Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ được quản lý, vận hành thế nào?

Chạy thử đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Chạy thử đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND, ngày 19/10/2020, ban hành Quy định về quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2A Cát Linh - Hà Đông.

Theo đó, UBND TP Hà Nội giao cho Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội trách nhiệm ban hành biểu đồ chạy tàu tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2A Cát Linh - Hà Đông để tổ chức triển khai thực hiện và gửi cơ quan chức năng để giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu chậm nhất 10 ngày trước ngày biểu đồ chạy tàu có hiệu lực thi hành.

Quyết định cũng nêu rõ, vé hành khách được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 54 Luật Đường sắt; giá vé vận tải hành khách trên đường sắt đô thị do UBND TP Hà Nội quy định; vé được niêm yết tại các ga đường sắt và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội trước thời điểm áp dụng.

Về chính sách miễn, giảm giá vé, việc miễn, giảm giá vé cho hành khách sử dụng đường sắt đô thị thực hiện theo Luật Đường sắt, Chương V Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ, các quy định hiện hành có liên quan và quy định của Thành phố.

Về công tác quản lý tài chính trong hoạt động kinh doanh đường sắt đô thị, Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND nêu rõ phải tuân thủ theo Mục 4 Chương VI Luật Đường sắt và các quy định hiện hành có liên quan. Riêng Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội sẽ được hưởng chính sách trợ giá theo quy định hiện hành của Chính phủ, HĐND, UBND TP Hà Nội.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội căn cứ phương án vận hành và phương án kinh doanh được cấp thẩm quyền duyệt sẽ xây dựng phương án, đề xuất nhu cầu kinh phí chi trợ giá, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí ngân sách hằng năm.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13 km với 12 ga đưa đón khách, trên lộ trình: Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - ĐH Quốc gia - vành đai 3 - Thanh Xuân - Bến xe Hà Đông - trung tâm Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới, và khu đề-pô  tại Ba La (Hà Đông). Tuyến có 13 đoàn tàu (mỗi đoàn 4 toa), tuần suất hoạt động 4 đến 6 phút/lượt, tốc độ vận chuyển tối đa 80km/h.

Dự án được khởi công năm tháng 10/2011, tiến độ hoàn thành tháng 6/2015 với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 552 triệu USD (chủ yếu vốn vay ODA Chính phủ Trung Quốc). Đến nay dự án đã có một số lần chạy tàu thử nghiệm nhưng vẫn chưa thể chạy chính thức do dự án chưa thể nghiệm thu và các đoàn tàu chưa được kiểm định an toàn.

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.