Giải pháp 'mạnh' giúp doanh nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang vừa khôi phục sản xuất, vừa đảm bảo chống dịch

Giải pháp 'mạnh' giúp doanh nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang vừa khôi phục sản xuất, vừa đảm bảo chống dịch
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang tàn phá nặng nề sản xuất công nghiệp của Bắc Giang và Bắc Ninh, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Để từng bước khôi phục hoạt động và đảm bảo chống dịch hiệu quả, cấp ngành chức năng yêu cầu triển khai các giải pháp "mạnh"...

Bắc Ninh cho công nhân ăn, ở, làm việc tại công ty

Theo bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, hiện mật độ công nhân lao động sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh rất đông, cao gấp 5 lần cả nước. Do đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã đề xuất giải pháp mạnh, đó là yêu cầu các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) chuẩn bị điều kiện để triển khai ngay việc bố trí người lao động ăn, ở, làm việc trong khu vực nhà máy, không đi ra ngoài. Việc này bắt đầu thực hiện từ 0h ngày 2/6.

Việc triển khai bố trí công nhân lưu trú làm việc tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh góp phần bảo vệ nhà máy, bảo vệ công nhân, duy trì sản xuất. Qua đó, góp phần thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ và triển khai kế hoạch sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất, đặc biệt là trong các KCN khi có dịch xảy ra trên diện rộng.

Trong ngày 31/5, nhiều doanh nghiệp đã mua giường, làm nhà tắm, sửa lại nhà vệ sinh, chuẩn bị đón công nhân đến ở tại nhà máy, đáp ứng điều kiện vừa sản xuất, vừa phòng chống dịch.

Liên quan đến vấn đề triển khai công nghệ thông tin (CNTT) trong phòng chống, dịch Covid-19, theo Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh, tỉnh đã phối hợp với các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông thường xuyên nhắn tin các nội dung về 5K, khai báo y tế, cài đặt Bluezone… thực hiện nhắn tin 2 lần/ngày đến tất cả các thuê bao di động trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 28/5 tới nay, tỉnh cũng thực hiện gửi tin nhắn đến các thuê bao điện thoại chưa có ứng dụng Bluezone và gọi điện trực tiếp đến thuê bao để mời, nhắc cài đặt. Đến nay tỉnh Bắc Ninh đã có hơn 550.186 người cài đặt và sử dụng Bluezone trên điện thoại thông minh, chiếm 40,19% dân số của tỉnh. Toàn tỉnh có 10.519 cơ sở lập mã QR Code từ hệ thống tờ khai y tế để người dân checkin bằng ứng dụng Bluezone với tổng 1.048.406 tờ khai y tế (70% dân số khai báo y tế).

Theo Cục trưởng Cục CNTT - Bộ Y tế Trần Quý Tường, Bắc Ninh là một trong những tỉnh triển khai tốt ứng dụng CNTT trong phòng chống Covid-19 (trên 1 triệu lượt khai báo y tế trên phần mềm, bluezone… triển khai mã QR tại các cơ quan, địa điểm). Tuy nhiên, theo Cục trưởng Trần Quý Tường, mặc dù số liệu nhiều nhưng khai thác chưa đạt được hiệu quả cao, số lượng tờ khai y tế “bất thường” cao (có thể do người dân khai chưa đúng) nhưng chưa được xử lý triệt để, hiệu quả.

Cục trưởng Cục CNTT Bộ Y tế đề xuất thành lập Tổ ứng dụng CNTT thực hiện phân tích, giám sát trong công tác truy vết với khoảng 10-15 người (từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông). Khi có tờ khai bất thường, Tổ này sẽ phân tích, chuyển thông tin cho các đơn vị tại huyện, xã tại các địa phương để thực hiện truy vết được nhanh nhất. Sau khi được thành lập, Tổ này sẽ được tập huấn để phát hiện những tờ khai y tế “bất thường”, thực hiện phân tích, truy vết nhanh chóng, hiệu quả.

Nhiều doanh nghiệp Bắc Giang hoạt động trở lại

Trong ngày 31/5, Bắc Giang đã triển khai đưa đi giãn cách 2.300 công nhân đang cách ly tập trung tại khu nhà ở công nhân trong KCN sang cách ly tại các cơ sở quân sự để chuẩn bị điều kiện cho các doanh nghiệp bố trí chỗ ở cho công nhân đi làm trở lại.

Từ 28/5 đến nay, tỉnh đã cấp phép cho 9 doanh nghiệp với hơn 4.000 công nhân sản xuất trở lại. Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định của cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống dịch Covid-19. Doanh nghiệp trước khi hoạt động lại phải đón người lao động đến nơi ở tập trung ít nhất 3 ngày, xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ công nhân. Công ty phải bố trí nơi cách ly tập trung cho người lao động khi cần thiết; có xe đưa đón công nhân…

Cũng trong ngày 31/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng các chuyên gia y tế đã đến khảo sát 2 Trung tâm hồi sức tích cực tại Bệnh viện Phổi Bắc Giang và Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang.

Trong đó, Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang đang được gấp rút hoàn thiện với việc thi công đơn vị ICU với thiết kế giống nhau tại 4 tầng. Riêng tầng 5 được dự phòng để cho các trường hợp bệnh nhân nhẹ. Trong chiều 31/5 trang thiết bị ICU sẽ được chuyển đến với hệ thống oxy trung tâm, hệ thống khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ; hệ thống camera theo dõi tại giường... Dự kiến 8 giờ sáng ngày 2/6, ICU tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang sẽ hoàn thiện và tiếp nhận bệnh nhân nặng về đây; nhân sự dự kiến khoảng 44 bác sĩ, 88 điều dưỡng và các lực lượng hỗ trợ khác. Khi hoàn thiện, đây sẽ là đơn vị ICU lớn nhất miền Bắc với 100 giường.

Còn Bệnh viện Phổi Bắc Giang thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực với 58 giường ICU. Tính đến sáng 31/5 có tổng cộng 123 bệnh nhân; tầng 1 và 2 biên chế của ICU có 46 ca (trong đó, có 3 ca thở máy, lọc máu, HFNC 7, 14 ca thở oxy). Tất cả các ca bệnh đều đang được theo dõi, điều trị tích cực.

Để hỗ trợ Bắc Giang về nhu cầu xét nghiệm, Bộ Y tế đồng ý bổ sung lực lượng 400 người giúp Bắc Giang mở rộng tầm soát. Tuy nhiên, tỉnh cần có kế hoạch để sử dụng lực lượng một cách hợp lý và hiệu quả. Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ Bắc Giang triển khai test nhanh. Đối với công tác triển khai tiêm vaccine, Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế Bắc Giang xây dựng kế hoạch thật chi tiết, bởi công nhân không tập trung 1-2 điểm mà vẫn ở trong các nhà trọ, ký túc xá, khu cách ly…

Ngày 31/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký quyết định điều chỉnh phân bổ vaccine Covid-19 đợt 3. Trong đó, số lượng vaccine AstraZeneca được phẩn bổ thêm cho 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang là 242.000 liều.

Cùng ngày, Bộ Y tế có Công văn số 4414/BYT-KCB đề nghị Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn tổ chức 20 đội cấp cứu (mỗi đội 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng, 1 xe cứu thương), thường trực cấp cứu tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (bắt đầu từ ngày 1/6 đến khi hoàn thành đợt tiêm, khoảng 7-10 ngày). Đồng thời đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận, thu dung điều trị các trường hợp gặp phản ứng nặng sau tiêm chủng vaccine được chuyển đến do vượt quá khả năng điều trị tại chỗ…

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Đọc thêm

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Phó Thống đốc thường trực NHNN phát biểu tại hội nghị
(PLVN) - Để triển khai Chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đạt hiệu quả, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời tổng hợp, công bố chung các vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuộc đề án để các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.