Đưa du lịch Việt trở thành bộ phận quan trọng của công nghiệp văn hóa

Đưa du lịch Việt trở thành bộ phận quan trọng của nền công nghiệp văn hóa. (Ảnh minh họa)
Đưa du lịch Việt trở thành bộ phận quan trọng của nền công nghiệp văn hóa. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, du lịch được xác định là 1/13 ngành phát triển công nghiệp văn hóa. Với tiềm năng di sản văn hóa phong phú, việc khai thác văn hóa trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch.

Những lợi thế phát triển du lịch

Trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu cụ thể phát triển các ngành công nghiệp du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong số 18.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch - Kỳ vọng đến năm 2030: Ngành du lịch văn hóa chiếm 15-20% trong tổng số 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Trên thực tế, du lịch chính là phương thức, là con đường mà nhiều quốc gia đang đầu tư, khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa, phát triển để phát huy sức mạnh mềm của văn hóa. Đồng thời, tài nguyên văn hóa cũng chính là nguồn lực để phát triển du lịch.

Để thực hiện mục tiêu công nghiệp văn hóa trong du lịch văn hóa, năm 2017, Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với 5 quan điểm, 3 mục tiêu cơ bản và 8 nhiệm vụ. Quan điểm của Đảng thể hiện nhất quán “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Thể chế hóa chủ trương của Đảng nhằm tạo điều kiện để du lịch Việt Nam phát triển bền vững, tăng trưởng cao, thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn trong tổng thể nền kinh tế quốc gia. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, tạo cơ chế chính sách để du lịch Việt Nam phát triển bứt phá.

Chính vì vậy, thời gian gần đây, du lịch Việt Nam đã có sự tăng trưởng bứt phá ngoạn mục. Với tiềm năng tài nguyên du lịch, cảnh quan, địa hình đa dạng; khí hậu nhiệt đới ôn hòa; nền văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc anh em cùng chiều dài lịch sử, ẩm thực phong phú; đặc biệt là văn hóa lối sống của người Việt chân tình, ấm áp, bao dung, cởi mở, tất cả làm nên một Việt Nam hấp dẫn, một điểm đến có sức lôi cuốn đặc biệt với du khách.

Việt Nam đứng trước cơ đồ thuận lợi như bây giờ, một thị trường gần 100 triệu dân, có đà phát triển từ những năm trước, có chủ trương, nền chính trị ổn định, có những chính sách ưu tiên phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Từ góc độ đó, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về du lịch.

Lạc quan “mùa vàng” du lịch Việt

Bên cạnh đó, dữ liệu từ công cụ tìm kiếm điểm đến của Google cho thấy Việt Nam liên tục nằm trong top điểm đến dẫn đầu thế giới về mức tăng trưởng lượng tìm kiếm thông tin du lịch, đạt mức tăng từ 50% đến 75%. Theo báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới, chỉ số năng lực phát triển của du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm 2019, nằm trong số 3 quốc gia có mức độ cải thiện tốt nhất trên thế giới.

Tại giải thưởng World Travel Awards 2022, Du lịch Việt Nam xuất sắc giành được 16 hạng mục giải thưởng hàng đầu Thế giới và 48 hạng mục giải thưởng hàng đầu Châu Á.

Trong 5 năm gần nhất, Việt Nam 3 lần được tôn vinh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới; 4 lần nhận danh hiệu Điểm đến hàng đầu châu Á; Tổng cục Du lịch Việt Nam 3 lần được bình chọn là Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á; Việt Nam lần thứ 6 đoạt danh hiệu “Điểm đến du lịch Golf tốt nhất châu Á” tại giải thưởng World Golf Awards 2022 cùng nhiều danh hiệu quốc tế uy tín khác dành cho các địa phương, doanh nghiệp của Việt Nam. Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đánh giá là một trong những nước có chính sách mở cửa du lịch cởi mở nhất thế giới.

Những số liệu này cho thấy, du lịch đã trở thành một ngành công nghiệp văn hóa và ngày càng khai thác, chuyển hóa hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam.

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt đề nghị Tổng cục Du lịch tiếp tục đổi mới tư duy theo quan điểm đổi mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đó là chuyển từ làm sang quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch; rà soát, triển khai thực hiện các chức năng nhiệm vụ được quy định sau khi sắp xếp lại bộ máy.

Thứ trưởng Đoàn Văn Việt cũng đề nghị tiếp tục tập trung rà soát các văn bản pháp luật về du lịch, tham mưu lãnh đạo Bộ việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Tập trung nghiên cứu, tham mưu Lãnh đạo Bộ giải pháp phục hồi thị trường du lịch quốc tế, các vấn đề liên quan đến chính sách xuất nhập cảnh, kết nối thị trường, khơi thông các điều kiện tốt nhất để thu hút khách quốc tế vào Việt Nam. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch; nghiên cứu cơ chế chính sách phát triển các loại hình du lịch có tiềm năng như: Du lịch cộng đồng, du lịch MICE, du lịch biển đảo, du lịch thông minh… để định hướng cho các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác.

Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650 nghìn tỷ đồng.

Hiện tại, Tổng cục Du lịch thúc đẩy việc đón khách quốc tế trong năm 2023. Công tác xúc tiến quảng bá sẽ được tiến hành tích cực trong cả năm. Cụ thể, ngành du lịch sẽ tham gia các sự kiện quốc tế về du lịch ASEAN, các hội chợ du lịch quốc tế tại London (Anh), Berlin (Đức)... truyền thông, quảng bá trên các kênh CNN và các kênh truyền thông lớn khác.

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, các địa phương, đơn vị cần nghiên cứu lại tâm lý, xu hướng du lịch của khách quốc tế để xây dựng nhiều sản phẩm chuyên biệt, hấp dẫn hơn và tham mưu, đề xuất thay đổi chính sách visa sao cho phù hợp.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cho hay, năm 2023 sẽ được tiếp nối với tinh thần lạc quan và phát huy tiếp đà phục hồi của ngành du lịch trong năm qua, năm kỳ vọng những điểm đến, các sản phẩm, công trình du lịch đi vào hoạt động sôi nổi, đầy đủ và có nhiều giá trị mới như du khách mong đợi. Trong suốt 2 năm đại dịch, các doanh nghiệp du lịch luôn đau đáu chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng mới. Rất nhiều nhà đầu tư làm mới sản phẩm, đầu tư các công trình dịch vụ thì năm 2023 có thể thu hoạch được.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đề xuất giải pháp để phát huy vai trò của ngành công nghiệp văn hóa trong mối liên kết với du lịch; phát triển du lịch trong mối liên kết với các ngành công nghiệp văn hóa. Trong đó, lấy người dân địa phương làm chủ thể chính để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương. Bởi, người dân địa phương tạo ra, kế thừa và phát huy vốn văn hóa của địa phương.

Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023 tại Bình Thuận, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết những năm qua, du lịch Việt Nam đã từng bước có sự phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế và thực sự trở thành điểm sáng trên “bản đồ du lịch” thế giới, được cộng đồng quốc tế công nhận với nhiều giải thưởng du lịch hàng đầu thế giới.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh chúng ta sẽ tiếp tục kiên định với những giá trị bền vững mà nhiều năm qua đất nước Việt Nam, du lịch Việt Nam đã tạo dựng và xác lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Đó là thông điệp “Việt Nam - đất nước an toàn” và hình ảnh “Việt Nam - điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn,” “Một Việt Nam thân thiện, hòa bình, hợp tác và hiếu khách.”

Năm 2023 là năm bản lề thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo ngành du lịch và các ngành, các cấp phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh sẵn có để phát triển du lịch gắn với mục tiêu phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc - một nhiệm vụ rất quan trọng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Tin cùng chuyên mục

Festival Huế đã khẳng định thương hiệu. (Ảnh: Tổ Quốc)

Huế - Thành phố của những Festival

(PLVN) - Từng được xem là lễ hội hoàng gia của triều đình Nguyễn, Festival Huế ngày nay vẫn giữ được nét truyền thống đặc sắc. Festival Huế là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước.

Đọc thêm

Áp lực “kép” nửa đầu năm của ngành Du lịch Việt Nam

Ngành Du lịch Việt Nam cần khắc phục áp lực “kép” để bứt phá. (Ảnh minh họa: - Nguồn: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Nửa đầu năm 2024 sắp qua đi, để lại nhiều số liệu tích cực, hứa hẹn một năm khởi sắc của ngành Du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn còn hai áp lực chính đang bủa vây ngành này là “cơn khát” khách du lịch của doanh nghiệp và “bài toán” về nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bảo vệ không gian diễn xướng cho ca Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca Huế. (Ảnh: Du lịch khám phá)
(PLVN) - Các nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc lo lắng, ca Huế bị pha tạp khi trình diễn cho du khách. Ca Huế bị “bôi bác” bởi một số người mang danh nghệ sĩ ca Huế tự chế những lời mới thô tục thay vì điệu ca, lời cổ và phá nát âm hưởng ca Huế. Để “dẹp loạn ca Huế pha tạp” này, ngày 13/5/2024, các thuyền du lịch có tổ chức biểu diễn ca Huế phải lắp đặt các camera giám sát tại khu vực biểu diễn kết nối với hệ thống thông tin của Sở VHTT Thừa Thiên Huế và Tổ kiểm tra liên ngành về ca Huế.

Khi nghệ thuật chạm tới trái tim thành phố

Các đại biểu tham quan không gian Dự án nghệ thuật. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Dự án nghệ thuật trên cầu dành cho người đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật do nhóm họa sĩ Vũ Xuân Đông, Lê Đăng Ninh, Cấn Văn Ân và giám tuyển Nguyễn Thế Sơn thực hiện đã góp phần thúc đẩy thói quen đi bộ khám phá các di sản văn hóa nghệ thuật trong đô thị - một thói quen dần phát triển trở lại trong những năm gần đây.

Tháng 5 đắm say vẻ đẹp Y Tý mùa nước đổ

Tháng 5 đắm say vẻ đẹp Y Tý mùa nước đổ
(PLVN) - Y Tý (Lào Cai) không chỉ đẹp vào thời điểm lúa chín vàng mà còn mang sức hút đặc biệt trong mùa nước đổ, những thửa ruộng bậc thang loang loáng nước, chồng lên nhau như những tấm gương khổng lồ.

Bay cùng khinh khí cầu, ngắm Hải Phòng từ trên cao

Người dân và du khách đã được trải nghiệm khinh khí cầu, ngắm đảo ngọc Cát Bà từ trên cao nhân dịp Lễ hội Cát Bà vừa qua
(PLVN) - Nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2024), Festival Khinh khí cầu tại Hải Phòng sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13/5/2024 trong Lễ hội Hoa Phượng đỏ lần thứ 11. Sự kiện này sẽ phục vụ người dân và du khách có cơ hội trải nghiệm miễn phí việc check in và ngồi khinh khí cầu để ngắm Hải Phòng từ trên cao...

Hà Nội: Không gian sáng tạo nghệ thuật hướng tới công nghiệp văn hóa

Hà Nội: Không gian sáng tạo nghệ thuật hướng tới công nghiệp văn hóa
(PLVN) - Giữa lòng Hà Nội, các nhà sáng tạo đã gửi gắm tình yêu qua những không gian nghệ thuật, gắn với di sản văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, thân thiện môi trường. Các thiết kế đã phát huy truyền thống lịch sử văn hóa đất Kinh kỳ ngàn năm, hướng tới sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo của Thủ đô.

Sắc đỏ Đồi A1

Mỗi tháng 5 về, màu hoa phượng đỏ thắm trên đỉnh Đồi A1 để lại những cảm xúc đặc biệt cho bất cứ ai đến đây. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chẳng biết tự khi nào, trong trái tim mỗi người con dân nước Việt, màu đỏ trở thành một màu sắc thiêng liêng và thấm đẫm tự hào. Màu đỏ thắm của lá quốc kỳ “cờ in máu chiến thắng mang hồn nước”, tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất với biết bao hy sinh của muôn triệu đồng bào, đồng chí.

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024

Chào đón đoàn khách MICE đến Đà Nẵng năm 2024.
(PLVN) - Nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, với kỳ vọng định vị Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực Đông Nam Á, thành phố này tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE trong năm 2024.

Nâng cao giá trị của các loại bánh dân gian truyền thống Nam Bộ

Nâng cao giá trị của các loại bánh dân gian truyền thống Nam Bộ
(PLVN) - Trong khuôn khổ Ngày hội thi Bánh dân gian Nam Bộ TP Cà Mau lần thứ IV năm 2024, Ban tổ chức Ngày hội bánh dân gian đã tổ chức hội thi trình diễn làm bánh dân gian Nam Bộ, gói bánh tét... Đây là một trong những hoạt động hấp dẫn và đông đảo du khách tham quan, cổ vũ tại Ngày hội năm nay.

Hải Phòng: Khai mạc Liên hoan Du lịch 2024 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”

Chương trình nghệ thuật rực rỡ sắc màu.
(PLVN) - Tối 30/4, tại quảng trường Biển - Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng, quận Đồ Sơn, (TP Hải Phòng) đã tổ chức Khai mạc Liên hoan du lịch 2024 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”. Đây là sự kiện chính trong chuỗi chương trình Liên hoan Du lịch 2024, được quận Đồ Sơn tổ chức từ ngày 27/4 - 4/5 với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn.