Đồng Nai: Cho người khác ngủ nhờ, bị khép tội bắt cóc?

Bà Nhung kêu oan cho con trai
Bà Nhung kêu oan cho con trai
(PLO) -Nghe Luật gọi điện xin cho hai người bạn của mình ngủ nhờ một đêm, Giang từ chối, vì bà ngoại khó tính không cho người lạ ngủ lại nhà. Tuy vậy, hai người bạn của Luật vẫn đến và được cho ngủ nhờ. Khi vào nhà, Giang hỏi chuyện mới biết một trong hai người nợ tiền nên bị Luật đe dọa, yêu cầu người nhà mang tiền đến trả nợ. Sáng hôm sau, vụ việc bị công an phát hiện. Giang bị cho là đồng phạm, bị tuyên án tù.

Chỉ khóa cửa, không canh giữ, đánh đập “con tin”

Bà Nguyễn Thị Nhung (SN 1968, ngụ quận 2, TP. HCM) kêu oan cho con mình là Nguyễn Trường Giang (SN 1988, ngụ phường Long Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) bị cho là đồng phạm trong vụ án “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 8/6, Giang bị TAND TP. Biên Hòa xử 18 tháng tù giam về tội này. Giang kháng cáo. Người bị hại là anh Bùi Văn Dũng (SN 1986, ngụ cùng phường).

Theo bản án sơ thẩm ngày 8/6 của TAND TP. Biên Hòa, khoảng 10/2014, anh Dũng mượn 40 triệu đồng của Trần Nghị Luật (SN 1988, ngụ phường Long Bình). Sau đó, Luật nhiều lần đòi tiền, thậm chí đến tận nhà nhưng anh Dũng không trả.

Khoảng 17h ngày 15/6/2015, tại một quán nước ở khu phố 3 (phường Long Bình), Luật giữ anh Dũng lại, yêu cầu gọi điện cho người thân mang 10 triệu đồng đến trả nợ. Sau đó, Luật gọi điện cho Giang, nhờ Giang cho mượn nhà giữ Dũng để đòi nợ. 

Luật tiếp tục nhờ Nguyễn Xuân Cường (SN 1995, ngụ phường Long Bình, cũng bị TAND TP. Biên Hòa tuyên 2 năm tù vì là đồng phạm trong cùng bản án với Giang) chở “con nợ” đến nhà Giang phụ canh giữ.

Cường và Giang đồng ý. Khoảng 22h30, Cường chở anh Dũng đến nhà Giang. Giang mở cửa, sau đó khóa toàn bộ cửa, cổng ra vào, giữ “con nợ” ở phòng khách. 

Đến sáng 16/6/2015, Dũng điện thoại yêu cầu mẹ mình chuẩn bị tiền trả cho Luật. Người mẹ đồng ý, hẹn giao tiền ở nhà mình.

Khoảng 7h45 cùng ngày, Luật nhờ Cường chở “con nợ” về nhà lấy tiền thì bị công an phường Long Bình phát hiện bắt giữ.

Đến ngày 17/6/2015, Giang đến công an phường đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội. Luật được xác định là chủ mưu nhưng sau khi gây án đã bỏ trốn. Luật đang bị truy nã, được tách ra xét xử sau. 

Cường và Giang được xác định là đồng phạm giúp sức, bị tạm giam 10 ngày sau đó được tại ngoại.

Bản án của TAND TP. Biên Hòa chỉ nói qua về một người tên Nguyễn Công Kiên (SN 1991, ngụ phường Long Bình), tòa cho rằng Kiên không phạm tội. Nhưng dựa trên lời khai của cả Cường, Giang và người bị hại, Kiên có vai trò rất quan trọng trong vụ án.

Theo đó, anh Dũng khai trong bút lục, mình mượn tiền của Kiên. Nhưng số tiền trên lại do Kiên lấy của Luật cho mượn. Trong bút lục 103, anh Dũng khai: “Khoảng 17h30, Kiên và một thanh niên không rõ lai lịch chạy xe đến nhà, kêu tôi ra ngoài nói chuyện.

Sau đó, Kiên và thanh niên trên chở tôi đến một quán cafe cách nhà khoảng 500m. Tại đây, Kiên tiếp tục đòi nợ và gọi điện cho Luật. Luật đến và gọi tiếp cho Cường.

Luật nói với Cường tôi là con nợ và yêu cầu Cường chở tôi về nhà Luật. Kiên và Luật chạy xe máy phía sau. Chúng tôi đứng ở ngoài nói chuyện và Luật yêu cầu tôi trong đêm phải có 10 triệu đồng trả nợ”.

Người mẹ cho rằng con mình chỉ cho bạn ngủ nhờ, nhưng bị khép tội bắt cóc.
Người mẹ cho rằng con mình chỉ cho bạn ngủ nhờ, nhưng bị khép tội bắt cóc.

Cũng trong bút lục 103, anh Dũng khai: “Tôi gọi điện cho người nhà nhưng không được. Gọi điện cho bạn hỏi mượn nhưng không có. Sau đó, Luật gọi điện cho Giang nói tôi đang nợ tiền, đề nghị cho ngủ một đêm để sáng đi lấy tiền trả nợ.

Tôi không rõ Giang có đồng ý hay không. Sau đó, Luật nhờ Cường chở tôi đến nhà Giang. Giang mở cửa cho chúng tôi và chúng tôi cùng ngủ ở phòng khách. Giang chỉ khóa cửa chứ không canh giữ hay đánh đập gì tôi”. Anh Dũng cho rằng vì Luật đe dọa bỏ trốn sẽ bắt lại và đánh nên sợ, không dám phản kháng hoặc bỏ trốn.

Lời khai của Cường cũng thể hiện: Kiên có mặt từ đầu và nghe được cuộc điện thoại giữa Luật và Giang. Nếu thực tế Luật kể về chuyện mình bắt giữ anh Dũng và đề nghị cho mượn nhà để giữ người thì Kiên có mặt sẽ nghe được.

Tuy nhiên, cáo trạng nói rằng Kiên không liên quan, chưa đủ cơ sở buộc tội. Phải chăng cơ quan tố tụng đã bỏ lọt tội phạm? Có ý kiến cho rằng nếu hành vi của Kiên không đủ xác định là đồng phạm trong vụ “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” thì cũng là hành vi “không tố giác tội phạm”. Nhưng tòa kết luận Kiên không phạm tội.

Cho ngủ nhờ thành bắt cóc?

Sau khi bị tuyên phạt 18 tháng tù, Giang kêu oan, cho rằng mình không biết việc Luật giữ người bị hại để đòi nợ. Theo đó, Giang cho biết mình quen biết với Luật và Kiên ngoài xã hội, không quen với Cường và anh Dũng.

Giang khai Luật gọi điện bảo nhà đang có khách, có hai người bạn cho ngủ nhờ một đêm. Ban đầu, Giang từ chối vì bà ngoại (khác nhà nhưng chung khuôn viên) khó tính, không muốn cho người lạ mặt ngủ lại.

Mẹ Giang tường thuật lại lời con kể: “Sau khi từ chối, con tôi tắt điện thoại chơi game. Một lát sau, trời mưa, Cường chở Dũng đến kêu cửa. Con tôi mở cửa cho hai đứa vào.

Trong lúc ngồi ở phòng khách, Giang có hỏi thăm thì Dũng nói nợ tiền, bị Luật bắt giữ và nhờ Cường canh giúp. Do không hiểu gì, thấy trời khuya lại mưa nên Giang lấy gối mền cho Dũng nằm. Cả ba cùng ngủ ở phòng khách”.

Sáng hôm sau, do phải lái xe đi chở hàng, Giang kêu Cường và Dũng dậy, đi ra ngoài cho mình khóa cửa. Sau đó, Luật điện thoại cho Giang nói trốn đi vì Cường đã bị công an bắt. Cho rằng mình không phạm tội, Giang đến cơ quan chức năng khai toàn bộ sự việc mình biết.

Giang khẳng định khi điện thoại xin cho hai người bạn ngủ nhờ, Luật không hề nói gì đến chuyện bắt giữ anh Dũng để đòi nợ và chỉ biết khi anh Dũng đến nhà kể lại sự việc.

Trong bút lục lời khai của mình, anh Dũng cho biết: “Giang không tham gia bắt giữ tôi và cũng không tham gia việc canh gác không cho tôi bỏ trốn. Khi đến nhà Giang, cả ba cùng ngủ ở phòng khách, Giang và Cường ngủ, còn tôi thì sợ quá nên thức đến sáng”. 

Trong việc cho Dũng và Cường ngủ nhờ, Giang không hề có lợi gì. Luật cũng không hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích cho Giang. Giang cho rằng mình vì bạn mà cho ngủ nhờ chứ không phải đồng phạm.

Về phía Luật đã bỏ trốn từ ngày gây án đến nay. Vì vậy, việc đối chứng giữa các đồng phạm (nếu có) và người bị hại với nhau chưa được thực hiện. Ngoài ra, hồ sơ vụ án chưa làm rõ nhiều tình tiết khác:

Luật có dùng vũ lực không, quá trình bắt giữ anh Dũng thế nào? Trên đoạn đường từ quán cafe đến nhà Giang, được Cường chở đi, anh Dũng có bị khống chế khiến không kêu cứu, tẩu thoát được hay không? Tại sao anh Dũng ngoan ngoãn nghe lời Luật?

Quyết định khởi tố bị can đối với Luật về tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”
Quyết định khởi tố bị can đối với Luật về tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”

Mẹ Giang cho biết thời điểm xét xử sơ thẩm, con mình không có luật sư bào chữa nên “bị ép”. Ngay sau khi có bản án, Giang đã kháng cáo và cho rằng mình bị kết tội oan. Sau phiên sơ thẩm, Giang và Cường bị buộc thi hành án, bắt giam ngay tại tòa.

Theo một luật sư, xét ở góc độ về lý, nếu Giang biết luật pháp, thời điểm nghe anh Dũng kể mình bị bắt giữ để đòi tiền nợ, Giang có thể trình báo công an hoặc không cho Cường và anh Dũng vào nhà. Đây là nói về góc độ Giang có thể thuận lợi báo công an mà không bị nguy hiểm đến mình.

Tuy nhiên, mẹ Giang cho biết Giang không am hiểu pháp luật, chủ quan, cứ nghĩ chỉ đơn giản cho bạn ngủ nhờ. Và thực tế Giang cũng sợ Luật nên không dám quyết liệt.

Ngoài ra, cũng theo chuyên gia pháp lý, việc cấu thành tội danh “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” phải đảm bảo hai hành vi diễn ra đồng thời là “bắt cóc” và “đe dọa nhằm chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp”.

Hành vi đe dọa ở đây là hành vi đe dọa dùng vũ lực nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con tin trong trường hợp người đe dọa không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.

Với sự đe dọa này, người phạm tội có thể tạo ra tâm lý lo sợ cho người bị đe dọa, buộc họ phải thỏa mãn yêu cầu giao nộp tài sản nếu muốn tính mạng, sức khỏe của con tin được an toàn. 

Vì vậy, cần xét xem Luật và các đồng phạm có dùng vũ lực hay không, anh Dũng có nguy hiểm đến tính mạng sức khỏe nếu gia đình không trả tiền cho Luật thời điểm đó hay không? Những việc trên chưa được nói đến trong hồ sơ vụ án.

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
(PLVN) - TAND TP HCM vừa ra thông báo sẽ xử sơ thẩm vụ án Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Cty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức từ 20/11 - 5/12.