Giảm nhu cầu thuốc lá điếu: Cần một chiến lược căn cơ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù công tác tuyên truyền cai bỏ thuốc lá của các tổ chức, cơ quan y tế đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhất là từ khi có Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ban hành năm 2012, nhưng so với mục tiêu mà Chính phủ đặt ra vẫn đang giữ khoảng cách khá xa. 

Kết quả không như kỳ vọng

Theo số liệu cập nhật năm 2020 từ báo cáo “Những vấn đề cấp bách - Tình trạng toàn cầu về giảm thiểu tác hại thuốc lá” (The Global State of Tobacco Harm Reduction - GSTHR) công bố bởi tổ chức Tri thức Hành động Thay đổi (Knowledge Action Change - KAC), Việt Nam nằm ở top 10 trong  danh sách 27 nước có tỷ lệ thương vong do hút thuốc lá, vượt trên cả Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất và có mức tiêu thụ thuốc lá cao trên toàn cầu. 

Để giảm tiêu thụ thuốc lá, từ nay đến năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu là phải giảm trên ba phương diện, gồm giảm 37% tỷ lệ hút thuốc ở nam giới trưởng thành, 50% tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nhà và 35% tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nơi làm việc.

Nếu so chỉ tiêu đặt ra cho năm 2025 và số liệu có được từ năm 2010 đến 2015, việc kỳ vọng giảm từ 35% - 50% là đều khó khả thi khi lịch sử ghi nhận trong vòng 5 năm qua chỉ có thể giảm từ 2,1% cho đến 13,3%. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu chung giảm từ 19,9% năm 2010 xuống 18,2% năm 2015 (tương ứng giảm trung bình mỗi năm 0,34%).  

Dù vậy, so với quốc gia láng giềng là Thái Lan, Việt Nam đã đạt được các bước tiến nhất định. Thái Lan chỉ giảm được tỷ lệ hút thuốc lá điếu là 2,8% (từ năm 2006 đến 2017), tương ứng với trung bình mỗi năm đạt 0,25%, thấp hơn so với Việt Nam. \

Trong vòng 11 năm, Thái Lan đã áp dụng 15 biện pháp mạnh như 8 lần tăng thuế thuốc lá, đưa ra các lệnh cấm toàn diện đối với việc hút thuốc lá tại nơi công cộng, cấm quảng cáo và năm 2014 cấm hoàn toàn sử dụng thuốc lá điện tử... 

Các nước có tỷ lệ thương vong cao do hút thuốc lá.
Các nước có tỷ lệ thương vong cao do hút thuốc lá.

Mặc dù vậy, kết quả chưa như kỳ vọng dẫn đến một làn sóng dư luận kêu gọi Chính phủ Thái nhìn nhận lại chính sách kiểm soát thuốc lá điếu đang thực thi. Ngược lại, cũng trong giai đoạn siết chặt này, tỷ lệ buôn lậu thuốc lá điếu tại Thái tăng mạnh, dù có tăng và giảm theo hàng năm nhưng tỷ lệ giảm chưa tới 2% trong khi tỷ lệ tăng có giai đoạn lên đến 3%.  

Hướng đi mới của các nước tham gia FCTC 

Các kết quả trên cho thấy, cả Việt Nam và Thái Lan - hai nước Đông Nam Á trong số các nước đang tham gia Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - đã thực hiện các biện pháp mạnh để giảm tiêu thụ thuốc lá nhưng chưa thực sự đạt được mục tiêu đề ra. Trong khi đó, hiện đã có 64 nước trên toàn cầu chấp thuận thương mại hóa thuốc lá làm nóng, bao gồm có hơn 2/3 quốc gia nằm trong Công ước Khung FCTC. 

Còn Nhật Bản đã thương mại hóa thuốc lá làm nóng cách đây 8 năm và đã có hơn 17 triệu người trưởng thành ở nước này chuyển này sang sử dụng thuốc lá làm nóng vào cuối năm 2020. Hơn 70% trong số họ đã chuyển đổi hoàn toàn sang thuốc lá làm nóng và cai hẳn thuốc lá điếu đốt cháy.

Điều này cho thấy, một phần đáng kể các nước tham gia FCTC đã thay đổi chiến lược nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm tác hại do thuốc lá điếu gây ra, mặc dù WHO hiện chưa hoàn toàn nhìn nhận về sự phù hợp các sản phẩm thuốc lá không khói đối với sức khỏe cộng đồng.  

Một trong những ví dụ điển hình là Anh quốc đã và đang theo đuổi mục tiêu tương lai không khói thuốc vào năm 2030 theo một hướng tiếp cận rất khác đối với công tác kiểm soát thuốc lá, đặc biệt trong các quy định đối với thuốc lá không khói, bao gồm thuốc lá làm nóng. 

Kết quả là tỷ lệ những người hút thuốc lá điếu đốt cháy tại Anh đã giảm thêm đến 5%, giảm từ 20% vào năm 2011 xuống chỉ còn 15% vào năm 2018. Anh quốc được xem như là minh chứng thành công nhất trong nỗ lực giảm thiểu tỷ lệ hút thuốc lá điếu đốt cháy trong giới trẻ (độ tuổi 18-24) ở mức 9%. 

Tương tự, đầu năm 2021, Uruguay đã thu hồi lệnh cấm đối với các sản phẩm thuốc lá làm nóng bởi Chính phủ nước này nhận thấy có trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng và cần tìm kiếm các công cụ đưa ra giải pháp cho vấn nạn hút thuốc lá, bao gồm cả các sản phẩm thay thế thuốc lá điếu đốt cháy do chính ngành công nghiệp thuốc lá nghiên cứu phát triển. 

Thực tế 43/64 nước đang thương mại hóa thuốc lá làm nóng có tham gia Công ước khung FCTC cho thấy, Chính phủ các nước này đang đón nhận các sản phẩm không khói như là một giải pháp giảm thiểu tác hại thuốc lá điếu thay vì cấm đoán cực đoan. 

Về mặt thị trường, việc cấm các sản phẩm thuốc lá không khói chỉ mang tính ngăn chặn những sản phẩm của các nhà sản xuất chính danh, được cơ quan y tế của nhiều quốc gia công nhận về khả năng giảm thiểu tác hại, trong khi các loại sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng vẫn đang phát triển mạnh dưới hình thức buôn lậu, khó kiểm soát.        

Về mặt pháp lý, với các sản phẩm không khói mà sự cấu thành sản phẩm đang phù hợp với định nghĩa của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá như thuốc lá làm nóng, thì việc đưa ra lệnh cấm cũng không khả thi. 

Luật sư Phan Hoàng Lâm
Luật sư Phan Hoàng Lâm

Luật sư Phan Hoàng Lâm, Công ty Luật TNHH DT LAW, cho biết: Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá 2012 định nghĩa “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”. Theo khoản 3 Điều 2 của Luật này thì “nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá. 

Trên cơ sở này, thuốc lá làm nóng được xem là “thuốc lá” vì có chứa thành phần lá thuốc lá, phù hợp với khái niệm “thuốc lá” theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Do vậy, loại thuốc này hoàn toàn cần được quản lý bởi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá 2012.

Theo Luật sư Lâm, để quản lý các sản phẩm thuốc lá không khói một cách hiệu quả hơn, Việt Nam cần xem xét đến các căn cứ khoa học trên quốc tế để đánh giá, so sánh về mức độ gây hại sức khỏe của thuốc lá không khói so với thuốc lá điếu đốt cháy. Đồng thời, với chức năng quản lý nhà nước, để tạo sự tự do cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà sản xuất, các sản phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, các cơ quan quản lý nhà nước cần ngay lập tức đề ra kế hoạch xây dựng hành lang pháp lý cho việc sản xuất, lưu hành và kiểm soát những sản phẩm này.  

Tin cùng chuyên mục

Xe điện bay hình đĩa bay với tốc độ hơn 400km/giờ (Ảnh: Daily Mail)

Chính phủ Anh kỳ vọng sử dụng taxi bay vào năm 2028,

(PLVN) - Lấy cảm hứng từ những bản vẽ của Leonardo Da Vinci, chiếc xe bay điện Invo Moon không chỉ mang thiết kế hình đĩa bay độc đáo mà còn sở hữu khả năng bay tự động, yên tĩnh và hiệu quả. Với tốc độ lên tới 250 dặm/giờ (hơn 400km/giờ) và tầm nhìn toàn cảnh 360 độ, đây có thể là bước đột phá cho ngành giao thông đô thị trong tương lai.

Đọc thêm

Công nghệ pin xe điện mới có khả năng tự dập lửa

Hình minh họa
(PLVN) - Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa phát triển một loại pin lithium kim loại tiên tiến với công nghệ “điện phân polymer rắn ba lớp” độc đáo. Loại pin này không chỉ có khả năng tự dập tắt lửa trong trường hợp cháy mà còn giữ được hiệu suất lên đến 87% sau 1.000 chu kỳ sạc, hứa hẹn cách mạng hóa ngành công nghiệp pin và xe điện toàn cầu.

Siêu thị đồng loạt tung khuyến mại hút khách sắm Tết sớm

Nhiều siêu thị đồng loạt tung ra các chương trình khuyến mãi. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Không khí mua sắm hàng hóa Tết đang dần “nóng” lên. Tại hầu hết các siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu dịp Tết được trưng bày tại các vị trí bắt mắt. Đồng thời, hàng loạt siêu thị đã tung ra các chương trình khuyến mại nhằm hút khách sắm Tết sớm.

Thị trường lao động dưới tác động của AI

Con người và AI không nhất thiết là đối thủ, mà có thể hợp tác để tạo ra giá trị lớn hơn. (Ảnh: AI)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới nhưng đồng thời cũng gây ra sự biến đổi lớn trong các xu hướng nghề nghiệp. Ảnh hưởng này đặt ra nhiều thách thức cho lao động trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Sống trong thế giới AI

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại một sự kiện. (Ảnh: N.Y)
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…

Các mẫu xe mô tô của Harley-Davidson năm 2025

Các mẫu xe mô tô của Harley-Davidson năm 2025
(PLVN) - Ngày 3/1/2025, Harley-Davidson chính thức công bố một số mẫu xe mô tô mới của năm 2025 trên H-D.com. Các mẫu mô tô này sẽ có mặt tại các đại lý Harley-Davidson® ủy quyền trên toàn cầu.

Không để hàng gian, hàng giả xâm nhập thị trường Tết ở Bạc Liêu

Không để hàng gian, hàng giả xâm nhập thị trường Tết ở Bạc Liêu
(PLVN) - Thời gian qua, lực lượng liên quan Công an tỉnh Bạc Liêu, tăng cường kiểm soát chặt chẽ hành vi vận chuyển, mua bán hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ… Đặc biệt, đẩy mạnh đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ liên quan đến hoạt động sản xuất, nuôi trồng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ngày mai, giá xăng có thể tăng

Ảnh minh họa
Trong kỳ điều hành ngày mai (2/1), giá xăng trong nước được dự báo tăng nhẹ từ 0,3-0,5% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết

Bánh kẹo màu sắc lòe loẹt, không rõ nguồn gốc, xuất xứ được rao bán tràn lan trên thị trường. (Ảnh: NM)
(PLVN) - Gần Tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, nhưng cùng với đó là nguy cơ thực phẩm không an toàn tràn lan trên thị trường. Từ các chợ tự phát đến các sạp hàng online, nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa hóa chất độc hại, hoặc không bảo đảm vệ sinh vẫn được bày bán công khai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một robot mới từ Trung Quốc đang gây chú ý khi có thể thực hiện các kỹ thuật massage truyền thống như một chuyên gia thực thụ. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao Thông Thượng Hải và Đại học Khoa học Thượng Hải, robot này hứa hẹn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các trung tâm trị liệu.