Đứa trẻ không phải là nơi trút giận của người lớn

Có một câu ngạn ngữ của người Nigeria: “Cần tới cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ”.
Có một câu ngạn ngữ của người Nigeria: “Cần tới cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hầu hết phụ huynh Việt đều lấy uy quyền làm cha mẹ để đặt lên vai những đứa trẻ của mình nhiều kỳ vọng! Phải học giỏi như “con người ta”, học quá trời cầm kỳ thi họa mà không “ra gì” là không được! Và rất nhiều đứa trẻ bên ngoài vỏ bọc hạnh phúc, luôn phải hứng chịu đòn roi bằng tinh thần hay thể xác - sự bức bối của người lớn…

“Họ phẫn nộ kẻ khác! Nhưng vẫn đánh con mình!”

Cô bé lớp 5 ở Thanh Hóa đang chăm chú làm bài tập, bất thình lình ông bố xuất hiện, đánh túi bụi vào mặt vào đầu dù chẳng có lý do gì. Người bác đang cưu mang cô bé kể lại sự việc với tư vấn viên của Tổng đài bảo vệ trẻ em 111. Hôm giữa tháng 8 đó, ông bố ra tay đánh con trong khi người nồng nặc mùi rượu. Cô bé sợ hãi, chỉ biết ôm đầu cầu xin. May mắn người bác đã có mặt kịp thời đẩy người cha ra. Tuy nhiên, ngay cả lúc ông bố không có hơi men, những trận đòn vô cớ vẫn thường xuất hiện.

Nguyên nhân do hai năm nay làm ăn thất bại, không có tiền bạc, người này đã trút bức bối lên vợ con. Người vợ không chịu nổi bỏ đi, từ lúc đó chỉ còn cô con gái chịu trận, tư vấn viên Tổng đài 111, chia sẻ.

Cô bé đã bị bạo hành một thời gian dài. Em được hai bác đón về nhà nuôi dưỡng để tách khỏi người cha, song bố vẫn tìm đến đánh con. Người bác cho biết, đã nhiều lần khuyên can và nhờ chính quyền địa phương can thiệp nhưng ông bố vẫn làm càn và thường lớn tiếng thách thức “con tao, tao dạy”.

Còn nhiều lắm những câu chuyện bạo hành khác không được phát hiện, như vụ cô bé ở quận Bình Thạnh, TP HCM tử vong hôm 22/12. Trước đó bé gái sáu tuổi ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội thiệt mạng sau cơn nóng giận của bố hồi tháng 9. Hay tháng 10/2019, một bé ba tuổi ở quận Đống Đa cũng chết sau những trận hành hạ của cha dượng, mẹ đẻ.

Theo số liệu của Bộ Công an, năm 2020 có gần 2.000 vụ bạo hành trẻ bị phát hiện, 1.506 trẻ em bị xâm hại tình dục. Đáng nói, 97% kẻ gây hại đều là phụ huynh, người thân của nạn nhân. Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111 cho biết, tiếp nhận trung bình 30.000 cuộc gọi phản ánh và cầu cứu mỗi tháng. Tuy nhiên, giữa năm 2021, khi nhiều địa phương giãn cách xã hội, trẻ em ở trong nhà với người thân, số cuộc gọi tăng tới 40.000 - 50.000 mỗi tháng.

Theo bà Nguyễn Phương Linh, giám đốc Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD, những cái chết thương tâm của trẻ vì bạo hành gia đình thời gian qua, dường như vẫn chưa đủ sức cảnh báo những người làm cha mẹ. “Họ có mặt đâu đó trong đám đông lên án và phẫn nộ kẻ khác, nhưng ngay sau đó vẫn đánh con”, bà Linh nhận xét. Thậm chí, các nghiên cứu quy mô lớn trên thế giới đã chỉ ra, 2/5 số phụ huynh được hỏi thừa nhận đánh trẻ mạnh hơn dự định.

Trái với suy nghĩ “yêu cho roi cho vọt” của cha mẹ, hơn 90% trong số 5.400 ý kiến của trẻ em khắp cả nước cho dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do MSD thực hiện tháng 11/2021, cho thấy mọi hình thức như đánh bằng tay hay bằng các vật dụng, giật tóc, mắng, so sánh, chửi bới, hay các hình thức tra tấn khác đều là bạo lực, dù cha mẹ có nhân danh đó là yêu thương.

Em Mai, 14 tuổi, ở Quảng Ngãi chia sẻ, ở quê em bố mẹ thường dùng đòn roi để răn đe ngày còn nhỏ. Lúc lớn lên, các em thường chịu những lời cay nghiệt. Mai thường bị mắng: “Sao mày không chết đi? Tao không nên đẻ ra mày. Mày còn không bằng con chó, còn bò... Lâu lâu lại nhắc lại, còn đánh thì rất đau”.

Em Ngân Anh, 13 tuổi, ở Hà Nội từng chứng kiến một bạn hàng xóm trên em một lớp bị mẹ bạo hành. “Bố chị ấy mất sớm. Một lần không biết lý do vì sao mà mẹ đánh chị ấy, bắt cởi hết quần áo, bắt đứng ra đường và cầm roi vụt. Đó là bạo lực cả về thể chất và tâm lý”, Ngân Anh kể.

Theo bà Phương Linh, không có giáo dục bằng bạo lực, cũng không có khái niệm “bạo lực an toàn”. Hơn nữa, bản chất của bạo lực là leo thang. Một khi hành vi này được dung dưỡng sẽ thành tội ác. Có nhiều cha mẹ vẫn đánh mắng con hàng ngày, lúc đầu là cái đánh tay, tét mông, sau đó là trận đòn bằng roi mây, roi da... Bản chất của bạo lực và cái ác lúc nào cũng leo thang như thế, nếu thoả hiệp với nó, chúng ta sẽ bắt đầu nghĩ là bình thường và tăng mức độ lên.

Những đứa trẻ “mắc kẹt” hậu ly hôn

Năm năm sau ngày bố mẹ chia tay, Thanh Hương viết trong nhật ký “con không biết nghiêng về phía nào cho phải. Về phía mẹ thì ba giận dữ, về phía ba, nước mắt mẹ lưng tròng”.

Thanh Hương, 12 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm, là cô bé ngoan ngoãn, học giỏi. Khi được hỏi chuyện, cô bé kể, cuối tuần được đón sang nhà bố em thường xuyên phải nghe lời chì chiết của bà nội: “Làm gì thì làm, đừng khốn nạn như mẹ mày”. Rồi bố liên tiếp hỏi dạo này mẹ có gặp gỡ ai không? Nếu sau này mẹ lấy chồng về sống với bố không?...

Ở Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ ly hôn mỗi năm, tương đương 0,75 vụ trong mỗi 1.000 dân, có nghĩa cứ bốn đôi đăng ký kết hôn có một đôi ra tòa, theo Tổng cục thống kê năm 2019. Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2009, từ 1,4% lên 2,1%, trong đó 70% vụ do phụ nữ nộp đơn.

Tuấn Anh, 13 tuổi, sống ở quận Tây Hồ, từng là nạn nhân của xung đột giữa cha mẹ hậu ly hôn. Bảy năm trước, bố cậu hùn vốn làm ăn và say nắng với người phụ nữ khác. Để giành quyền chủ động ly hôn, ông bố dùng sim rác, giả làm người đàn ông khác nhắn tin tán tỉnh vợ sau đó dựng kịch bản bắt quả tang. Họ chia tay trong sự ghen tuông của người chồng và sự ấm ức vì oan uổng của người vợ.

Dù đã giành con trai từ vợ cũ nhưng bố Tuấn Anh không hề yêu quý con, thường xuyên đánh mắng, đặc biệt sau khi ông đón con riêng của người tình về nuôi và có con chung sau một năm chung sống. Ông cũng ngăn cản vợ cũ đến gặp con, nên dù thương nhớ, người mẹ chỉ có thể đứng nhìn con từ xa. Thậm chí, để vợ cũ không thể tìm con ở trường, người bố còn sẵn sàng chuyển con hết trường này qua trường khác.

Luật sư Nguyễn Hồng Thái (Công ty luật quốc tế Hồng Thái), người tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho mẹ Tuấn Anh chia sẻ, với một đứa trẻ, không gì đau khổ hơn khi buộc tin rằng cha (hoặc mẹ) chúng là người không tốt, nhất là lại khẳng định từ phía người còn lại. Bởi mối quan hệ của cha mẹ là hình mẫu đầu tiên của trẻ về tình yêu, lòng tốt và sự tôn trọng. Khi trẻ mất lòng tin về giá trị, chúng sẽ hành xử không tốt giống như cách cha mẹ đối xử với nhau. Điều này cũng khiến trẻ sợ yêu và sợ kết hôn. Nó cũng làm mất đi lòng tin của trẻ về sự tôn trọng, đặc biệt là với cha mẹ.

Hơn nữa, sau ly hôn hoặc cha mẹ tái hôn, cảnh sống chung với cha dượng hoặc mẹ kế, tình trạng “con anh, con tôi”, dẫn đến việc thiếu trách nhiệm trong giáo dục con cái như bỏ mặc, ngược đãi. Hành động này sẽ tác động sâu sắc lên nhận thức non nớt của trẻ, gây ra những bất hòa, tổn thương tâm lý, thậm chí cả tính mạng.

Vụ bé gái 8 tuổi ở quận Bình Thạnh, TP HCM gần đây bị bạn gái của bố bạo hành đã khiến dư luận rúng động vì sự tàn ác, vô cảm không chỉ của thủ phạm mà ngay bố đẻ nạn nhân. Cách đây một năm, bé gái N.N.M.M, sinh năm 2017, ở Hà Nội, qua đời sau khi bị mẹ và cha dượng đánh đập, bạo hành liên tục trong hai ngày. Tháng 2/2021, bé gái N.H.B., 12 tuổi, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội cũng bị mẹ đẻ bạo hành và người tình của mẹ xâm hại tình dục gây xôn xao dư luận.

Ở nước Anh gần đây cũng có một vụ việc tương tự. Cậu bé Arthur Labinjo - Hughes cũng bị bạo hành đến chết bởi mẹ kế và cha ruột. Dù tòa án đã trừng phạt họ bằng 29 năm tù cho người mẹ kế và 21 năm tù cho người cha ruột nhưng dư luận vẫn không chấp nhận sự việc dừng lại ở đó. Họ đòi hỏi tất cả các tổ chức từ chính phủ đến nhà trường phải hành động để không còn đứa trẻ nào phải chịu sự tra tấn dã man như Arthur.

Có một câu ngạn ngữ của người Nigeria: “Cần tới cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ”. Không có biện minh nào cho những trận lôi đình, tức giận vô cớ lên đứa trẻ! Chẳng có biện minh nào cho cái ác, lòng nhỏ hẹp của những người lớn lấy sự to xác của bản thân bắt nạt kẻ yếu! Bởi thế, cần sự nghiêm khắc của pháp luật để bảo vệ trẻ, cần cha mẹ học để sẵn sàng làm cha mẹ! Và “cần một ngôi làng” cho những yêu thương, hiền hòa. Nơi những người lớn biết chịu trách nhiệm với bản thân mình, về cuộc đời mình! Thay vì trút lên đầu những đứa trẻ non nớt sự ghẻ lạnh, mầm ác và sự đơn độc, côi cút trong chính ngôi nhà mình!

TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội: Sự vô lý đến tàn nhẫn...

Dù có biện minh rằng dịch bệnh với mức độ chưa từng có tiền lệ đã thu hút toàn bộ tâm trí và sức lực của cả xã hội thì cũng không thể làm giảm bớt trách nhiệm của mỗi chúng ta trước tình trạng bạo lực gia tăng đối với phụ nữ và trẻ em trong thời gian qua. Có những thước phim về những bà mẹ vượt cạn giữa “cơn cuồng phong” của dịch bệnh khiến hàng triệu khán giả nước nhà rơi lệ. Còn những đứa trẻ sinh ra trong những ngày đó nhận được vô vàn những lời chúc phúc. Nhưng bao nhiêu người nghĩ đến những phụ nữ và những đứa trẻ bị đánh đập, bị bỏ đói, bị hành hạ đến chết ở ngay chính nhà mình? Bao nhiêu người nghĩ đến sự vô lý đến tàn nhẫn rằng có những người phụ nữ và những đứa trẻ không bị tổn thương hay tử vong vì dịch bệnh nguy hiểm mà lại bị đánh chửi, bị giày vò, thậm chí mất mạng dưới tay của chính những người thân của mình?

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.