồm TP Châu Đốc, huyện Tịnh Biên, hoặc theo kênh Tà Suông - Campuchia về huyện An Phú. 

Mùa nước nổi sẽ là mùa “làm ăn” cao điểm của dân buôn lậu. Khi nước ngập mênh mang, vỏ lãi chạy chỗ nào cũng được nên việc chặn bắt đối tượng vận chuyển hàng lậu rất khó khăn. Đó cũng là thời điểm gian truân nhất của lực lượng phòng, chống buôn lậu. 

Điểm đến của hàng lậu là TP HCM trước khi tỏa đi các địa bàn khác. Đường Học Lạc (quận 5, TP HCM) được xem là một trong những điểm tập kết hàng lậu lớn nhất tại TP HCM. Sau khi bị kiểm tra liên tục, điểm tập kết thuốc lá lậu tại Học Lạc mới giải tán, đối tượng buôn lậu mới chuyển hướng sang các khu vực khác.

Đội quân “ma tốc độ” 

Các đối tượng đầu nậu không trực tiếp thực hiện, mà thuê người đai vác để vận chuyển hàng lậu. Vì sinh kế, những người nông dân có dáng vẻ khắc khổ, da đen nhẻm vì nắng gió sẵn sàng chở thành các “ma tốc độ” của xe máy, tắc ráng chuyển hàng lậu. Các “ma tốc độ” chở hàng lậu ngày đêm nhưng nhộn nhịp, tấp nập nhất là từ 8h tối đến 4h sáng hôm sau. Trên những trục đường, từng đoàn “nài” chở thuốc lá lậu phóng như bay trên đường. Những chiếc xe cũ nát với tiếng pô xe chát chúa xé toạc màn đêm khiến người đi đường phải vội dạt sang 2 bên lề nếu không muốn bị tai nạn.

Mỗi khi phát hiện các đối tượng vận chuyển hàng lậu bằng xe gắn máy, lực lượng chức năng không được phép rượt đuổi nhằm tránh gây tai nạn cho đối tượng và người dân. Biết được điểm này, các “ma tốc độ” càng chạy nhanh hơn, bất chấp luật lệ giao thông và ra hiệu cho đồng bọn tẩu thoát.

Cũng vì phóng nhanh, vượt ẩu nên một số “ma tốc độ” đã gây tai nạn phải ở tù. Tối 9/4/2016, Nguyễn Vũ Phương (SN 1983, ở xã Đa phước, An Phú, An Giang) cùng Trần Văn Tâm (SN 1982, người cùng xã) chạy vỏ lãi lén lút vượt biên trái phép sang Campuchia mua đường cát đem về Việt Nam bán kiếm lời.

Sau khi mua được 10 bao đường loại 50kg/ bao, cả 2 đối tượng chất lên vỏ lãi và chạy trở về Việt Nam. Khi đang lao nhanh khỏi kênh Cả Hàng để ra sông Hậu về Châu Đốc, do đêm tối mịt mùng, không có phương tiện chiếu sáng, vỏ lãi do Phương điều khiển đã đâm vào một chiếc vỏ lãi chạy ngược chiều làm người lái té ngã xuống sông. Trong khi Phương cởi áo nhảy xuống sông để cứu người, thì Lâm cho vỏ lãi chạy về hướng Châu Đốc để giấu hàng lậu nhưng chạy được chừng 600m thì 2 chiếc vỏ lãi của người dân đuổi theo, bắt kịp, buộc Tâm phải quay lại chỗ gây ra tai nạn.

20h15 ngày 10/5/2016, thi thể nạn nhân mới nổi lên cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 500m về phía hạ lưu thuộc địa phận xã Vĩnh Hội Đông. Nạn nhân là anh Cao Văn Suốt (sinh 1971, ngụ ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hậu, An Phú).  

Đại tá Lý Kế Tùng (Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng An Giang) cho biết: “Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi, đa dạng và có đường dây hoạt động chặt chẽ. Chúng thường tập kết hàng ở các kho hoặc trên các ghe ở khu vực biên giới.

Sau đó, chúng sử dụng các xe mô tô, ghe nhỏ, xuồng máy có tốc độ cao để vận chuyển sang các kho đối diện biên giới trên dòng sông chung hoặc thuê nhiều người đai vác, lén lút vận chuyển qua các đường mòn, kênh rạch vào nội địa. Quá trình hoạt động, các đối tượng cắt cử người chuyên canh - coi đường và theo dõi, giám sát mọi hoạt động của lực lượng chống buôn lậu để kịp thời thông báo cho số đối tượng đang vận chuyển biết để tìm cách đối phó”.

Các đối tượng buôn lậu thuốc lá thuê người (thường được gọi là “chim lợn”) thường xuyên theo dõi sát mọi hoạt động của lực lượng kiểm tra để báo về cho đầu nậu tìm cách đối phó. “Chim lợn” làm nhiệm vụ bám theo hoạt động của đoàn kiểm tra nên mọi hoạt động của cơ quan chức năng dân buôn lậu đều nắm được.

Việc tổ chức hoạt động cũng được các đối tượng đầu nậu tính toán rất chặt chẽ, gắn trách nhiệm bồi thường hàng lậu với người đai vác, vận chuyển khi bị bắt. Chính vì vậy, các lực lượng chức năng chống buôn lậu thường gặp phải sự chống đối rất quyết liệt của dân đai vác.

Thượng tá Lê Quốc Việt (Đồn trưởng Đồn Biên phòng Phú Hội, tỉnh An Giang) cho hay: “Các đối tượng buôn lậu rất liều lĩnh và manh động, nhiều lần chúng tôi tổ chức bắt giữ thì các đối tượng này huy động lực lượng, phương tiện để ngăn cản, thậm chí, chúng sẵn sàng tấn công lực lượng chức năng hòng tẩu tán hoặc cướp lại tang vật”. 

Điển hình như vụ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoàng Diệu (Bù Đốp, Bình Phước) bắt 2.000 gói thuốc lá nhập lậu hiệu Hero vào ngày 28/12/2015. Khi lực lượng chức năng đưa tang vật về đơn vị, các đối tượng đã huy động hơn 20 người đến chặn vây để đòi lại hàng.

Mới đây, Tổ Tuần tra giao thông (thuộc Phòng CSGT đường bộ (PC64) Công an An Giang) đang làm nhiệm vụ trên tuyến QL91, đoạn qua địa phận xã An Hòa, huyện Châu Thành thì phát hiện 2 đối tượng chở một bao hàng lớn điều khiển xe gắn máy vượt quá tốc độ cho phép nên ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra. Tuy nhiên, 2 đối tượng này không chấp hành hiệu lệnh mà còn lao thẳng cả 2 chiếc xe vào tổ tuần tra rồi bỏ trốn.

Kỳ 2: Vì sao chống buôn lậu không hiệu quả?

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.