Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành: Có “chắc chắn” mới “bấm nút”

Phối cảnh dự án Sân bay quốc tế Long Thành
Phối cảnh dự án Sân bay quốc tế Long Thành
(PLO) - Chiều qua (4/11), thảo luận về dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành), đa số Đại biểu Quốc hội nhất trí về chủ trương đầu tư để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn không khỏi lo ngại trước nguồn vốn “khủng”.
Tính toán để không “đội vốn”
Với số vốn lớn như dự toán của Chính phủ, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Vũ Xuân Trường (Nam Định) đề nghị phải xem xét có lộ trình, qui mô thích hợp, đảm bảo phân kỳ vốn thiết thực nhất từng giai đoạn. Đặc biệt, ĐBQH nhấn mạnh đến yêu cầu tạo nguồn vốn thông qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì “hàng không là một ngành cổ phần hóa, nên Nhà nước chỉ đầu tư hạ tầng” chứ “dùng vốn ODA lớn cho dự án cũng là rủi ro” – ĐB Phạm Hồng Hà (Nam Định) cảnh báo. Đồng thời, để tránh tạo sức ép lên gánh nặng nợ công đang rất cao, ĐBQH đề nghị Chính phủ “tính để giảm lượng vốn nhà nước phải cung ứng thì mới yên tâm quyết đầu tư”. 
ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) vẫn đặt vấn đề có nên đầu tư cho một dự án quá lớn như sân bay Long Thành chỉ để giảm áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, thiếu báo cáo tiền khả thi cho cả 3 giai đoạn của dự án khiến nhiều ĐB chưa an tâm vì vốn nhà nước và ODA cho dự án sẽ đều là nợ công và Chính phủ chưa khẳng định có tăng tổng mức đầu tư dự án trong quá trình triển khai hay không. 
Nên cùng với mối lo về nguồn vốn, nhất là nguồn vốn của Nhà nước, một số ĐB yêu cầu Chính phủ “tính toán các khoản chi, cân đối với nguồn thu đầy đủ để không bị “đội vốn” như nhiều dự án hiện nay”. Để tránh tình trạng “đội vốn” của “siêu” dự án này nếu được triển khai, ĐB Ngô Văn Hùng (Lào Cai) quan tâm đến giải pháp kêu gọi đầu tư xã hội và “chọn được nhà thầu có năng lực thi công hiệu quả”.
Không thể “bấm nút” khi còn mơ hồ
Ngay khi dự án sân bay Long Thành được trình Quốc hội, mối lo lớn nhất của nhiều ĐB là nguồn vốn dự toán quá lớn, 18,7 tỷ USD sẽ đẩy nợ công lên “kịch trần”, gia tăng thêm áp lực trả nợ cho ngân sách nhà nước, trong khi vẫn còn điều kiện để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Ở nhiều nước, sân bay không lớn như Tân Sơn Nhất nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu là sân bay quốc tế nên không phải cứ sân bay lớn mới là đạt chuẩn. Theo một số ĐB, đó là do năng lực quản trị, điều hành hoạt động hàng không. 
Tuy nhiên, do sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong trung tâm TP.HCM, không đảm bảo an toàn nên ĐB cũng tán thành việc xây dựng sân bay Long Thành là phù hợp cho tương lai. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: “Không thể nào không có sân bay mới trong điều kiện không thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất nhưng vấn đề là vốn ở đâu ra, hiệu quả đầu tư thế nào?”.
Dù không phủ nhận chủ trương đầu tư nhưng đa số ĐBQH vẫn băn khoăn về những hạn chế, khó khăn của việc triển khai dự án trong bối cảnh tình hình tài chính hiện nay, nên “trước mắt chỉ quyết chủ trương, còn thời gian và qui mô cụ thể của dự án nên được cân nhắc trong giai đoạn tiếp theo” – ĐB kiến nghị.  
Với một dự án lớn cả về ý nghĩa, vai trò và nguồn vốn đầu tư như dự án sân bay Long Thành, đa số ĐBQH vẫn có tâm lý chưa hoàn toàn yên tâm trước những nội dung trình ra Quốc hội để xin chủ trương đầu tư. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Chính phủ phải căn cứ nhu cầu phát triển trong tương lai, thực lực đầu tư và khả năng tìm kiếm nguồn đầu tư để báo cáo, giải trình thêm để có bức tranh tổng thể về dự án, chứ không thể từng giai đoạn như vậy. “Trước khi Quốc hội bấm nút thì phải chắc chắn, không thể thông qua một chủ trương khi chưa biết lúc nào làm, nguồn vốn ra sao” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Nhiều ĐB cùng bày tỏ: “Không thể bấm nút khi còn mơ hồ về một dự án lớn như vậy”. ĐB Trần Ngọc Tăng (Hà Tĩnh) nhất trí về chủ trương đầu tư nhưng cho rằng: “Nếu Chính phủ không có lập luận rõ ràng, cụ thể hơn để thuyết phục Quốc hội, cử tri mà cứ để như thế này thì bấm nút là lăn tăn”.

Đọc thêm

Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Bộ trưởng Lương Tam Quang và các đại biểu dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Báo CAND)
Chiều 17/6, tại Hà Nội, Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo Bộ Công an khẳng định, báo chí là trận tuyến tư tưởng vững chắc, luôn đồng hành cùng lực lượng CAND giữ gìn ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Bài 1: 21 tháng 6 - Ngày đặc biệt của báo giới Việt Nam

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh và các đại biểu thăm trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất bản tờ báo Thanh Niên năm 1925 (Quảng Châu, Trung Quốc). (Ảnh: TTXVN phát)
(PLVN) - Ngày 18/8/2024, trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới, đến Trung Quốc, người đứng đầu Đảng ta đã đến thăm một địa chỉ đặc biệt: căn nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Nơi đây từng là “Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” gắn liền với thời kỳ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm 1924 - 1927 và cũng chính là nơi ra đời tờ Thanh Niên.

4.226 trụ sở dôi dư, 11.000 tài sản công chưa được khai thác, sử dụng hợp lý - đại biểu quốc hội mong có những chỉ đạo quyết liệt

Đại biểu Đặng Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà, đất công dôi dư; quan tâm, thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN,LP) với những kết quả cụ thể nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực để tiếp tục thực hiện đầu tư cho phát triển.

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ông Phạm Tất Thắng thông tin tại họp báo.
(PLVN) - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.

Công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20

Thượng tướng Võ Minh Lương trao Quân kỳ Quyết thắng cho Binh đoàn 20. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Ngày 16/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.

Chính thức bỏ cấp huyện

Phiên họp thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, chính thức bỏ cấp huyện.

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định tặng quà gần 1,6 triệu người có công với cách mạng trên cả nước. Mức quà được chia làm hai loại, 600.000 đồng và 300.000 đồng, tùy theo đối tượng và mức độ.