Gặp lại người còn lại sau ca phẫu thuật lịch sử tách cặp song sinh dính liền

Hình ảnh cặp song sinh dính liền nhau
Hình ảnh cặp song sinh dính liền nhau
(PLO) -Trong ca mổ lịch sử tách rời cặp đôi song sinh 28 năm trước, Nguyễn Việt đã chịu phần thiệt thòi về mình để người em Nguyễn Đức có cơ thể lành lặn nhất có thể. 

Sau ca phẫu thuật, thể lực người anh dần dần suy kiệt và trút hơi thở cuối cùng vào năm 2007 sau thời gian dài rơi vào trạng thái thực vật. Nguyễn Đức ý thức sâu sắc sự sống của anh hôm nay đều do anh trai hy sinh, nên từng ngày nỗ lực vươn lên mọi nghịch cảnh. Anh chia sẻ: “Tôi phải sống thật tốt, vì tôi không chỉ sống cho cuộc sống của riêng mình, mà còn sống thay cả phần đời của người anh vĩ đại”.

Ca phẫu thuật lịch sử

Đã hơn 8h tối, anh Nguyễn Đức (35 tuổi, ngụ đường Trần Minh Quyền, phường 10, quận 3, TP HCM) mới kết thúc một ngày làm việc. Trong quán cà phê trên đường Cao Thắng, người đàn ông thân hình nhỏ thó, mất hoàn toàn chân phải, đang ngồi lọt thỏm trên chiếc ghế nhựa.

Thế nhưng anh có đôi mắt sáng, nụ cười hiền thường trực, gương mặt toát lên sự thông minh, cương nghị. Anh tâm sự, bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời là tiến hành phẫu thuật tách rời với người anh song sinh Nguyễn Việt vào năm 1998. Đã 28 năm đã trôi qua, nhưng trong tâm trí anh, mọi chuyện như chỉ vừa mới xảy ra ngày hôm qua.

Nhắc đến những ngày tháng cũ, anh Đức hồi ức vốn sinh ra tại một vùng quê hẻo lánh thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, vùng đất chịu nhiều ảnh hưởng của chất độc màu da cam trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Tháng 2/1981, anh và người anh trai Nguyễn Việt ra đời trong sự bàng hoàng của dân làng bởi mang thân hình dị biệt. Hai anh em dính liền vào nhau ở phần bụng, có chung hậu môn và bộ phận sinh dục, có hai chân và một chân cụt, cân nặng chỉ 2,2kg. 

Ở vùng quê lạc hậu, khi hai đứa trẻ sinh ra, những người làng quan niệm đó là “yêu quái”, và họ muốn mang hai đứa trẻ ra suối đốt. Rất may, chuyện đốt đã không xảy ra khi hai đứa trẻ được chuyển ra Bệnh viện hữu nghị Việt – Đức (Hà Nội) để chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa trị. Tên bệnh viện Việt – Đức sau đó được sử dụng để đặt cho cả hai anh em.

Tại viện, tình hình sức khỏe của cặp song sinh ngày một giảm sút. Rất nhiều cơ quan báo chí đồng loạt phản ánh tình hình kêu gọi các tổ chức xã hội, cá nhân can thiệp giúp đỡ. Một năm sau, hai anh em được chuyển vào Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) để theo dõi. 

Anh Đức và những người bạn trong một chuyến từ thiện
Anh Đức và những người bạn trong một chuyến từ thiện

Được các nhân viên y tế Làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ yêu thương, săn sóc, tuổi thơ của Việt và Đức cứ thế trôi qua. Dù không thể tách rời nhau, song, hai anh em phát triển, tồn tại như hai cá thể độc lập. Người anh Nguyễn Việt cơ thể suy nhược, yếu ớt, trí tuệ, phản ứng đều rất chậm. Nguyễn Đức may mắn hơn khi có được thể trạng mạnh khỏe. Lúc Nguyễn Đức biết bò đi thì người anh vẫn nằm bất động. Thế nên cậu em muốn di chuyển tới đầu đều phải kéo theo người anh tội nghiệp. 

Năm lên 6, Nguyễn Việt gặp chứng bại não, cơ thể gần như bất động. Nguyễn Đức cảm nhận được mọi sự đau đớn, tuyệt vọng anh trai trải qua. Không lâu sau đó, Việt hôn mê và không thể tỉnh táo trở lại, sống đời thực vật bên cạnh người em còn tỉnh táo.

Nhận thấy tình hình bất ổn, bệnh viện Từ Dũ ra lời kêu gọi mong muốn được cứu giúp hai đứa trẻ tội nghiệp. Một hãng truyền hình Nhật đã đưa tin và hai anh em được đưa qua Nhật Bản chữa trị, tuy nhiên, kết quả đã không thành công. 

Trở về, hai anh em luôn ở trong tình trạng yếu dần và có thể đột tử. Trước nguy cơ Đức bị ảnh hưởng sức khỏe nếu chẳng may Việt qua đời, bệnh viện Từ Dũ quyết định tách rời cặp song sinh dính liền nhau.

Tháng 10/1988, sau một thời gian chuẩn bị, ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh được thực hiện với sự tham gia của ê kíp bao gồm 70 giáo sư, bác sĩ đầu ngành của Việt Nam, Nhật Bản và một số quốc gia khác. Ca phẫu thuật kéo dài 12 tiếng đã thành công tốt đẹp và đi vào lịch sử y học Việt Nam. Việt đã hy sinh nhiều phần cơ thể cho em, nhường lại cho Đức tất cả bộ phận có chung. Sau mổ, Việt sống bằng hậu môn nhân tạo, thông tiểu bằng ống. 

Đưa mắt nhìn xuống đôi chân của mình, anh Đức tâm sự: “Sự lựa chọn là bất khả kháng bởi anh Việt khi đó đã sống thực vật, nhưng với tôi đó là cả sự may mắn, trân trọng và mang ơn. Cơ thể tôi cũng chính là một phần cơ thể của anh ấy”.

Nghị lực sống mạnh mẽ

Từ ngày được tách rời, cuộc đời hai anh em rẽ vào hai hướng khác nhau. Người anh Nguyễn Việt dù vẫn hôn mê như trước, nhưng nhờ sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện Từ Dũ, cuộc sống kéo dài đến năm 2007.

Nguyễn Đức dù có đầy đủ các bộ phận, nhưng vẫn thiếu mất chân trái. Nhờ sự bảo trợ của làng Hòa Bình, Đức được hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng, theo học văn hóa, ngoại ngữ, từng bước tạo lập hành trang cho cuộc sống mới.

Ngoài ra, Đức cũng nhận được nhiều sự ưu ái, giúp đỡ nhiệt thành của các tổ chức từ thiện xã hội. Hết lớp 10, Đức quyết định ngừng việc theo đuổi chương trình văn hóa, chuyển sang học tiếng Nhật, tin học và các kỹ năng sống, giao tiếp xã hội.

Ý thức được những thiệt thòi mình phải chịu đựng, Đức luôn cố gắng, nỗ lực gấp nhiều lần những người bình thường. Xứng đáng với công sức của mình, chỉ một thời gian sau, chàng trai khuyết tật được nhận vào làm việc tại làng Hòa Bình.

Năm 2010, hạnh phúc đối với Đức trở nên tròn đầy hơn khi anh quen biết chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (34 tuổi), người vợ hiện tại của mình. “Chúng tôi quen nhau trong một đám cưới của người bạn. Mặc cảm vì mình khuyết tật, tôi ít giao tiếp với người lạ. Không ngờ, chính cô ấy là người chủ động làm quen và hẹn hò”, người đàn ông cười, kể lại.

Nguyễn Đức 28 năm sau ngày được thực hiện phẫu thuật
Nguyễn Đức 28 năm sau ngày được thực hiện phẫu thuật 

“Lúc mới quen, gia đình cô ấy cũng cũng có phản đối vì tôi là người tật nguyền, sợ tôi không thể mang lại hạnh phúc cho con gái họ. Nhưng sự chân thành của tôi, tình yêu nồng nàn của cô ấy đã khiến gia đình hồi tâm chuyển ý”. 

Sau 2 năm tìm hiểu, đôi tình nhân tổ chức đám cưới ấm cúng với sự chúc phúc của đông đảo người thân, bạn bè. Đến nay, vợ chồng Nguyễn Đức có hai đứa con song sinh một trai, một gái. Tên của các con cũng được anh đặt gắn liền với xứ sở mặt trời mọc như để nhắc nhớ đến những ân nhân ở đất nước Nhật Bản đã giúp anh có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Trong suốt cuộc trò chuyện, anh Đức không hề nhắc đến cha, cũng không muốn chia sẻ nhiều về mẹ. Tuổi thơ của anh dường như không có bóng dáng của hai đấng sinh thành. Anh tâm sự, bây giờ cha mẹ cũng có cuộc sống riêng của mình, anh cũng hạnh phúc với những gì mình có được. Chỉ thi thoảng, anh mới liên lạc với mẹ qua điện thoại.

Hiện tại, ngoài việc làm hành chính ở làng Hòa Bình, anh Đức còn làm việc cho một công ty du lịch Nhật Bản có tiếng tại TP HCM. Nhờ giỏi Nhật ngữ anh thường được cử đi đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác đến từ xứ sở hoa anh đào.

Anh cũng là Đại sứ hòa bình tại Nhật Bản, tham gia Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản nhiệm kỳ 2016-2020. Nguyễn Đức cho biết, nhờ được mọi người tin tưởng nên từ trước đến nay anh từng có hơn 45 lần qua Nhật công tác.

Là người khuyết tật, vượt qua số phận nghiệt ngã, ý thức được rằng mình sẽ không có được như hiện tại nếu không nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh, Nguyễn Đức luôn dành tình cảm đặc biệt cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Năm 2012, anh đứng ra thành lập Hội từ thiện “Vì một thế giới đẹp tươi”, có nhiều hoạt động hiệu quả, mang niềm vui nho nhỏ đến với nhiều số phận bất hạnh trên cả nước.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.