Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Thap đang nêu ra một mô hình xã hội hóa phát triển giao thông nông thôn hiệu quả, khi nhà nước, nhà nông và nhà doanh nghiệp cùng chung lưng xây cầu.
Được xem là một trong những địa phương có số lượng sông, rạch nhiều nhất nhì tỉnh Đồng Tháp, Cao Lãnh từng bước huy động nhiều nguồn lực, xây dựng cầu nông thôn kiên cố, đổ bê tông, xóa bỏ cầu khỉ và cầu tạm bợ. Đ cĩ những cy cầu được thiết kế theo kiểu dáng hiện đại, phù hợp với nhu cầu địa phương làm cho bà con nơi đây rất phấn khởi.
Do cách trở về sông ngòi, với cây cầu ọp ẹp, xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông khi qua cầu,… nền kinh tế- xã hội của xã An Bình, Cao Lãnh cũng gặp không ít khó khăn, vì nhu cầu vận chuyển hàng hóa, giao thương của người dân sinh sống trong vùng với người dân các vùng lân cận rất cao.
Là người dân sinh sống lâu năm tại ấp An Nghiệp, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, sau khi xem xét, đánh giá các công trình cầu nông thôn do anh Vũ Văn Khanh thực hiện, mới đây, hai người dân địa phương là ông Nguyễn Hữu Phước và ông Nguyễn Văn Mong quyết định đứng ra vận động chi phí để xy cầu ấp An Nghiệp, dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của UBND xã An Bình (huyện Cao Lãnh) và DNTN Vũ Duy Khanh.
Đây l cy cầu có kiểu dáng hình chữ Y, có 03 mố cầu bê tông kiên cố, dài 156m, rộng 4,6m, dành cho xe có tải trọng đến 3,5 tấn. Toàn bộ được thi công bằng cột khoan nhồi, với độ bền không dưới 30 năm. Anh Vũ Văn Khanh, người thiết kế và thực hiện cầu An Nghiệp, khẳng định: “Cầu sẽ được thi công và hoàn thành trong vòng 4,5 tháng, bảo đảm chất lượng cao nhất, giúp bà con địa phương thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, yên tâm sản xuất….
Hiệu quả kinh tế xã hội mà những cây cầu này mang lại chắc chắc sẽ không nhỏ, nhưng quan trọng hơn cả là tấm lòng vì sự phát triển của những người xây cầu gửi vào trong đó…”.
Duy Anh