Du lịch bằng trực thăng, tiềm năng nhưng lắm "chông gai"

Khác với những mô hình du lịch khác, việc khai thác dịch vụ du lịch bằng máy bay trực thăng đòi hỏi doanh nghiệp phải hội tụ đủ những yếu tố cần thiết như hạ tầng, thiết bị bay, đội ngũ nhân sự có trình độ cao và chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn cho du khách...

Du lịch bằng trực thăng là mô hình được đánh giá sẽ góp phần làm cho thị trường du lịch Việt Nam đa dạng và phong phú hơn, có thêm những lựa chọn thú vị. Tuy nhiên, đây là một dịch vụ mà không phải tất cả những “người khai thác bay” đều đã có đủ năng lực, điều kiện cần thiết để vượt qua và được cấp phép bay. 

Theo Đại tá Trần Xuân Dinh, Giám đốc Công ty Bay dịch vụ miền Bắc, trên thế giới, các tour du lịch, ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng không còn xa lạ. Chẳng hạn, Campuchia đã triển khai dịch vụ này tại các thắng cảnh nổi tiếng như Angkor Wat, Angkor Thom

Còn tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, Công ty bay dịch vụ miền Bắc đã cung cấp hàng trăm chuyến bay trực thăng phục vụ nhu cầu du lịch, tham quan cho du khách trong nước và quốc tế (có năm đạt đến trên 200 giờ bay phục vụ du lịch như năm 2008).

Đây là một dịch vụ góp phần làm cho thị trường du lịch Việt Nam đa dạng và phong phú hơn, có thêm những lựa chọn thú vị.

Tuy nhiên, chi phí bỏ ra để sử dụng dịch vụ này là khá tốn kém, với giá thuê 3.800 - 7.500 USD/giờ tùy loại máy bay.

baytruc thang
Chi phí bỏ ra để sử dụng dịch vụ du lịch bằng trực thăng khá tốn kém, với giá thuê từ 3.800 - 7.500 USD/giờ tùy loại máy bay.

Thực tế, nhiều công ty khi tham gia cung cấp dịch vụ du lịch bằng trực thăng đã không thành công và phải rút lui. Theo ông nguyên nhân vì đâu?

Trước đây, có một số tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, cung cấp dịch vụ bay trực thăng. Nhưng trong quá trình hoạt động, họ gặp những thách thức về năng lực quản lý, điều hành khai thác bay và không vượt qua được nên buộc phải rút lui.

Trong số đó, phải kể đến một Việt kiều Pháp về mở công ty cung cấp dịch vụ Air Taxi (vào những năm 1990), rồi gặp sự cố trong khai thác bay, không thể tiếp tục hoạt động được. Ngoài ra, còn những tên tuổi lớn khác như: Heli Union (Pháp), PHI, Inc (Mỹ) và Daewoo (Hàn Quốc). Họ từng tham gia vào lĩnh vực này (những năm 1980 và 1990) dưới các hình thức như liên doanh, liên kết nhưng đều không thành công tại Việt Nam do chưa đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường.

Việc khai thác dịch vụ du lịch bằng máy bay trực thăng đòi hỏi doanh nghiệp phải hội tụ đủ những yếu tố cần thiết như hạ tầng, thiết bị bay, đội ngũ nhân sự có trình độ cao và chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn cho du khách.

Về chuyện rào cản cấp phép, cần nhìn nhận từ góc độ quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực liên quan, chẳng hạn như: An ninh quốc phòng; bảo đảm an toàn cho con người, tài sản; những tác động đến tài nguyên môi trường thiên nhiên trong toàn bộ quá trình hoạt động khai thác bay… và phải đáp ứng những tiêu chuẩn qui định của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) mà Việt Nam là một thành viên.

Có thể nói, đây là vấn đề không đơn giản và không phải tất cả những “người khai thác bay” đều đã có đủ năng lực, điều kiện cần thiết để vượt qua và được cấp phép bay.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trong hoạt động khai thác bay luôn luôn là một thách thức lớn, nhất là về hệ thống khu khai thác bay, hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ bảo dưỡng kỹ thuật… đòi hỏi phải đầu tư đồng bộ, thường xuyên nâng cấp để bảo đảm tiêu chuẩn phục vụ.

Ngoài ra, trong tổ chức khai thác bay còn phải sử dụng các dịch vụ bảo đảm khác mà chi phí bỏ ra không hề nhỏ. Vì vậy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải có nguồn tài chính bảo đảm khá lớn.

Ông có nhận xét gì về tương lai của dịch vụ này tại Việt Nam?

Theo tôi, thị trường du lịch Việt Nam trong tương lai sẽ rất năng động và dịch vụ du lịch bằng trực thăng cũng sẽ phát triển mạnh mẽ.

Nếu phát triển tốt được dịch vụ du lịch trực thăng sẽ phát huy tối đa thế mạnh ở mỗi khu vực, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế ở mỗi vùng miền và trên phạm vi cả nước.

Xin cảm ơn ông.

Bảo Anh (ghi)

Đọc thêm

Nhiều nhà đầu tư 'để ý' các công ty đóng tàu thuộc SBIC

Hôm 11/5, sau khi hạ thủy tàu hàng rời 65.000 tấn mang tên “Trường Minh Dream 01”, đóng tàu Nam Triệu tiếp tục đặt ky đóng mới con tàu thứ 2 có trọng tải tương tự.
(PLVN) - “Một nhà đầu tư Hà Lan và một số đơn vị trong nước như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm của họ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu trong bối cảnh Bộ GTVT đang tiến hành các thủ tục để định giá, đấu giá bán một số doanh nghiệp đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Hành lang kinh tế tăng cường kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani (PARA-EWEC) giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ý thức tiết kiệm điện cần trở thành nét văn hóa

Các đại biểu dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 15/5, tại Tọa đàm về “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho rằng, cần tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyên truyền, vận động chỉ là một trong những giải pháp và đó là chưa đủ. Do vậy, EVN ứng dụng nhiều công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn và đặc biệt là phải tạo sự tương tác giữa các đơn vị cung cấp điện, người sử dụng điện.

Kỳ vọng thị trường vàng bình ổn, đi vào nề nếp

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải công bố đoàn thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này. Việc này sẽ tác động như thế nào đến thị trường vàng? Phóng viên PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa

Phối cảnh dự án cảng Vạn Ninh hiện đang được Vinaconex và đối tác xây dựng. (Ảnh: Vinaconex)
(PLVN) - Tiết kiệm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng do hạ tầng đường thủy nội địa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” nên sản lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức này chưa thật sự được doanh nghiệp mặn mà. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.