Gian dối lộng hành, lãnh đạo nhà nước cũng hoang mang

Hình minh họa từ internet
Hình minh họa từ internet
(PLO) - “Nói dối quen mồm”- đó là câu thành ngữ dân gian nhằm phê phán những kẻ nói dối leo lẻo, nói dối như một phản xạ có điều kiện, thậm chí có cái không cần phải dối trá vẫn cứ nói dối và điềm nhiên coi sự dối trá của mình là đúng sự thật (lộng giả thành chân).

Sự lộng giả thành chân ấy phổ biến đến nỗi khiến cả ngay các vị lãnh đạo nhà nước cũng hoang mang, “không biết thế nào mà lần” trước những con số thống kê vênh nhau đến ngỡ ngàng – mặc cho thống kê là một công việc nhà nước nghiêm túc, cơ sở để hoạch định chính sách, đường lối, giải pháp chỉ đạo. Cách đây hơn 10 năm, một vị Bộ trưởng đã thẳng thừng trong Quốc hội: “Tôi không tin vào con số thống kê”, quả nhiên, cho đến bây giờ, sự không tin đó đã được thực tế xác tín.

Hiệu ứng làm cho “con số đẹp” đã tràn ngập trong tất cả các báo cáo, từ thấp đến cao (vì cao căn cứ từ thấp) làm người ta hoang tưởng về những “kỳ tích” không hề có, tự nắm tóc nhấc mình lên. Đơn cử như báo cáo tăng trưởng GDP của địa phương, nếu cộng lại và bình quân thì mức tăng trưởng GDP toàn quốc phải là con số khổng lồ. Hoặc như bảo vệ rừng là tình hình rất nóng hiện tại thì con số báo cáo phá rừng bao giờ cũng tỷ lệ nghịch với trồng rừng, trồng nhiều phá ít nhưng thực tế diễn ra khác hẳn. Bởi quá tin (hoặc ra vẻ tin) vào con số “làm đẹp” ấy khiến bây giờ chúng ta phải bàng hoàng, đau lòng trước thảm cảnh tan hoang của rừng núi, một thực tế đã phơi bày và không còn cách nào để bao biện nữa.

Có những con số thống kê mà không ai tin mà vẫn phải chấp nhận, ví dụ như trong 10 năm TP HCM chỉ phát hiện 1 trường hợp kê khai tài sản không trung thực. Hoặc, báo cáo của một số tỉnh thành “không phát hiện một trường hợp tham nhũng nào”, hoặc nữa, “các chỉ tiêu đều đạt cao hơn năm trước”... Gian dối đã xâm nhập vào nhiều lĩnh vực xã hội, không chỉ tình trạng “làm thì láo, báo cáo thì hay” mà từ những hành vi nhỏ nhất đến lớn nhất trong các loại “gian lận thương mại”, “gian lận học đường”, “gian lận kinh tế”, “gian lận hồ sơ”...

Đến cả tuổi tác của chính mình cũng bị gian lận, mới đây Ban Bí thư phải có biện pháp minh định tuổi của Đảng viên để chặn xu hướng gian lận tuổi tác, loại trừ tình trạng “tham quyền cố vị”, mục đích “vinh thân phì gia”.

Sự gian dối không chỉ làm hỏng nền tảng đạo lý mà còn là nguy cơ ảnh hưởng đến sự bền vững chế độ. Chặn đứng gian dối không có cách nào khác là thực hiện minh bạch, một khi sự thật được tiếp cận một cách rõ ràng thì gian dối không còn môi trường tồn tại.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.