Gạo lứt chữa ung thư: Nghe dân gian hay đợi khoa học?

Gạo lứt chữa ung thư: Nghe dân gian hay đợi khoa học?
(PLO) - Người dân đang có xu hướng tin vào nhiều loại gạo lứt giá cao được quảng cáo chữa được đủ loại bệnh nan y như ung thư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cần thận trọng và phải kiểm chứng khoa học.

“Ma trận” gạo lứt

Theo khảo sát của phóng viên, nhiều chợ đại lý gạo tại Hà Nội bán các loại gạo lứt (gạo lứt móng rồng đỏ, lứt đen và lứt trắng...) luôn được quảng cáo hiệu quả như thần dược. Tại các chợ Bưởi (Tây Hồ), Nghĩa Tân (Cầu Giấy), giá gạo lứt đỏ bán với giá từ 30.000- 35.000đ/kg, gạo tám lứt giá 25.000- 28.000đ/kg tùy cửa hàng. Những loại gạo này được cho vào bao tải, thùng, bày bán chung với các loại khác. “Tôi cũng không biết gạo trồng ở đâu, mình lấy ở đại lý gạo rồi về bán”- chủ cửa hàng Sơn Thoa (chợ Bưởi) cho biết.
Tại chợ Nghĩa Tân, gạo lứt móng rồng và lứt dẻo bán giá thấp nhất 30.000đ/kg. Theo chủ cửa hàng lương thực Hà Cúc, đây chủ yếu là gạo lứt “sạch” được sản xuất ở Đồng Tháp và Điện Biên, nên giá cao hơn loại thông thường. Tuy nhiên, gạo này được đựng trong những thùng nhựa, không bao bì, không ghi nơi sản xuất và hạn sử dụng. Một số loại gạo lứt bán tại các cửa hàng, đại lý gạo được đóng gói 1kg và 2kg, có ghi nơi sản xuất, hạn sử dụng với giá từ 40.000 - 60.000đ/kg. Cửa hàng của bà Loan (Thái Thịnh, Đống Đa) bán gạo lứt đen giá lên tới 60.000đ/kg.
Một sản phẩm mới vừa ra mắt là gạo mầm Vibigaba. Theo chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (chi nhánh Cty CP Lương thực Phương Nam tại Từ Liêm, Hà Nội), loại gạo lứt này được các kỹ sư ủ lên mầm theo quy trình kỹ thuật chuyển giao từ Nhật Bản. Chị Hằng cho hay, gạo mầm dành riêng cho người tiểu đường. Người bị bệnh có thể ăn no cơm mà không lo tăng lượng đường trong máu vì giảm một nửa lượng đường trong gạo. Gạo mầm được đóng gói nửa cân và một cân, hút chân không bán với giá 80.000đ/kg. Với những gói đã mở ra chỉ cần để trong nhiệt độ bình thường.
Ngoài ra, để tiện dụng cho khách hàng, rất nhiều sản phẩm từ gạo lứt đã được chế biến sẵn như: Gạo lứt rong biển, lứt muối mè ăn liền với giá từ 80 đến 88 nghìn đồng/kg như của Cty Thiên Ưng (phường 14, quận 3, TPHCM). Các sản phẩm này được quảng cáo sau 1 tháng ăn gạo lứt có thể giảm từ 3 đến 6 kg.

Thận trọng với quảng cáo

GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về lúa gạo cho rằng, bản chất, gạo lứt là loại không đánh bóng, có lớp vỏ cám bọc ngoài chứa một số vitamin tốt cho sức khỏe. Về màu gạo lứt, GS Xuân cho biết, đây cũng là “mẹo” để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá đến người tiêu dùng. Hiện, tại ngân hàng giống lúa của trường ĐH Cần Thơ có trên 3.000 loại với đủ các màu như đen, tím, đỏ…nên việc tạo màu cho gạo không khó.
Gạo lứt bán tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội)
 Gạo lứt bán tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội)
“Những quảng cáo về tác dụng chưa qua nghiên cứu lâm sàng để kết luận. Việc dùng loại gạo này khỏi bệnh với bao nhiêu % trên tổng số người mắc bệnh cùng sử dụng gạo này chưa làm rõ. Quảng cáo chủ yếu dựa trên những người có kết quả tốt; những người không có kết quả tốt đã bị loại đi, vì vậy không hoàn toàn chính xác”- GS Xuân nói.
GS Xuân cảnh báo: Người tiêu dùng nên cẩn thận trước những quảng cáo như vậy. Nên thử trước, nếu phù hợp sẽ tiếp tục sử dụng. Theo chuyên gia lúa gạo, ngoài gạo lứt, một số đơn vị cũng trồng được gạo hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn, như gạo hữu cơ Hoa Sưa của Cty CP Thương mại và sản xuất Viễn Phú trồng ở U Minh (Cà Mau), được cơ quan quốc tế Hà Lan cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn của Mỹ, EU. Tuy nhiên, loại gạo này giá cao.
Theo TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, dân gian cho rằng ăn gạo lứt có tác dụng chữa bệnh, có thể phòng chống ung thư. Trong gạo lứt có mầm cám, vỏ cám, chất béo không no, một vài chất có thể chống ung thư.
TS Hàm cho hay, hiện chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định. Tuy nhiên, theo ông, kinh nghiệm dân gian cũng không sai, nhưng việc ăn gạo lứt để chống ung thư chỉ tùy thuộc vào từng người. Theo đó, thể trạng của mỗi người khác nhau và có phù hợp để hấp thu với các chất có trong vỏ cám hay không.
Ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, gạo lứt có một số vitamine tốt cho sức khỏe, nhưng để khẳng định chữa bệnh, nhất là bệnh ung thư cần tìm hiểu thêm.
“Tôi cũng ủng hộ loại gạo này vì nó giúp đa dạng hóa các giống gạo, nhưng để tuyên truyền về tác dụng chữa bệnh, phòng chống bệnh tật phải dựa trên các nghiên cứu khoa học để chứng minh”- ông Quảng nói.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.