Dùng đũa như thế nào để không hại sức khỏe?

Đũa gỗ không sạch gặp trời ẩm ướt dễ sinh ra nấm mốc gây ung thư nên cần được vệ sinh kỹ càng và thay mới sau mỗi 4 tháng.

Đũa là vật dụng ăn uống không thể thiếu đối với nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đũa lại ẩn chứa không ít rủi ro sức khỏe. Dưới đây là nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng đũa và cách phòng tránh, theo Sina.

Đũa gỗ

Đũa gỗ được các gia đình chọn dùng nhiều nhất. Tuy nhiên, khi thời tiết ẩm ướt, đũa gỗ rất dễ sinh ra nấm Aspergillus Flavus.

Bác sĩ Sun Feng, phó chủ nhiệm khoa tiêu hóa bệnh viện trực thuộc cấp một thuộc Đại học Trung Y Quảng Châu (Trung Quốc) cho biết Aflatoxin, chất chuyển hóa thứ cấp được tạo ra bởi Aspergillus flavus là chất gây ung thư. Độc tính của Aflatoxin mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và có thể phá hoại tế bào gan.

Bản thân đũa gỗ không tự sinh ra nấm Aspergillus Flavus mà do cách bảo quản, sử dụng. Nếu rửa không sạch, đũa gỗ gặp thời tiết ẩm ướt và nóng bức sẽ dễ bị mốc, từ đó tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Ngoài ra, đũa gỗ dùng lâu dễ xuất hiện vết nứt ẩn chứa bụi bẩn, tiếp xúc nước lâu ngày sẽ phát triển thành nấm mốc. Không chỉ riêng đũa, các sản phẩm từ gỗ như dao, thớt... cũng gặp tình trạng tương tự.

Đũa gỗ được sử dụng rộng rãi nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe. Ảnh:AGCR.

Đũa gỗ được sử dụng rộng rãi nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe. Ảnh:AGCR.

Để đũa gỗ không bị mốc, bác sĩ Sun khuyến cáo những điều sau:

- Đũa phải được rửa sạch triệt để.

- Thường xuyên phơi đũa dưới nắng.

-  Dùng tủ khử trùng để vệ sinh đũa (nếu có thể).

- Thay toàn bộ đũa mới sau 4 tháng sử dụng.

Đũa sơn

Vì có màu sắc và họa tiết đa dạng bắt mắt nên đũa sơn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, lớp sơn trên bề mặt đũa có thể chứa các kim loại nặng và phụ gia độc hại. Về lâu dài, lớp sơn này dễ bong ra và đi vào cơ thể, làm hại gan và thận.

Tốt nhất, bạn không nên sử dụng đũa sơn ở nhiệt độ cao. Lưu ý bỏ đi ngay nếu thấy lớp sơn đã bong tróc. 

Đũa tre dùng một lần

Đũa tre dùng một lần thường đi kèm đồ ăn mang về. Ảnh:11street.my.

Đũa tre dùng một lần thường đi kèm đồ ăn mang về. Ảnh:11street.my.

Trong quá trình gia công, đũa tre dùng một lần thường bị cho thêm bột làm trắng, do đó để lại chất hóa học trên bề mặt đũa. Bột làm trắng vào cơ thể sẽ gây tổn thương cho gan và nội tạng, thậm chí dẫn đến sỏi mật. 

Đũa kim loại

Người ưa thích món ăn Hàn Quốc không xa lạ gì với đũa kim loại. Về mặt vệ sinh, đũa kim loại được coi là tốt hơn đũa gỗ và đũa tre do làm từ kim loại không gỉ, khó xuất hiện mầm bệnh. 

Tuy vậy, đũa kim loại lại nặng và khó cầm, khiến người dùng gặp khó khăn khi gắp thức ăn.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.