Động đất tại Nepal: Còn nhiều nạn nhân trong đống đổ nát

Một người đàn ông bị chôn vùi trong đống đổ nát được giải cứu ở Nepal.  Ảnh: AFP
Một người đàn ông bị chôn vùi trong đống đổ nát được giải cứu ở Nepal. Ảnh: AFP
(PLO) - Nhà chức trách Nepal cho hay, trận động đất với cường độ 7,8 độ Richter đã phá hủy rất nhiều nhà cửa, đền thờ, các di tích lịch sử và nghiêm trọng nhất là khiến số người thiệt mạng đã tăng lên hơn 2.000 người, và có thể còn nhiều nạn nhân trong đống đổ nát.
Các nhân chứng cho hay nhiều tuyến giao thông, các quảng trường ở thủ đô của Nepal và thành phố lớn nhất nước này ngập chìm trong những đống đổ nát. Người dân địa phương và khách du lịch lao vào các đống đổ nát này với hy vọng tìm kiếm những người may mắn còn sống sót. 
Các bệnh viện chật kín những nạn nhân bị thương sau trận động đất, quang cảnh thật hỗn loạn. Nhiều người dân không dám ở trong nhà vì sợ mất an toàn do những cơn dư chấn sau động đất vẫn liên tiếp xảy ra.
Cùng ngày, giới chức Trung Quốc cho biết trận động đất ở nước láng giềng Nepal đã khiến 12 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương ở Tây Tạng, Tây Nam Trung Quốc.
Cảnh tượng kinh hoàng sau động đất ở Nepal.
 Cảnh tượng kinh hoàng sau động đất ở Nepal.
Theo USGS, động đất xảy ra lúc 6 giờ11 giờ GMT (13 giờ 11 giờ Việt Nam), tâm chấn ở độ sâu 15km, cách thủ đô Kathmandu của Nepal 81km về phía Tây Bắc.
Ban đầu, trận động đất ở Nepal được cho là có cường độ 7,5 độ Richter, nhưng sau đó USGS nâng lên 7,8 độ Richter.
Truyền thông địa phương cho biết, các rung chấn kéo dài từ 30 giây tới 2 phút và có thể cảm nhận được ở dọc biên giới với Ấn Độ, trong đó có cả thủ đô New Delhi, thậm chí cả ở Malaysia và Bangladesh.
Nhà chức trách Nepal bày tỏ mối quan ngại về tình hình sinh hoạt của những người may mắn thoát chết trong vụ động đất. Trong vài ngày tới, họ phải sống trong cảnh bị cắt điện, thiếu nước sinh hoạt cũng như nhiều khả năng phải ngủ ngoài trời trong khi nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm.
Đại tá Rohan Anand, phát ngôn viên của quân đội Ấn Độ cho hay, đơn vị quân đội hỗ trợ các nhà leo núi chinh phục đỉnh Everest đã đưa 13 thi thể, hầu hết là người nước ngoài, ra khỏi 1 lán trại ở núi Everest sau khi động đất xảy ra.
Bộ Nội vụ Nepal đưa ra con số thống kê số người chết vì động đất. Tuy nhiên nhà chức trách cho hay rất có thể con số này sẽ còn tiếp tục tăng cao vì những nỗ lực cứu hộ vẫn chỉ đang trong giai đoạn đầu, hơn nữa nhiều khả năng vẫn còn có những người dân ở các khu vực xa xôi hẻo lánh khác cũng bị ảnh hưởng bởi động đất.
Tháp Dharahara lịch sử cao chín tầng (61,88 m) giữa thủ đô Kathmandu đã bị sập.
 Tháp Dharahara lịch sử cao chín tầng (61,88 m) giữa thủ đô Kathmandu đã bị sập.
Tại Nepal, nhiều nhà cửa ở thủ đô Kathmandu bị sập. Một nhà báo của hãng tin Reuters có mặt tại Kathmandu mô tả nhiều căn nhà biến thành đống đổ nát hoàn toàn, mọi người hoảng hốt chạy ra đường hoặc chạy đến bệnh viện.
Tháp Dharahara lịch sử cao chín tầng (61,88 m) giữa thủ đô Kathmandu đã bị sập. Khoảng 50 người bị chôn vùi dưới đống đổ nát của tháp. Tháp còn được gọi là tháp Bhimsen, được xây dựng vào năm 1832. Nhiều đền thờ gần quảng trường du lịch Durbar cũng bị hư hại.
Tại khu vực Tây Tạng (TQ), nhiều con đường đã bị hư hỏng nặng và nhiều tòa nhà cũng bị đổ sập. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích dẫn báo cáo từ chính quyền địa phương cho hay ít nhất 12 người đã thiệt mạng vì ảnh hưởng của động đất tại Tây Tạng.
Nhiều tuyến đường nứt lớn sau động đất.
 Nhiều tuyến đường nứt lớn sau động đất.
Trong khi đó, theo thông tin từ Đại sứ quán Trung Quốc ở Kathmandu, Nepal, có ít nhất 4 công dân Trung Quốc tại Nepal - 2 công nhân làm việc trong một công ty của Trung Quốc, một du khách và một nhà leo núi - đã bỏ mạng vì động đất. 
Không chỉ có vậy, các quan chức tại Ấn Độ cũng xác nhận, nước này có ít nhất 34 người thiệt mạng tại 3 bang khác nhau vì động đất ở Nepal.
Đại sứ quán Mỹ ở Nepal cho hay Chính phủ nước này đã quyết định hỗ trợ 1 triệu USD ngay lập tức cho Nepal. Thêm vào đó, các đội ứng phó thảm họa của Mỹ cũng đang trên đường đến Nepal để hỗ trợ cho các nạn nhân tại đây.
Được biết trận động đất mạnh 7,9 độ Richter xảy ra tại khu vực nằm giữa thành phố Pokhara và thủ đô Kathmandu, Nepal vào trưa ngày 25-4. tâm chấn nằm ở độ sâu 2 km và với cường độ 7,8 độ Richter. Đây là thảm họa thiên nhiên lớn nhất tại Nepal trong vòng 80 năm qua./.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.