Đồng bào Lô Lô (Cao Bằng): Người khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ đã đến khai phá miền đất biên giới của Tổ quốc.

Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn... Cư trú chủ yếu tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng).

Người Lô Lô luôn tự hào rằng tổ tiên họ là những người có công đầu tiên khai khẩn đất hoang ở vùng đất biên giới Tổ quốc.

Phụ nữ dân tộc Lô Lô đen tự dệt vải, nhuộm, thêu để may trang phục truyền thống. (Ảnh: Lê Hanh)

Phụ nữ dân tộc Lô Lô đen tự dệt vải, nhuộm, thêu để may trang phục truyền thống. (Ảnh: Lê Hanh)

Tại xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) hiện có hơn 60 hộ đồng bào dân tộc Lô Lô đang sinh sống. Nơi đây cũng là một điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch bởi sự kỳ vĩ của thiên nhiên và những giá trị văn hoá truyền thống độc đáo của người Lô Lô.

Xóm Khuổi Khon cách TP Cao Bằng hơn 120km, cách UBND xã Kim Cúc khoảng 8km, cách trung tâm huyện Bảo lạc khoảng 16km, với cung đường chủ yếu men theo sườn núi quanh co, khúc khuỷu.

Một trong những điểm đặc biệt trong bộ trang phục của phụ nữ Lô Lô đen là họ mặc áo cổ vuông, xẻ ngực cài khuy bằng vải hoặc đồng. (Ảnh: Lê Hanh)

Một trong những điểm đặc biệt trong bộ trang phục của phụ nữ Lô Lô đen là họ mặc áo cổ vuông, xẻ ngực cài khuy bằng vải hoặc đồng. (Ảnh: Lê Hanh)

Người Lô Lô ở đây thường sống tập trung, mỗi điểm nhóm từ 20 đến 25 nóc nhà. Nhà của người Lô Lô được thiết kế có hai cửa ra vào, cửa chính ở gian giữa và một cửa phụ ở gian bên trái để đi ra vườn. Kiến trúc nhà ở của người Lô Lô thường chỉ làm ba gian, gỗ làm nhà là các loại gỗ tốt, chắc và bền như thông đá, sa mộc...

Điểm đặc biệt nhất của những ngôi nhà người Lô Lô là được lợp bằng loại ngói âm dương. Ngói âm dương khi lợp sẽ có một viên sấp, một viên ngửa nằm úp lên nhau. Mái ngói âm dương giúp cho ngôi nhà trở nên mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, dễ dàng thoát nước không bị ứ đọng khi trời mưa.

Người Lô Lô rất coi trọng bếp lửa, bởi đây là nơi tạo sự ấm cúng của cả ngôi nhà. Bếp lửa chính là nơi tiếp khách, nơi bàn công chuyện gia đình, thông thường mọi người ở đây không để bếp lửa tắt, lúc đun nấu sẽ ủ than dưới lớp tro để bếp luôn duy trì hơi ấm. Khi mặt trời lặn, những tia nắng cuối ngày dần tan biến thì những thành viên trong gia đình người Lô Lô sẽ cùng quây quần bên bếp lửa giữa nhà.

Bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Lô Lô chính là những bộ trang phục truyền thống. Phụ nữ Lô Lô là mặc áo cổ vuông, xẻ ngực cài khuy bằng vải hoặc đồng. Ống tay áo được trang trí nhiều họa tiết hoa văn hoặc đính kèm nhiều miếng vải màu khác nhau. Sống lưng áo trang trí các họa tiết hình vuông nhỏ, hở bụng.

Đồng bào dân tộc Lô Lô (Bảo Lạc) dự ngày hội văn hóa. (Ảnh: Lê Hanh)

Đồng bào dân tộc Lô Lô (Bảo Lạc) dự ngày hội văn hóa. (Ảnh: Lê Hanh)

Ngoài những bộ trang phục đặc sắc, phụ kiện của người Lô Lô cũng rất độc đáo. Những chiếc túi với nhiều hình dáng, đai đeo lưng, mũ, nón..., nhiều màu sắc rực rỡ và mỗi phụ kiện đều mang một nét đẹp riêng.

Người Lô Lô rất thích kết hợp nhiều màu sắc với nhau, vào những dịp lễ hội, đám cưới, ma chay, đầy tháng.... tất cả người Lô Lô đều mặc đẹp, mang những phụ kiện sặc sỡ thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với các sự kiện trọng đại của dân tộc.

Hiện nay, xóm Khuổi Khon đã trở thành một điểm du lịch cộng đồng thu hút đông đảo khách du lịch. Tại đây đã xuất hiện những homestay cùng với nhiều trải nghiệm độc đáo dành cho du khách như được ngồi vào khung cửi trực tiếp dệt vải - đây là một trải nghiệm rất thú vị đối với nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Bên cạnh đó, những món ăn độc đáo của người dân bản địa cũng khiến các du khách cảm thấy bất ngờ.

Người dân ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) dệt vải bên khung cửi. (Ảnh: Lê Hanh)

Người dân ở xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) dệt vải bên khung cửi. (Ảnh: Lê Hanh)

Với những nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc và cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, xóm Khuổi Khon hiện đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách muốn tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Lô Lô, khám phá cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành và thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc trưng.

Theo nhiều tài liệu, người Lô Lô tại Cao Bằng sinh sống tập trung ở 2 huyện Bảo Lạc, và Bảo Lâm với dân số khoảng 2.300 người, chiếm 52,3% tổng số người Lô Lô tại Việt Nam. Người Lô Lô ở Việt Nam có quan hệ mật thiết với người Di ở Trung Quốc. Người Lô Lô đến Việt Nam đầu tiên tại vùng Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Phong Thổ (Lai Châu), sau đó một bộ phận ở Hà Giang chuyển sang huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Tin cùng chuyên mục

Hiện giờ cây đào đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội mỗi dịp Tết đến, xuân về. (Nguồn: Du lịch - Reatimes)

Đào Nhật Tân - nồng nàn theo năm tháng

(PLVN) - Nhật Tân là tên một phường ở quận Tây Hồ, đồng thời gắn liền với làng Nhật Tân có nghề truyền thống trồng đào nức tiếng Hà thành suốt nhiều thế kỷ. Cứ Tết đến, xuân về, người Hà Nội lại nô nức kéo đến vườn đào khoe sắc thắm chọn cho được một cây đào bích, đào phai ưng ý.

Đọc thêm

Mùa sen tháng 6 “đánh thức” giác quan

Gánh hoa sen đẹp ngỡ ngàng trên phố Hà Nội. (Ảnh: Tú Phạm)
(PLVN) - Dưới cái nắng nhiệt đới của tháng 6 khiến bao loài hoa e ngại, hoa sen lại càng tươi tắn, có lẽ vì là loài hoa tri kỷ của mùa hè, giống như hoa cúc của mùa thu hay hoa đào của mùa xuân. Nhiều người mong đến mùa hè để ngắm sen, không chỉ đơn thuần là chiêm ngưỡng hương sắc mà còn để nâng niu, thỏa mãn khứu giác, thậm chí là vị giác với những sản vật từ sen.

Hệ giá trị gia đình - Hạt nhân của hệ giá trị quốc gia

Từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam. Ảnh tham gia cuộc thi Gia đình do Hội Nhiếp ảnh TP HCM tổ chức.
(PLVN) -  Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã từng có câu: “Nước là cái nhà to” và “Nhà chính là nước nhỏ”. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của mỗi một con người, mỗi một xã hội, mỗi một quốc gia, dân tộc. Gia đình là nơi khởi nguồn sinh ra mỗi con người, không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, hệ giá trị gia đình chính là phần hồn cốt của gia đình, cũng chính là phần lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc.

Nhà Nguyễn và những cuộc binh biến trong cung cấm

Cung điện nhà Nguyễn tại Huế. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Những cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp và chống cả nhà Nguyễn nổi dậy khắp nước khiến nhà Nguyễn rất mỏi mệt và lo sợ. Trong cung cấm đã xảy ra ba cuộc binh biến lớn từ những vị trong dòng tộc nhà vua.

Nếp áo thanh xuân

Phụ nữ thành phố Tuyên Quang hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - “Nếp áo thanh xuân” là sáng kiến trong chuỗi hoạt động của mạng lưới Di sản - Kết nối, được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam khởi xướng nhằm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ca trù, dòng chảy bền bỉ miền cửa biển

Các đào nương hát thờ tại cửa Đình An Biên- Lê Chân, TP Hải Phòng.
(PLVN) - “Hồng hồng tuyết tuyết! Mới ngày nào chửa biết cái chi chi. Mười lăm năm thấm thoát có xa gì...”. Vào những dịp lễ, tết hay các ngày kỷ niệm của đất nước và thành phố, người dân TP Cảng có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc ngay tại dải trung tâm thành phố hay vườn hoa Nhà kèn hoặc cửa đình An Biên hàng tháng…

Trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Một góc trưng bày trong khuôn khổ chương trình trải nghiệm. (Ảnh: T.T)
(PLVN) - Kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016 - 2024), chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần từ tháng 6/2024.

Lễ Đông Sửa của người Thái ở Yên Châu

Lễ Đông Sửa của người Thái ở xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Lễ Đông Sửa (hay còn gọi là cúng rừng thiêng) của dân tộc Thái ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) là nét văn hóa tâm linh như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây...

Nên và không nên làm gì trong Tết Đoan Ngọ?

Nên và không nên làm gì trong Tết Đoan Ngọ?
(PLVN) - Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi tết Đoan dương, Tết diệt sâu bọ là ngày lễ truyền thống của người Việt, diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Năm 2024, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ 2, ngày 10/6 dương lịch. Dân gian cho rằng nên và không nên làm một số việc trong ngày này.

Lễ hội ẩm thực chay thu hút hàng ngàn người dân và du khách Huế

Lễ hội ẩm thực chay- Festival Huế 2024 diễn ra từ ngày 8/6 đến 9/6.
(PLVN) - Chiều 8/6, tại Nghinh Lương Đình, TP Huế, Ban từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Tổ chức Festival Huế, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh và một số doanh nghiệp, cơ sở ẩm thực, nhà hàng, khách sạn trong tỉnh tổ chức khai mạc lễ hội ẩm thực chay - Festival Huế 2024.

Cần những câu chuyện kể để bảo tồn, phát huy tiềm năng di sản ở bảo tàng

Chiếc hộp kể chuyện ở Bảo tàng TP HCM. (Nguồn: baodautu.vn)
(PLVN) - Dự án “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam” do Quỹ Đoàn kết các dự án Đổi mới (FSPI) của Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2022 - 2024. Để phát triển, nâng tầm các bảo tàng, Việt Nam đã và đang thực hiện những dự án, liên kết để học hỏi kinh nghiệm gìn giữ, bảo tồn di sản và phát huy tiềm năng của bảo tàng.

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

Lễ hội cầu mưa của người Thái Trắng ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được bảo tồn và phát huy. (Ảnh: Hà Hằng)
(PLVN) - Một số lễ hội dân tộc được phục dựng chỉ để phục vụ, thu hút khách du lịch, nhiều yếu tố trong lễ hội được làm mới, xa lạ với truyền thống địa phương. Cách thức tổ chức nhiều lễ hội dân gian chưa tốt, thậm chí lộn xộn, gây bất bình cho người dân lẫn du khách.

Làng nghề Vĩnh Phúc thích ứng để hội nhập

Phát triển làng nghề thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
(PLVN) - Trong bối cảnh hội nhập, các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh để gìn giữ, phát triển nghề truyền thống bền vững.

Triển lãm 'Báu vật hoàng cung' tại Lâm Đồng

Triển lãm 'Báu vật hoàng cung' tại Lâm Đồng
(PLVN) - Bảo tàng Lâm Đồng mở cửa miễn phí đón khách tham quan với nhiều hoạt động hấp dẫn đến ngày 6/6, trong đó, lần đầu tiên 36 hiện vật “Báu vật hoàng cung” được trưng bày, giới thiệu đến công chúng. 

Những kỷ lục ở chùa 'bà Đanh' và đền 'bà chúa Mõ'

Chùa Trà Phương có lịch sử hơn 1.000 năm, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, tôn giáo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - “Cổ Trai Đế vương, Trà Phương Công chúa”, câu đồng dao được lưu truyền từ đời này sang đời khác khi nhắc đến mảnh đất Trà Phương (Kiến Thụy - Hải Phòng), nơi có ngôi chùa cổ lưu giữ những giá trị văn hóa, kiến trúc và lịch sử hàng nghìn năm gắn liền với tích chuyện xưa.

Di sản tư liệu - kho báu về tri thức và lịch sử

Châu bản triều Nguyễn còn lưu bút tích các vị hoàng đế. (Ảnh: TTH)
(PLVN) - Các di sản tư liệu của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, địa phương đều có bản sắc, nét độc đáo riêng. Những di sản tư liệu đó phản ánh một bề dày lịch sử - văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy các di sản tư liệu là nhiệm vụ có ý nghĩa sâu sắc vì di sản tư liệu chứa đựng hồn phách của dân tộc.

Tiền Nhị Hà - bí ẩn từ lòng sông cổ

Tiền Nhị Hà - bí ẩn từ lòng sông cổ
(PLVN) - Cách đây hơn 4.500 năm khi bờ biển rút dần từ khu vực Hà Nội ra tới Hải Phòng, vùng châu thổ sông Tiền Nhị Hà (tức sông Hồng cổ) đã dần hình thành với các dấu vết địa chất vẫn còn rõ nét gây tò mò lớn đối với thế hệ trẻ Gen Z ngày nay.

Đến Đồng Tháp ăn 'đại tiệc' sen

Hội thi đã quảng bá, giới thiệu các món ẩm thực từ sen đặc trưng của Đồng Tháp.
(PLVN) - Qua bàn tay khéo léo và nguyên liệu phong phú từ sen, người dân Đồng Tháp đã sáng tạo, chế biến nhiều món ăn ngon, mới lạ, hấp dẫn. Các món ăn đa dạng về màu sắc và hương vị đã “mời gọi” níu chân du khách mỗi khi đến Đồng Tháp.