Giấc mơ có thật: thụ tinh thành công đứa trẻ thứ 500 trong ống nghiệm

Những đứa trẻ ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Bưu điện.
Những đứa trẻ ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Bưu điện.
(PLO) - Những bước tiến kỳ diệu trong lĩnh vực điều trị vô sinh, hiếm muộn đã ngày càng giúp các cặp vợ chồng không may mắn rơi vào cảnh ngộ này được hưởng niềm hạnh phúc. Những nỗ lực và sự thành công của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (HTSS), Bệnh viện  Bưu điện càng khẳng định chắc chắn điều đó.

Giấc mơ có thật

Kết hôn từ năm 1988 nhưng ngôi nhà nhỏ của vợ chồng anh Vũ Văn Luận (sinh năm 1964) và chị Đinh Thị Hằng (SN1965), trú tại thôn Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội vẫn vắng lặng tiếng cười trẻ thơ vì chị Hằng bị dị tật ở vòi trứng một bên.

Nhiều năm liền chạy chữa, thuốc thang khắp mọi nơi nhưng niềm vui có con của họ vẫn chỉ là ảo vọng. Nghe mọi người mách, chị tìm đến BV 103 để đặt phôi nhưng cũng không đậu. Cho tới một ngày, được một chị hàng xóm giới thiệu đến Trung tâm HTSS, BV Bưu điện để thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON), may mắn làm sao niềm mơ ước có con của anh chị đã trở thành hiện thực…

Bao nhiêu năm mong đợi, giờ có thai vợ chồng chị mừng lắm, nhưng vẫn thấy lo. 9 tháng 10 ngày chờ đợi trong lo lắng và hồi hộp, cuối cùng niềm hạnh phúc đã vỡ òa khi chị sinh hạ được hai bé gái bụ bẫm và xinh đẹp. Hiện, hai bé Vũ Ngọc Anh và Vũ Ngọc Ánh đã được 18 tháng tuổi. Và căn nhà nhỏ của họ luôn rộn rã tiếng cười. Nhìn cặp vợ chồng già tóc đã nhuốm bạc suốt ngày líu ríu chăm sóc con, mọi người trong làng cũng vui lây với niềm vui và hạnh phúc của gia đình họ.

“Vợ chồng tôi đi đâu mọi người cứ nhầm tưởng ông bà chăm cháu, nhưng mặc kệ hạnh phúc còn không hết, ngại gì…” – anh Vũ Văn Luận hồ hởi sẻ chia. Anh còn cho biết: “Khoa học phát triển thế này, vợ tôi còn đang “máu” đẻ thêm thằng con trai nữa cho “có nếp, có tẻ”…”.

Hạnh phúc nhân lên

Vợ chồng anh Luận, chị Hằng chỉ là một trong vô số trường hợp vô sinh, hiếm muộn được các bác sỹ Trung tâm HTSS, BV Bưu Điện can thiệp để có con. Tại lễ kỷ niệm chào mừng em bé thứ 500 sinh ra từ phương pháp TTTON vừa  được Trung tâm HTSS, BV Bưu điện tổ chức sáng qua (18/11) tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Nhã - Trưởng Trung tâm HTSS, BV Bưu điện cho biết, từ tháng 3/2010, với sự trợ giúp của BV Phụ sản TƯ, các bác sỹ BV Bưu điện đã triển khai thực hiện kỹ thuật TTTON – IVE.

Đến nay BV đã đón chào 500 em bé ra đời bằng phương pháp này. Nổi bật, trong năm 2015 BV đã thực hiện thành công TTTON khó như bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có tinh trùng bất động 100%... Thành công này đã tạo tiếng vang nhất định trong kỹ thuật điều trị vô sinh, hiếm muộn tại Việt Nam. Đến nay, hơn 3000 chu kỳ TTTON đã được thực hiện tại BV với tỷ lệ thành công  ổn định từ 50-60%. Hàng ngày, BV Bưu điện tiếp nhận và khám cho hàng trăm ca đến khám vô, hiếm muộn. 

Hiện tại, bác sỹ Nguyễn Thị Nhã cho hay, Trung tâm HTSS, BV Bưu Điện đã thực hiện gần như toàn bộ các kỹ thuật HTSS mà các trung tâm HTSS ở Việt Nam cũng như trên thế giới làm được như: IVF/ICSI (TTTON với kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng); kỹ thuật  IVF/ICSI – PESA – TESF (TTTON bằng tinh trùng chọc hút từ mào tinh hoàn)…

“500 em bé ra đời bằng phương pháp TTTON là minh chứng cho những nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ, y bác sỹ đơn vị HTSS BV Bưu điện. Ngoài đảm nhận việc điều trị, Trung tâm HTSS, BV Bưu Điện cũng thường xuyên tổ chức các chương trình tư vấn nâng cao nhận thức về hiếm muộn miễn phí cho cộng đồng. Chúng tôi tin rằng, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục làm tốt sứ mệnh mang lại niềm vui, hạnh phúc cho các cặp vợ chồng đang mong con”, theo bác sỹ Nguyễn Thị Nhã.

Cùng ngày, Trung tâm HTSS, BV Bưu điện cũng tổ chức chương trình sinh hoạt khoa học nhằm cập nhật những tiến bộ mới nhất về kỹ thuật HTSS với những báo cáo chuyên sâu, quan trọng từ các bác sỹ như trường hợp TTTON thành công từ tinh trùng bất động 100%; trường hợp một ca đông trứng thành công; tỷ lệ thành công của rã đông và chuyển phôi đông lạnh; đặc biệt là điểm lại một vài thành tựu mới nhất của kỹ thuật HTSS trên thế giới... Việc cập nhật những kỹ thuật HTSS hiện đại hiệu quả nhất hiện nay đã giúp giải quyết được hầu hết các nguyên nhân hiếm muộn mà các cặp vợ chồng mắc phải. Và hạnh phúc sẽ còn nhân lên nữa… 

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.