F0 cách ly tại nhà, những lưu ý về chăm sóc sức khỏe

F0 cách ly tại nhà, những lưu ý về chăm sóc sức khỏe
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vừa qua, TP Hồ Chí Minh đã quyết định chính thức thí điểm cách ly F0 không triệu chứng tại nhà. Nhiều người lo lắng rằng việc chữa trị tại nhà sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe cũng như cho cộng đồng. Các chuyên gia y tế đã đưa ra lời khuyên cho vấn đề này.

F0 cách ly tại nhà như thế nào?

Theo văn bản của Sở Y tế TP HCM, nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp, không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về cách ly tại nhà nếu đảm bảo điều kiện an toàn, phòng chống lây nhiễm. Quá trình điều trị, theo dõi sức khỏe tại nhà có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Bệnh nhân sẽ được tiếp tục xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.

Thí điểm được dựa trên thống kê về tình trạng các ca nhiễm COVID-19 thời gian qua. Hầu hết người bệnh (hơn 80%) có triệu chứng nhẹ như: Sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.

Theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế, khoảng gần 20% số bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 5 - 8 ngày. Các biểu hiện nặng như suy hô hấp cấp với triệu chứng như thở nhanh, khó thở, tím tái…

Thời kỳ hồi phục thường sau giai đoạn toàn phát là 7 - 10 ngày, nếu không có suy hô hấp cấp tiến triển. Bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh. Về tổ chức chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với trường hợp F0 và F1, y tế địa phương phải tổ chức đội theo dõi sức khỏe hằng ngày đối với các trường hợp F0 cách ly tại nhà; tổ chức đường dây nóng tiếp nhận thông tin trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng, khẩn trương đưa vào bệnh viện điều trị.

F0 cách ly tại nhà, những lưu ý về chăm sóc sức khỏe.

F0 cách ly tại nhà, những lưu ý về chăm sóc sức khỏe.

Tăng sức đề kháng, bảo vệ người chung quanh

Trong giai đoạn bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, yếu tố quan trọng cần lưu ý đó là việc liên tục theo dõi diễn biến sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giữ tinh thần tốt. Đặc biệt, F0 cần chú trọng giữ gìn, bảo vệ, tránh để bị lây nhiễm cho người nhà và những người chung quanh.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), việc cách ly, điều trị F0 tại nhà là quyết định cần thiết và hợp lý trong thời điểm này. Vì vậy, người bệnh cần hết sức bình tĩnh khi đã là F0 nhưng chưa được chuyển đi.

Trường hợp cả nhà là F0 thì sẽ không lây thêm. Đa số người trẻ không dư cân, không bệnh nền sẽ sinh hoạt bình thường, có thể sốt hay đau họng. Nếu có đau họng thì nên thường xuyên súc họng.

Nếu trong gia đình có người chưa dương tính, hãy tách họ ra, nhất là người nguy cơ cao như lớn tuổi, có bệnh nền.

Theo bác sĩ Khanh, người bệnh được điều trị tại nhà tức là xét nghiệm đã có kết quả nồng độ virus trong vùng họng thấp và sẽ giảm thêm vào những ngày tới, nên khả năng lây cho những người trong gia đình không cao. Tuy nhiên, cần phải tuyệt đối thực hiện những quy định như: Giữ khoảng cách trên 2m khi tiếp xúc với người nhà, mang khẩu trang và tấm che giọt bắn trong lúc được tiếp tế.

Trường hợp nếu cách ly trong phòng chỉ có một mình, người bệnh không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên.

Cho dù tình trạng bệnh của người bệnh đã ổn định nhưng vẫn phải tự theo dõi sức khỏe của mình. Tự theo dõi nhiệt độ mỗi ngày, nếu có lo lắng và bất thường thì liên lạc với nhân viên y tế.

Cạnh đó, bác sĩ Khanh cũng có những lưu ý nhỏ để tăng sức đề kháng nhằm giúp bệnh mau khỏi như người bệnh cần uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, vận động tập thể dục điều độ...

Người nhà và bệnh nhân cần bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt. Ăn sạch, uống sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ, luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau đi vệ sinh. Phòng ở phải thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh bề mặt xung quanh nơi tiếp xúc nhiều.

Đặc biệt, người bệnh không được ra khỏi nhà cho tới khi ngành Y tế cho phép. Nhân viên y tế sẽ liên hệ với người bệnh để làm xét nghiệm lại và quyết định khi nào bệnh nhân được hòa nhập với cộng đồng.

Bác sĩ Khanh cũng nhấn mạnh, yếu tố tâm lý và tinh thần rất quan trọng, bệnh nhân và người nhà cần bình tĩnh động viên và chăm sóc nhau trong khi chờ ngành Y tế.

Cạnh đó, người chưa xác định mình là F0 hay không phải đeo khẩu trang và nên có thêm tấm chắn giọt bắn để tránh phát tán virus ra cộng đồng. Hiện trên mạng có nhiều nguồn thông tin thất thiệt cho rằng đeo khẩu trang, dù đeo nhiều cái cũng không hạn chế được lây lan virus. Về điều này, bác sĩ Trương Hữu Khanh khẳng định, virus dù nhỏ đến đâu cũng phải ẩn trong giọt bắn. Vì thế, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2m chính là biện pháp an toàn cơ bản mà mỗi người dân cần tuân thủ lúc này.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.