Gặp người Anh hùng ra quyết định cho tàu ủi đảo

(PLO) - Chớm sang tuổi bảy mươi, nước thời gian đã gội lên khuôn mặt không ít giọt đồi mồi nhưng phong thái và hành động của ông vẫn nhanh nhẹn và dẻo dai như hình ảnh vị thuyền trưởng hải quân năm nào. Chuyện đã qua hơn hai mươi năm nhưng với bản thân, ông thấy nó luôn hiển hiện như mới diễn ra ngày hôm qua. 
Ông là Anh hùng, Đại tá Vũ Huy Lễ, vị thuyền trưởng của tàu HQ 505 huyền thoại, người đã cùng đồng đội quyết “lập lá chắn sống” để giữ vững những hòn đảo chủ quyền của Tổ quốc trong sự kiện Trung Quốc gây hấn tại quần đảo Trường Sa tháng 3 năm 1988…
Đại tá Vũ Huy Lễ
Đại tá Vũ Huy Lễ 
Cuộc đời gắn với người lính 
hải quân
Tôi có một may mắn, đó là được hạnh ngộ cùng ông trong chuyến công tác ra quần đảo Trường Sa vào tháng 3 năm 2014 do Bộ Ngoại giao tổ chức. Với Anh hùng, Đại tá Vũ Huy Lễ thì có lẽ đây là chuyến đi thật đặc biệt. Đầu tiên là dấu mốc thời gian, cũng là những ngày giữa tháng 3 đầy kỷ niệm. 
Và đặc biệt hơn, đã rất lâu rồi, hơn hai mươi năm có lẻ, ông mới có dịp trở lại những hòn đảo mà trong cuộc đời người lính biển, máu của ông và đồng đội đã đổ xuống để giữ vững nhúm đất cha ông giữa lòng biển Đông. 
Tôi cũng không ngờ vị đại tá ít nói và có khuôn mặt rất hiền ấy lại là người đã có những quyết định, sự quả cảm đến mức táo bạo để có thể xua đuổi tàu giặc ra khỏi hòn đảo chủ quyền của Tổ quốc trong thời khắc hết sức bi hùng của những ngày giữa tháng 3 cách đây hai sáu năm. Thủ thỉ chuyện đời trong những ngày được cùng ông lênh đênh trên con tàu HQ 517, Vũ Huy Lễ bảo với tôi, cuộc đời ông gắn với biển cả như một chữ duyên của định mệnh. 
Sinh ra trên vùng quê biển Hải Phòng, tháng 7 năm 1965 người thanh niên Vũ Huy Lễ nhập ngũ theo lời kêu gọi yêu nước và được biên chế vào Quân chủng Hải quân. 
“Từ đó là những tháng ngày ăn ngủ cùng đại dương sóng nước trong giai đoạn kháng Mỹ ác liệt. Đất nước giải phóng, tôi được Nhà nước cho đi tu nghiệp ở nước ngoài tại Học viện Hải quân Liên Xô. Năm 1982 về nước và cuộc đời gắn liền với tàu HQ 505 như một người bạn cho đến sự kiện tháng 3 năm 1988”. 
Đôi mắt người lính già nhìn ra biển cả bao la, Đại tá Lễ bảo mùa này nước lặng biển yên, đi tàu không bị say chứ vào dịp cuối năm, chưa hẳn ai cũng quen được với những lớp sóng cấp độ lớn. Tháng 3 năm 1988, cũng trong một ngày biển lặng như hôm nay, thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ và các đồng đội đang làm nhiệm vụ canh giữ đảo Đá Lớn thì nhận được chỉ thị từ cấp trên: “Khẩn trương đưa tàu HQ 505 đến chốt giữ đảo Cô Lin thuộc cụm đảo Sinh Tồn trước 18h cùng ngày, đi trong đội hình có tàu HQ 604 đến chốt giữ đảo Gạc Ma. Yêu cầu hành trình phải bí mật, bất ngờ, đúng thời gian, đúng vị trí, xử lí tình huống chính xác khi địch ngăn chặn, cản đường, không để mắc mưu đối phương”. 
Đại tá Lễ còn nhớ như in khi nhận được lệnh cấp trên, ông và đồng đội họp và xuất phát lên đường nhận nhiệm vụ lúc 12h30 ngày 13 tháng 3 năm 1988. 
Những ký ức không thể nào quên
Và như lời ông, trên đường từ đảo Đá Lớn sang Cô Lin làm nhiệm vụ giữ đảo, HQ 505 của ông và HQ 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ luôn bị tàu giặc gây hấn, khiêu khích cản trở nhưng các ông, bằng sự thống nhất cao độ và ứng xử dứt khoát, vẫn hoàn thành được thủy trình khi buổi chiều đã tới được đảo Cô Lin. 
“Tôi cho tàu neo ở phía nam đảo Cô Lin khoảng 200m rồi thay phiên nhau ăn cơm chiều. Cô Lin lúc đó là một đảo chìm có diện tích gần một cây số vuông trên mặt nền những lớp đá san hô xâm xấp nước, có thể đi lại được. Đang ăn cơm thì tàu 502 của đối phương lại chạy đến xung quanh tàu chúng tôi một lúc rồi chạy sang đảo Gạc Ma. Lúc này tàu HQ 604 của anh Vũ Phi Trừ cũng đã thả neo xong bên phía đảo Gạc Ma. 
Nhưng ngay sau đó chúng tôi cũng phát hiện hai tàu chiến và một xà lan tự hành đang chạy về hướng đảo Gạc Ma, nơi HQ 604 của chúng ta đang thả neo. Quan sát kỹ, tôi và anh em đã nhận định đêm nay hoặc sáng mai đối phương sẽ lên chiếm đảo của ta, tôi bàn với anh em, vậy chờ khi thủy triều xuống thấp nhất, ta hạ xuồng lên đảo dùng cuốc chim và xà beng đào lỗ cắm cờ Tổ quốc trên bãi san hô ở vị trí cao nhất. Để làm việc này, tôi cử một tổ gồm bảy đồng chí thực hiện nhiệm vụ. Họp xong tôi điện về báo cáo Sở chỉ huy nhưng lúc này địch đã gây nhiễu sóng, tôi không báo cáo được. Tình hình căng như dây đàn”. 
Theo như ký ức của người lính hải quân Vũ Huy Lễ, khoảng một giờ đêm hôm đó Sở chỉ huy đã bắt liên lạc được với tàu HQ 505 của ông và hoàn toàn nhất trí với nhận định và phương án do ông đề xuất. Một lúc sau, tổ cắm cờ cũng đã hoàn thành nhiệm vụ và đang trở lại tàu. Tờ mờ sáng, tổ quan sát báo cáo phía bên đảo Gạc Ma có nhiều mục tiêu đang tiến lên đảo. Không một chút chần chừ, ông hạ lệnh tất cả vào vị trí chiến đấu. 
“Vừa vào vị trí chúng tôi vừa nhìn sang đảo Gạc Ma, sang tàu HQ 604 thì thấy nhiều xuồng và người đang lố nhố ở mép đảo, thấy hai tàu chiến của đối phương phía sau HQ 604. Và trong giây lát, tôi nghe nhiều tiếng súng nổ, quan sát thấy lửa lóe sáng từ hai tàu chiến của đối phương, chúng tôi hiểu tàu HQ 604 đang chiến đấu. Một lúc sau tàu HQ 604 chìm. Ở bên này chúng tôi cũng vừa nhổ neo xong chuẩn bị cơ động chiến đấu thì hai tàu chiến của đối phương cơ động và nổ súng về phía chúng tôi, họ tập trung hỏa lực pháo 75 – 85 – 100 ly bắn sang. 
Buồng báo vụ bốc cháy, máy thông tin hỏng, đồng chí báo vụ bị thương, phòng thuyền trưởng trúng đạn phía dưới, đài chỉ huy trúng đạn, dưới mạch mớn nước hầm dầu trúng đạn tàu bốc cháy dữ dội, toàn tàu mất điện, lái không điều khiển được. Vừa đúng lúc gió đông bắc thổi đẩy tàu ra xa đảo, tàu quay ngang với đảo trong khi đối phương vẫn bắn xối xả. Tôi với tư cách thuyền trưởng đã nghĩ rằng mình phải là người có trách nhiệm nhất, lúc này càng phải bình tĩnh. 
Và cùng với anh em, chúng tôi tổ chức cứu hỏa dập lửa, cứu thương cho những người bị thương. Ở tình hình hiện tại, điều quan trọng là phải chuyển được từ lái điện sang lái cơ. Đang suy nghĩ như vậy thì một quả đạn pháo 85 ly bắn trúng hầm lái, làm trục lái bị kẹt không điều khiển được”. 
Theo Đại tá Lễ, HQ 505 của Hải quân Việt Nam lúc đó là một con tàu có chiều dài tới 100m, rộng gần 30m nhưng là tàu chở hàng và vật liệu, hơn nữa lại đã cũ, nhiều thiết bị khi bị hỏng rất khó sửa chữa. Việc cần làm ở thời điểm đó, có lẽ cần nhất là sự quyết đoán của người chỉ huy. 
Như lời ông kể, lúc đó ai cũng bình tĩnh làm nhiệm vụ và bản thân ông là người chịu trách nhiệm cao nhất nghĩ rằng, nếu tàu chìm ở vị trí này, với độ sâu trên 1.000m, ta sẽ mất tàu, mất đảo và gần năm mươi cán bộ chiến sĩ trên tàu sẽ hy sinh. Cách duy nhất là phải đưa tàu lên đảo thì mới giữ được đảo, giữ được tàu. Khi tàu lên bãi cạn, ta sẽ dùng súng bộ binh đánh quân đổ bộ lên đảo, không cho chúng chiếm đảo. 
Hạnh phúc của người lính là được bảo vệ Tổ quốc
Giờ nhớ lại thì lâu nhưng lúc đó, như hồi ức của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, ông quyết nhanh và mọi người tán thành suy nghĩ đó. Cũng may mắn, dù nước đang tràn dần vào khoang nhưng buồng máy đã sửa xong. Máy đã xong nhưng buồng lái kẹt không thể lái, những thủy thủ của tàu 505 đã sử dụng một máy tiến, một máy lùi thay lái rồi dùng hết công suất tăng tốc lên bãi san hô. Hai phần ba thân tàu đã được nằm trên bãi cạn, tất cả sẵn sàng vào vị trí chiến đấu. 
Thấy tình hình thay đổi không theo dự liệu, tàu đối phương bắn một đợt rồi lùi ra xa. Vừa lo cho những đồng đội bị thương, Vũ Huy Lễ và các anh em trên Cô Lin nhanh chóng chuẩn bị xuồng quay lại tìm kiếm và cứu các đồng đội bên phía đảo Gạc Ma. Hơn 40 chiến sĩ đã được cứu vớt khi đang trôi dạt trên biển, trong đó có cả những tử sĩ và thương binh. 
Đến hơn 11 giờ trưa, tàu HQ 671 ra đến nơi, kịp thời đưa anh em bị thương về điều trị tại đảo Sinh Tồn. Rưng rưng nhớ lại thời khắc quyết định lao tàu HQ 505 lên đảo, Đại tá Vũ Huy Lễ đúc kết: “Khi đó trong hoàn cảnh thông tin liên lạc trên tàu đã hỏng nên không thể báo cáo tình hình với cấp trên. Quyết định lao tàu lên đảo được tôi đưa ra với tâm thế của một người có trách nhiệm lớn nhất trong hoàn cảnh trực tiếp và ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Đó là quyết định lớn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình”. Sau hành động quyết đoán ấy, tàu HQ 505 và thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được Sở chỉ huy tiền phương Chiến dịch CQ 88 tuyên dương. 
Dù có thể rút về đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe nhưng ông vẫn không nỡ xa rời Cô Lin. “Rất nhiều người đã ngã xuống mới giữ được đảo. Lúc ấy chưa ai biết đảo có còn bị tàu địch tấn công nữa hay không. Vì thế, tôi tiếp tục xin được ở lại cùng chín chiến sĩ nữa, trên chính con tàu HQ 505”
Sau trận hải chiến 14/3/1988, hầu như ngày nào địch cũng cho tàu chiến ra khiêu khích. Có ngày chúng quấy nhiễu tới ba, bốn lần và dùng loa réo cả tên ông: “Vũ Huy Lễ, hãy đầu hàng!”. Thế nhưng, điều đó càng thôi thúc ông và đồng đội quyết tâm bám trụ. 
Tình cảnh khi đó rất khó khăn, máy bay trực thăng của ta phải ra tiếp tế từng cái khăn mặt, từng bánh xà phòng nhưng ông và các đồng đội vẫn luôn vững vàng. Quãng thời gian sau đó, Vũ Huy Lễ bảo, ông ở lại tàu HQ 505 đến tháng 6 năm 1988, khi các hành động khiêu khích của Trung Quốc đã giảm và chủ quyền trên đảo Cô Lin được giữ vững.
Vĩ thanh
Với quyết tâm xả thân giữ đảo, giữ biển của cá nhân Vũ Huy Lễ cũng như các thành viên của HQ 505, ngày 06/01/1989 ông và tập thể tàu đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân”. 
Với cá nhân Vũ Huy Lễ, ông bảo đó là công lao và cũng là sự vinh danh dành cho tất cả những con người trong trận chiến đó. Ông chỉ khiêm tốn nhận mình như một thành viên. Và ai ở vị trí của ông lúc đó đều hành xử như vậy cả thôi. 
Gần ba mươi năm trở lại chốn xưa, nước mắt người thuyền trưởng năm xưa đã chảy. Trường Sa của ngày hôm nay đã khác trước rất nhiều, đã trưởng thành và phát triển như một đất liền thu nhỏ. Nhìn các cháu bi bô tới trường, nụ cười tươi rói của các chiến sĩ trẻ trên Sinh Tồn, Song Tử, Cô Lin… với ông, nó như một niềm hạnh phúc./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.