Đừng biến lễ hội phồn thực ngàn năm tuổi thành… phim 18+

Những máy ảnh, máy quay tại Lễ Mật đã làm mất tính thiêng của lễ hội phồn thực
Những máy ảnh, máy quay tại Lễ Mật đã làm mất tính thiêng của lễ hội phồn thực
(PLVN) - Ngày xuân, một số nơi tổ chức lễ hội phồn thực, thờ sinh thực khí trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ đặc sắc. Lễ hội thiêng này là nơi gửi gắm ước vọng của những người dân làng về sự sản sinh, sinh sôi, dồi dào. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lễ hội phồn thực thiêng liêng đã bị  một số người làm hoen ố, dung tục hóa. 

Những lễ hội phồn thực ngàn năm tuổi 

Đêm 11, rạng sáng 12 âm lịch hàng năm, tại miếu Đụ Đị (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), diễn ra màn Lễ Mật “tế nhị” nhất Việt Nam. Đây là một nghi lễ cổ xưa, còn lưu giữ duy nhất ở vùng đất Tổ.

Lễ hội này có tên “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là lễ hội “Trò Trám”. Giữa đêm, chủ tế tiến hành làm lễ rồi mang hai “vật linh” thờ trong miếu ra thực hiện nghi thức gọi là “linh tinh tình phộc”. “Vật linh” là sinh thực khí gồm Nõ (tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam) và Nường (tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ).

Một cặp vợ chồng, hoặc đôi trai gái tại làng sẽ thực hiện nghi lễ Lễ Mật với hai “vật linh” này. Người Nam sẽ cầm chiếc Nõ đâm vào Nường do người nữ mang trên tay. Nghi thức diễn đi diễn lại 3 lần. Nếu cả 3 lần Nõ đâm trúng Nường, thì có nghĩa là Lễ Mật thành công, cả năm dân làng sẽ gặp may mắn, làm ăn thuận buồm xuôi gió, được mùa.

Lễ hội “Ná Nhèm” (tiếng Tày là “bôi nhọ mặt”) là lễ hội truyền thống đặc sắc của người Tày ở khu vực cửa đình Làng Mỏ (xã Trấn Yên, huyên Bắc Sơn,  tỉnh Lạng Sơn) được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng. Trong lễ hội, 6 trai làng cao to, khoẻ mạnh, được giao nhiệm vụ khiêng “tàng thinh” - tượng trưng cho linh vật của người đàn ông. 

Lễ hội “Ông Đùng - bà Đà” diễn ra vào ngày 14/4 âm lịch hàng năm tại Đền thờ bà chúa Muối thuộc làng Quang Lang (xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Trong lễ hội các hình nộm mang cả dáng dấp ông Đùng và bà Đà.

Khi múa lúc nghiêng ngả, quay sang phải, sang trái, cho ông bà có cơ hội “bày tỏ” tình cảm vui mừng với nhau. Các vai ông Đùng, bà Đà phải phối hợp sao cho những lần giáp mặt, thân chập vào nhau. Người Quang Lang giải thích đó là lúc ông bà đang “ăn nằm” với nhau. Sau đó, đoàn múa ra khỏi Đền và đi quanh làng, các Đùng con quấn quýt xung quanh Đùng bố mẹ.

Những hành động phản cảm, dung tục hóa lễ hội

Tại lễ hội phồn thực có nghi lễ luôn được cộng đồng, làng xã ấy bảo vệ rất nghiêm ngặt được gọi là Lễ Mật. Lễ Mật được tổ chức tại đình hoặc miếu, càng ít người trong đó càng đảm bảo tính linh thiêng của nghi lễ. Đặc biệt, nghi lễ “tế nhị” được diễn ra trong đêm tối, không cho phép người tham dự được chụp ảnh hay ánh sáng chiếu vào. Đây là một điều cấm kỵ. 

Thế nhưng, đáng buồn, trong những năm gần đây, có những lễ hội mà cộng đồng muốn thể hiện Lễ Mật của mình ra cho người ngoài, để “câu khách”. Dường như, càng có thêm nhiều người đến dự, họ càng có thêm lợi ích kinh tế. 

Tại “Trò Trám”, rất đông người chen lấn, xô đẩy để vào xem nghi lễ Lễ Mật và tranh nhau chụp ảnh. Đau lòng hơn, tại Lễ Mật năm 2019 vừa qua, một cán bộ ngành văn hóa ngang nhiên livestream (khoảng 20 phút) thực hành trong buổi lễ này trên chính tài khoản facebook của mình. Dù đoạn livestream này sau đó đã bị gỡ bỏ, song nó vẫn là biểu hiện của việc thiếu ý thức trong chính cán bộ ngành văn hóa.

Điều này, gây bất bình, bức xúc cho những người yêu văn hóa. Có người than: “Không hiểu cán bộ văn hóa này nghĩ gì? Chuyện “chăn gối” vợ chồng ông ấy có livestream không mà ông lại dám livestream ở một lễ hội phồn thực với nghi lễ thiêng liêng Lễ Mật ấy?”.

 GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa rất buồn khi nhìn thấy những bức ảnh chụp Lễ Mật của hội “Trò Trám”. Những hành động như giành giật, chụp ảnh, quay phim trong không gian thiêng ấy làm cho tính thiêng bị triệt tiêu. Tính thiêng là hạt nhân quan trọng, là yếu tố tạo sự hấp dẫn, độc đáo của lễ hội truyền thống. Khi tính thiêng bị triệt tiêu thì ý nghĩa lễ hội cũng mất.  

Người yêu văn hóa chưa hết sốc với hành động của cán bộ văn hóa đó lại tiếp tục bất bình với hành động của một bà “đại biểu”. Tại lễ hội “Ná Nhèm”, khi tàng thinh - tượng trưng cho linh vật của người đàn ông được khênh ra làm lễ, một bà đeo mác “đại biểu” đã “cao hứng” chạy vội tới sờ nắn tàng thinh.

Dường như chưa đã, bà này còn thè lưỡi liếm tàng thing trước sự sửng sốt, bất bình của những người tham gia lễ hội. Ngay lập tức, hình ảnh phản cảm đó được nhiều “tay máy” chụp lại và đưa lên mạng xã hội. Rất nhiều người “ném đá” cho rằng, bà “đại biểu” đã làm dung tục hóa, biến lễ hội phồn thực chẳng khác phim 18+. 

Ngày 23/2/2019, ông Hoàng Thế Vinh, Trưởng phòng Văn hóa & Tuyên truyền huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) xác nhận, hình ảnh phản cảm bà “đại biểu thè lưỡi” mà cư dân mạng đang chia sẻ, bình luận rất nhiều trên zalo, facebook là có thật, xảy ra ở lễ hội “Ná Nhèm”.

“Người phụ nữ trong ảnh là đại biểu khách mời đến từ tỉnh Bắc Giang. Việc này xảy ra từ lễ hội “Ná Nhèm” xuân 2018. Họ cũng đã xin lỗi Ban tổ chức và mọi người” - ông Hoàng Thế Vinh cho hay. 

Những người làm văn hóa là phải đi tiên phong tuyên truyền và có hành động văn hóa. Nhưng có thể thấy, hai người mang danh làm văn hóa lại có hành động phản cảm khiến dư luận bất bình. Nên chăng, ban tổ chức cần có chế tài xử phạt thật nặng những hành động “18 +” như ông “văn hóa” và bà “đại biểu” ấy để trong sạch hóa, lành mạnh hóa, đảm bảo tính thiêng của lễ hội phồn thực hàng trăm năm tuổi.

“Đừng nên biến những lễ hội phồn thực thiêng liêng hàng nghìn, hàng trăm năm tuổi thành một “món hàng” câu khách, như phim “18+!” - ông Lê Quang Thắng- Viện Hàn lâm Khoa học – Xã hội Việt Nam nhấn mạnh.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.