Giảm chỉ tiêu đào tạo, tuyên chiến 'thói xấu' trong nhà trường

Chỉ tiêu vào ngành sư phạm năm nay giảm 38% so với năm 2017. Ảnh nguồn Internet.
Chỉ tiêu vào ngành sư phạm năm nay giảm 38% so với năm 2017. Ảnh nguồn Internet.
(PLO) - Việc giảm mạnh chỉ tiêu, siết chất lượng đầu vào có thu hút được người giỏi cho ngành sư phạm? Quan trọng hơn, phải làm thế nào để có được đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên làm trong sạch môi trường giáo dục?

Nghịch lý thừa, thiếu giáo viên

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, số giáo viên thừa của các cấp học là 40.264 người. Trong đó, bậc trung học cơ sở thừa nhiều nhất (hiện có gần 311.000 giáo viên). 

Bậc trung học phổ thông cũng sẽ thừa 4.508 giáo viên vào năm học 2021-2022 trong tổng số 150.700 người hiện tại.

Trong khi các cấp phổ thông thừa hàng nghìn giáo viên, bậc tiểu học lại vừa thừa vừa thiếu. Bậc học này đang có 397.000 giáo viên. Triển khai chương trình mới ở lớp một, năm học 2019-2020, sẽ thừa khoảng 4.700 giáo viên và thừa thêm gần 5.000 giáo viên vào năm học 2020-2021.

Tuy nhiên có một nghịch lý là có nơi thừa rất nhiều những có nơi lại thiếu giáo viên trầm trọng. Việc lãnh đạo địa phương ký tuyển dụng giáo viên một cách vô tội vạ khiến nhiều giáo viên có nguy cơ mất việc, hoặc địa phương đó không biết cách giải quyết ra sao với số lượng giáo viên dôi dư.

Sự việc ở Gia Lai là một ví dụ, khi thực hiện tinh giản biên chế các huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang xem xét để chấm dứt hơn 1.400 giáo viên trên địa bàn. Trong khi các giáo viên bị chấm dứt hợp đồng phải từ bỏ ước mơ đứng trên bục giảng để về làm phục vụ cà phê, làm rẫy có thu nhập, thì ngành giáo dục tỉnh đang “gồng mình” tăng tiết, tăng giờ vì thiếu giáo viên trầm trọng.

Vơ bèo, vạt tép tuyển giáo viên

Năm 2017, dư luận bàng hoàng khi điểm chuẩn vào một số ngành sư phạm thấp chỉ ở mức điểm sàn. Thậm chí, một loạt các trường cao đẳng sư phạm chỉ lấy điểm đầu vào 9-10 điểm/3 môn. 

Không ít trường tung ra đủ chiêu học bổng, ưu đãi để câu kéo thí sinh. Nhưng xem ra, điều này không hề dễ dàng khi thí sính quay lưng với ngành giáo dục. Có lẽ bài học ra trường thất nghiệp, lương kém, chế độ đãi ngộ thấp của không ít cử nhân sư phạm, thậm chí thủ khoa sư phạm đã làm trờn lòng sĩ tử.

Năm nay, số liệu Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho hay, tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 của khối ngành sư phạm chiếm khoảng 80% so với tổng số thí sinh thực tuyển năm 2017. Trong khi đó, số thí sinh thực tuyển của năm 2017 chỉ đạt 80% so với chỉ tiêu đề ra. Như vậy, chỉ tiêu năm nay của các trường sư phạm giảm khoảng gần 40% so với năm 2017.

Tuy nhiên không ít người nhận định, trường ĐH sư phạm chắc chắn tuyển không đủ chỉ tiêu vì học sinh có học lực giỏi phần đông sẽ không chọn ngành sư phạm do ra trường khó xin việc, lương khởi điểm thì quá thấp.

Lo lắng về chất lượng sư phạm, Thầy Nguyễn Quốc Bình, hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội cho rằng ngành nào cũng vậy nếu đầu vào không tốt thì sản phẩm đầu ra không thể tốt. “Thầy cô giống như máy cái để sản xuất ra những cái máy nhỏ. Nếu  những máy cái năng lực không đảm bảo thì sản phẩm của tương lai sẽ có những khiếm khuyết” – thầy Bình lo lắng.

Có lẽ dư luận cũng còn nhiều bức xúc, khi chỉ trong 1 tháng đầu năm 2018, liên tiếp nhiều vụ bạo hành về thể chất lẫn tinh thần của giáo viên đối với học sinh đã xảy ra. Hàng loạt công văn khẩn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu xử lý nghiêm mâu thuẫn thầy trò, phụ huynh - giáo viên khiến dư luận đặt câu hỏi về chất lượng tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên hiện nay.

Cắt giảm mạnh chỉ tiêu

Theo công bố của Bộ GD&ĐT, chỉ tiêu vào ngành sư phạm năm nay là 35.590 giảm 38% so với chỉ tiêu năm 2017 (năm 2017 có 56.725 chỉ tiêu) tổng số nguyện vọng 1 sư phạm là 43.69 chỉ tiêu, giảm 27% so với năm 2017.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay, trước khi có chỉ tiêu về ngành Sư phạm, Bộ GD&ĐT đã có khảo sát về nhu cầu sử dụng giáo viên trong 5 năm tới ở 63 tỉnh, thành trong cả nước. 

Căn cứ vào nhu cầu đợt khảo sát, Bộ GD&ĐT xác định, năm nay cần tuyển để đáp ứng nhu cầu cho 63 tỉnh thành khoảng 59.000 giáo viên để đủ vừa tuyển mới, vừa thay thế người về hưu. 

Bên cạnh khảo sát chính thức của Bộ, theo bà Phụng, số liệu này còn dựa trên một số đề tài nghiên cứu các trường sư phạm kết hợp với các cơ sở thực hiện, các nghiên cứu khảo sát về số sinh viên chưa có việc làm trong 2 năm qua và dự kiến năm tới như thế nào.

“Số chưa có việc làm và dự kiến sinh viên ra trường năm 2018  và 2019 chưa có việc làm ngay là hơn 40.000, trong đó 50% vẫn chờ cơ hội để vào ngành hoặc quay lại đúng nghề nếu có cơ hội. Vì vậy, chúng tôi xác định năm tới chỉ giao chỉ tiêu 35 – 36.000”- bà Phụng nhấn mạnh.

Để có đội ngũ nhà giáo giảng dạy chất lượng ở các cơ sở giáo dục, Bộ GD-ĐT quy định, bắt đầu từ năm 2018 chỉ xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. 

Theo một số nhà giáo, cán bộ giáo dục, những giải pháp trên đã cho thấy quyết tâm của Bộ GD-ĐT trong việc giảm thiểu sinh viên sư phạm thất nghiệp và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong tương lai.

Tuy nhiên, giải pháp này chưa thực sự mạnh mẽ để thu hút học sinh giỏi “đầu quân” vào các trường sư phạm nên cần phải có giải pháp bền vững, quyết liệt hơn.

Cần những cú hích mạnh

Ông Bùi Đức Ngọc, Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình cho rằng, hàng năm vẫn còn tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo. Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc quy hoạch phát triển nhân lực còn chưa sát thực tế, dẫn đến công tác thông tin và dự báo nhu cầu sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Bộ GD-ĐT cần có thống kê sinh viên thi, học ngành sư phạm ở các địa phương để trên cơ sở đó dự báo hàng năm và có kế hoạch lâu dài để các trường sư phạm có dự báo đào tạo một cách hợp lý; tránh tình trạng đào tạo ồ ạt.

Theo ông Bùi Đức Ngọc, để thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm trong thời gian tới, cần tiếp tục miễn học phí, tăng học bổng, có việc làm ngay và ổn định cho sinh viên. Bên cạnh đó là tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo; có chính sách tiền lương, thu nhập hợp lý, môi trường làm việc tốt cho nhà giáo để họ yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Ngành Giáo dục nên nghiên cứu để thu hút người giỏi vào ngành sư phạm bằng cách sinh viên tốt nghiệp là có việc làm cũng như tiếp tục đề xuất với Chính phủ nâng cao đời sống của giáo viên bằng cách tăng lương. Đó là ý kiến của PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội.

Theo GS Đinh Quang Báo (nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), trước mắt chỉ cần đảm bảo ra trường không thất nghiệp thì ngành sư phạm đã đủ hấp dẫn, và thu hút được thí sinh có học lực từ khá trở lên.

Sinh viên hiện nay khi đầu quân vào các trường sư phạm quan tâm nhất là tốt nghiệp có việc làm hay không và mức lương ít nhất phải đủ để trang trải cuộc sống. Để thu hút người giỏi vào trường sư phạm thì ngành Giáo dục phải giải quyết được vấn đề này thì chắc chắn chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai sẽ được cải thiện.

Việc tăng lương cho giáo viên nên được áp dụng thí điểm ở những địa phương, vùng miền có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.

GS Đào Trọng Thi (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) cho rằng hướng tuyển sinh và đào tạo theo đặt hàng của địa phương sẽ khắc phục được việc đào tạo không phù hợp với nhu cầu của xã hội. Các địa phương nắm rất rõ mình cần bao nhiêu giáo viên. Kể cả là quy hoạch 5 năm vẫn có thể tính toán, lên kế hoạch và đưa ra được các con số. Quan trọng là để có cái nhìn về con số tổng thể, chí ít phải giải quyết được khâu ra trường có việc làm, không thất nghiệp tràn lan.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.