Em bé thụ tinh từ công nghệ “ba bố mẹ” đầu tiên chào đời

(PLO) - Đứa trẻ đầu tiên trên thế giới thụ tinh qua công nghệ sinh sản “3 bố mẹ” đã chào đời một cách khỏe mạnh vào đầu năm 2016 tại Mexico.
Giống như mọi người, trong cơ thể của đứa trẻ 5 tháng tuổi này mang ADN có chứa gen của cả bố lẫn mẹ. Nhưng bên cạnh đó còn xuất hiện một mẫu gen của người “hiến tặng”. Điều này đồng nghĩa với việc em bé này có khả năng tránh được loại gen di truyền từ người mẹ gốc Jordian có thể làm hại và thậm chí khiến em bé tử vong.

Công nghệ này được phát triển dựa trên nền kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kết hợp ADN của cha mẹ với ti thể khỏe mạnh của phụ nữ hiến tặng, sẽ cho ra đời bào thai từ nhiễm sắc thể của hai người phụ nữ và một người đàn ông, nhằm giảm thiểu những căn bệnh di truyền cho con cái. Công nghệ gây nhiều ý kiến trái chiều này mới chỉ được coi là hợp pháp tại Anh. 

Bác sĩ John Zhang bên cạnh em bé sinh ra từ phương pháp "ba bố mẹ" tại Mexico.
Bác sĩ John Zhang bên cạnh em bé sinh ra từ phương pháp "ba bố mẹ" tại Mexico.

Các nhà khoa học tin rằng công nghệ đột phá này sẽ đem lại niềm hi vọng có con cho hàng triệu ông bố bà mẹ khắc phục được các bệnh nan y di truyền. “Đây là một phương pháp mang tầm lịch sử”, bác sĩ John Zhang – người trực tiếp chỉ đạo ca sinh đứa trẻ thụ tinh từ “ba bố mẹ” không giấu nổi niềm hạnh phúc chia sẻ. 

Ông tiết lộ bố mẹ của đứa trẻ này trước khi đến gặp ông đã gần như mất hết hi vọng khi hai đứa con đầu của họ mất vì hội chứng Leigh. Hội chứng này là một rối loạn di truyền gây rối loạn mãn tính ở não và hệ thần kinh như động kinh mãn tính. Và người bệnh sẽ chỉ sống được trong vòng ba năm. Các kết quả kiểm tra cho thấy người mẹ mang gien bệnh tại các ty thể tế bào.

Tuyệt vọng trước nỗi đau mất con, cặp đôi trên đã quyết định bay tới Mỹ gặp đội ngũ của bác sĩ Zhang tại cơ sở New Hope – một trung tâm y khoa chuyên nghiên cứu các phát minh đột phá cho nhân loại. Tuy nhiên với quy định chặt chẽ tại Mỹ, họ đã phải bay tới Mexico để sinh con.

Kỹ thuật sử dụng mà các bác sĩ áp dụng cho cặp đôi này là “Chuyển giao nhân tế bào”. Với phương pháp này, bác sĩ Zhang mang nhân tế bào ra khỏi một trong những tế bào trứng của người mẹ và cho vào tế bào trứng của người hiến tặng. Sau đó, tế bào trứng được đem đi “gặp” tinh trùng của người cha và bắt đầu quá trình thụ thai. 

Công nghệ trên là bước đi táo bạo cần được cân nhắc và thẩm định kỹ càng. Có không ít ý kiến phản đối, cho rằng phương pháp này không an toàn và không mang tính đạo đức, ít nhất liên quan đến việc phá hủy phôi. Giáo sư Simon Fishel – người sáng lập ra Tập đoàn CARE nhận xét: “Có những loại bệnh di truyền mà bạn muốn con bạn không bị mắc bẩm sinh. Với phương pháp này thì điều đó là có thể. 

Nhưng các buổi nghiên cứu y khoa đều phải mất vài năm để thực nghiệm từ động vật lên cơ thể con người, để các nhà khoa học tìm hiểu sâu thêm về tác động ảnh hưởng của nó. Họ vẫn chưa chứng minh được đây là lần đầu tiên áp dụng phương pháp này hay chỉ là lần thành công duy nhất sau nhiều lần thất bại. Nếu như có người xấu lợi dụng, thì có thể phương pháp này sẽ biến thành ‘du lịch tế bào gốc” thứ hai”./.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.