Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: “Giấy phép con” vẫn làm khó DN

Hội nghị nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài
Hội nghị nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài
(PLO) - “Cơ hội cho chúng tôi tiếp xúc với người dân để tuyển lao động là rất khó, mặc dù Bộ và tỉnh đã cho phép nhưng sang đến huyện là chúng tôi mắc. Có những huyện 3 tháng ròng rã chúng tôi không xuống nổi với người dân. Thậm chí, một đồng chí Phó chủ tịch huyện còn yêu cầu chúng tôi phải chờ Thường vụ họp cho ý kiến, mà chờ thì không biết mấy tháng Thường vụ mới họp một lần?”.

Đó là than thở của doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Hội nghị nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức hôm qua (8/3), tại Hà Nội.

DN cạnh tranh không lành mạnh, người lao động thiệt thòi

Thời gian qua, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt được những kết quả nhất định. Trong 3 năm (2014-2016), tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt xấp xỉ 350 ngàn người. Riêng trong năm 2016 có trên 126 ngàn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện, cả nước có 277 DN có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó có 15 DN nhà nước, 207 công ty cổ phần và 55 công ty TNHH). 

Phần lớn các DN sau khi được cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đều đẩy mạnh công tác mở rộng thị trường lao động. Đồng thời coi trọng công tác tuyển chọn, quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. 

Tuy nhiên, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Nguồn lao động được đưa đi còn yếu về ngoại ngữ, tay nghề chưa phù hợp yêu cầu của thị trường, chưa quen tác phong làm việc công nghiệp. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giành hợp đồng cung ứng lao động giữa các DN cả trong và ngoài nước dẫn đến giảm quyền lợi, tăng chi phí đóng góp của người lao động chậm được khắc phục; vẫn tồn tại tình trạng DN được cấp phép hoạt động nhưng không trực tiếp khai thác, tìm kiếm hợp đồng cung ứng lao động, tư vấn. Đáng chú ý, tình trạng các DN dịch vụ thu phí của người lao động cao hơn mức quy định của pháp luật chưa được giải quyết triệt để…

“Không có tiền thì các anh ấy không cho phép đâu!”

Với mong muốn được Trung ương lắng nghe và gỡ khó, tại hội nghị, nhiều vướng mắc, bất cập trong vấn đề phí, giấy phép con, thậm chí cả sự “cản trở” của chính quyền địa phương đã được các DN nói thẳng, nói thật. 

“Mong muốn của chúng tôi là được Chính phủ và Bộ LĐTB&XH có biện pháp tháo gỡ để làm sao khi chúng tôi được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép triển khai các đơn hàng thì có thể xuống địa phương tiếp cận với người lao động chứ không phải xin công văn xuống cấp huyện, cấp xã nữa, như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian. Vì hiện nay rất nhiều huyện không cho chúng tôi triển khai, bắt chúng tôi phải có công văn…”.

Trong khi ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hoá chưa phân trần hết những ấm ức thì Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung “cắt ngang”: “Tại sao lại phải có công văn, công văn của ai và ai quy định cái này?”. Được lời của Bộ trưởng, ông Minh liền giải thích “Đó là luật bất thành văn”. “Vậy luật bất thành văn ở đây cụ thể là cái gì?”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung truy đến cùng. 

Đến lúc này, ông Minh nói liền một mạch: dù Bộ (LĐTB&XH) và tỉnh đã cho phép, nhưng nhiều huyện ở các tỉnh miền Tây, Tây Nguyên và một số tỉnh ở phía Bắc nhất định không cho chúng tôi xuống gặp dân. Có đồng chí Phó Chủ tịch còn nói với tôi rằng nhiều năm nay không đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) thì cũng không chết ai và yêu cầu muốn vào huyện phải chờ Thường vụ họp cho ý kiến, mà chờ thì không  biết mấy tháng Thường vụ mới họp một lần? Đây rõ ràng là tình trạng trên trải thảm nhưng dưới rải đinh. Trước khó khăn này, chúng tôi có báo cáo với Sở LĐTB&XH nhưng Sở trả lời là thẩm quyền thuộc UBND tỉnh.

Cùng chung hoàn cảnh, ông Đàm Phương Bắc, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Toàn Cầu cho biết, sau khi có được “giấy phép con” không hẳn DN đã gặp thuận lợi, bởi nội dung trong giấy phép này thường bị giới hạn về thời gian, khu vực và số lượng lao động cần tuyển. “Mà nói thật, không có tiền thì các anh ấy không cho phép đâu”- ông Bắc giãi bày. Còn ông Vũ Công Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực LOD nêu thực tế khác: nguồn tuyển càng khó khăn hơn khi các DN cạnh tranh không lành mạnh, trong khi đó, địa phương chỉ cộng tác khi có DN nào ký hoa hồng cao hơn.

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cam kết sẽ chỉ đạo giải quyết và trả lời tất cả những khó khăn, vướng mắc mà DN phản ánh tại hội nghị hôm nay. Bên cạnh đó, Bộ LĐTB&XH cho biết sẽ xử lý nghiêm đối với các DN và cá nhân người lao động vi phạm quy định của pháp luật nhằm đạt mục tiêu từ năm 2017 đến năm 2020, hàng năm đưa được từ 100 đến 120 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó 70-80% là lao động đã qua đào tạo.

“Ngoài lao động phổ thông, đơn giản, Bộ LĐTB&XH đang xây dựng Đề án đưa những lao động trình độ cao sang thị trường nước ngoài để lao động kỹ thuật, với các mục đích: tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận thị trường mới; tạo công ăn việc làm và tạo điều kiện cho người lao động sau này quay trở về có điều kiện phục vụ đất nước”- ông Đào Ngọc Dung nói.  

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị, tới đây, Bộ LĐTB&XH cần chấn chỉnh những bất cập; có các chính sách để các địa phương - từ chính quyền đến toàn thể hệ thống vào cuộc, giúp người lao động có thể trực tiếp tham gia vào quá trình, khắc phục được sức “cản” từ các cấp chính quyền trung gian. 

Thể hiện quan điểm không chấp nhận các hạn chế, tiêu cực, tình trạng vòi vĩnh, Phó Thủ tướng cho rằng cần đấu tranh quyết liệt, đặc biệt là việc nhiều doanh nghiệp thu các loại phí; đặt ra nhiều quy định riêng, dẫn đến tình trạng “cò mồi”. Trước hết Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam cần có ý kiến, cương quyết đấu tranh với những hạn chế, tiêu cực này.

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.