Dự báo khí tượng sai, trách nhiệm thế nào?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đặt vấn đề khi cho ý kiến vào Dự thảo Luật Khí tượng thủy văn được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều qua 13/5. 
“Không ai chịu trách nhiệm cả!”
Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn cho biết: “Thực tế dự báo sai có rồi. Bão nói mai nhưng tối đã vào, báo mạnh nhưng lại yếu… Chưa nói đến thiệt hại mà chỉ thông tin sai thôi sẽ ảnh hưởng đến người dân, dẫn đến lần sau vận động dân đi tránh bão rất khó, có khi phải cưỡng chế. Tôi sợ nhất dự báo sai vì rất nguy hiểm”, ông Sơn nêu ý kiến.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, lĩnh vực khí tượng thủy văn có tác động rất lớn nên cần nghiên cứu quy định chặt chẽ; đề nghị quy định khi thực hiện các dự án kinh tế lớn phải có đánh giá tác động môi trường, trong đó có dự báo vấn đề nước, khí hậu. 
“Đi tiếp xúc cử tri ở An Khê (Gia Lai) dân kêu liên tục mấy năm nay vì ta làm cái đập chuyển một lượng lớn nước chảy không theo quy luật tự nhiên. Khi đó chúng tôi đề nghị Bộ NN&PTNT khảo sát, đánh giá lượng nước một số nơi có đảm bảo hay không thì nói đủ cả. Nhưng khi làm đập xong rồi thì thiếu nước, người dân kêu quá trời quá đất.
Trách nhiệm đó thuộc về ai vì đầu tư cả nghìn tỷ rồi, đập bỏ không được mà dân thì không có nước. Giờ quy trách nhiệm thế nào, không ai chịu trách nhiệm cả!”, ông Ksor Phước nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì đặt câu hỏi: “Luật này khi được ban hành thì chất lượng công tác dự báo, nghiên cứu, quan trắc có được nâng lên không? Điểm nhấn nào trong luật đòi hỏi chất lượng tốt lên hay cứ tằng tằng”?
Theo ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học- Công nghệ và Môi trường, cơ quan thẩm tra Dự án Luật, Dự thảo Luật có nhiều điểm mới nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ngành khí tượng thủy văn.
Đặc biệt, việc xã hội hóa, huy động nguồn lực của doanh nghiệp hy vọng sẽ nâng chất lượng dự báo tốt hơn, kịp thời hơn. 5 đến 10 năm nữa sẽ có chuyển biến rất tích cực.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc thừa nhận lĩnh vực này cần đầu tư rất lớn và thời gian qua Nhà nước đầu tư nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trang thiết bị và hệ thống mạng lưới trạm quan trắc hiện nay đang rất thưa (hơn 500 trạm). Luật này khi ra đời sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng, góp phần thu hút nguồn lực xã hội hóa để nâng cao chất lượng dự báo.
Thời gian qua các Bộ, ngành có sự liên kết chặt chẽ, nhưng sự chia sẻ thông tin còn lỏng lẻo. Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu, tiếp tục làm rõ mối quan hệ trao đổi và quản lý thông tin giữa các Bộ, ngành trong luật.
Cân nhắc vấn đề xã hội hóa lĩnh vực khí tượng
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cân nhắc cẩn trọng nội dung quy định xã hội hóa cho phù hợp với điều kiện của đất nước vì thông tin dự báo khí tượng thủy văn đưa ra phải chuẩn mực, đảm bảo chính xác. Thông tin sai, dân chúng sẽ hoang mang và liên quan đến việc điều động lực lượng ứng phó, vấn đề an ninh. 
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng những băn khoăn về xã hội hóa là có căn cứ vì lĩnh vực khí tượng không chỉ tác động đến kinh tế - xã hội mà còn về quốc phòng - an ninh, có cả “vũ khí thời tiết” chứ không chỉ là súng, đạn.
Ông Nguyễn Kim Khoa cũng đề nghị nghiên cứu kỹ để có chính sách đảm bảo tính khả thi trong thực tế, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Dù có động viên giáo dục, tuyên truyền và đầu tư hạ tầng, máy móc hiện đại nhưng con người không được tiêu chuẩn hóa vẫn sẽ không đáp ứng được yêu cầu.
Cho rằng nội dung xã hội hóa chưa được quy định cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị phân tích rõ lĩnh vực khí tượng thủy văn từ trước tới nay chỉ do Nhà nước đầu tư là vì Nhà nước giữ để làm hay tư nhân không muốn tham gia.
Nội dung xã hội hóa có những ngành kinh doanh có điều kiện nhưng chưa có trong danh mục của Luật Đầu tư thì luật này cần xử lý.
Cũng tại phiên họp, đề cập về vấn đề tác động thời tiết (có nước dùng hóa chất ngăn mưa, tạo mưa…), Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc cho biết nên đưa vào luật để quản lý trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, tổ chức, cá nhân muốn tác động phải được cấp phép. “10 đến 20 năm nữa ta có thể có tác động như tạo mưa ở vùng hạn hán, hay giảm mưa. Việc tác động không được gây ảnh hưởng tới vùng khác nhằm tạo thời tiết thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất”, ông Ngọc cho biết. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.