Đón làn sóng FDI dịch chuyển: Phải có cách làm mới!

UBND tỉnh Bạc Liêu trao quyết định chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với tổng mức đầu tư khoảng 4 tỷ USD, dự án FDI lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2020 cho NĐT Singapore.
UBND tỉnh Bạc Liêu trao quyết định chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với tổng mức đầu tư khoảng 4 tỷ USD, dự án FDI lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2020 cho NĐT Singapore.
(PLVN) - Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng rõ nét hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 và xung đột thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên hướng dịch chuyển này có vào Việt Nam hay không, theo các chuyên gia còn phụ thuộc vào cách mà chúng ta đón tiếp…

Vẫn còn nhiều trở ngại

Theo đánh giá của Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), đầu tư của thế giới năm 2020 có thể suy giảm tới 40%. Các nền kinh tế thế giới giảm sâu, thậm chí là âm. Trong khi ở Việt Nam, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), Bộ KH&ĐT cho biết, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn FDI đạt gần 20 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ. 

Theo Cục trưởng Cục ĐTNN, ông Đỗ Nhất Hoàng, đây là mức giảm thấp hơn nhiều so với thế giới và các nước trong khu vực. Trong đó, riêng vốn thực hiện đạt 11,3 tỷ USD, chỉ giảm 5,1% so với cùng kỳ. “Đây là những tín hiệu tích cực, thể hiện sự tin tưởng của nhà ĐTNN đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam!”- ông Hoàng khẳng định và cho biết thêm, kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực ĐTNN cũng chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu đạt 113,3 tỷ USD, giảm 4,5%; nhập khẩu đạt 90,7 tỷ USD, giảm 5,3%. Điều này chứng tỏ mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng khối doanh ghiệp (DN) ĐTNN vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tốt, không bị suy giảm quá nhiều. 

Nói về sự dịch chuyển làn sóng FDI, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN ĐTNN (VAFIE) khẳng định, không phải xu hướng này bây giờ mới xuất hiện vì trước đó đã có những quốc gia chủ trương khuyến khích DN chuyển vốn về nội địa để giải quyết vấn đề việc làm và thực tế hiện nay dòng vốn dịch chuyển so với tổng vốn ĐTNN cao hơn trước rất nhiều. “Vấn đề là làn sóng đó có đến Việt Nam hay không? Việt Nam tận dụng làn sóng đó như thế nào? Tôi nghĩ làn sóng FDI mới là có nhưng có rất nhiều cản trở để làn sóng này có thể đến với chúng ta!”- ông Toàn thẳng thắn.

Theo Phó Chủ tịch VAFIE, đang có 3 dòng vốn dịch chuyển: Dịch chuyển đơn hàng; Luồng vốn đầu tư ra nước ngoài; Và dịch chuyển trực tiếp, một bộ phận hoặc toàn bộ nhà máy từ nước A sang nước B. “Chúng ta nhìn nhận được 3 luồng vốn đó và phải cố gắng chia từng phân khúc để có thể tiếp thu được luồng vốn này!”- ông Toàn lưu ý. 

Thiết kế những gói chính sách mang tính chất “may đo”

Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng cho rằng, ngoài yếu tố thuận lợi bên ngoài, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để đón làn sóng FDI chuyển dịch do có nhiều lợi thế về môi trường đầu tư cũng như sự thành công trong việc kiểm soát dịch thời gian vừa qua.

Trong số rất nhiều ưu thế của Việt Nam, theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM), nổi trội nhất là Việt Nam ký rất nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác, các đối tác đó đều là những thị trường chủ yếu trên thế giới.

Tuy nhiên, chuyên gia này dẫn ra một thực tế là cho đến nay ĐTNN vào Việt Nam đến từ “các thiên đường thuế” rất nhiều. Phần lớn FDI đến từ các nước châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc, mà không có hoặc rất ít FDI từ Hoa Kỳ và châu Âu. “Xu hướng này chưa có cải thiện trong khi chúng ta rất kỳ vọng đầu tư từ Hoa Kỳ và châu Âu là đầu tư chất lượng cao. Những đầu tư này sử dụng công nghệ cao hơn, không sử dụng chi phí lao động thấp, rất phù hợp khi chúng ta muốn cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng…”- Chuyên gia này phân tích.

Nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng các nhà đầu tư (NĐT) mong muốn chính sách, luật pháp phải ổn định, văn bản phải cụ thể, khi thực thi phải dự đoán được, không có “tiền gầm bàn”, không có chi phí không chính thức… “Điều này đối với NĐT Hoa Kỳ và châu Âu là cực kỳ quan trọng bởi vì họ là những người luôn luôn phải tuân thủ luật pháp, Nếu không tuân thủ, rủi ro pháp lý xảy ra với họ là rất lớn, họ sẽ tránh. Đây là điều đầu tiên tôi cho rằng chúng ta phải khắc phục...”- ông Cung nêu ý kiến.

Đề xuất cách tiếp cận chính sách, mặt bằng chung là như vậy, nhưng đối với từng NĐT, chuyên gia này lưu ý phải có chính sách khác nhau. “Chúng ta phải thiết kế những gói chính sách mang tính chất “may đo”, không “may sẵn”. Lúc đó chúng ta mới đáp ứng các nhu cầu của các NĐT. Từ đó, chọn được NĐT có chất lượng, đúng như Nghị quyết của Bộ Chính trị về thay đổi cách thức quản lý, thay đổi cách thức thu hút và có lựa chọn để nâng cao chất lượng NĐT…”- TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh và cho rằng cần phải hành động hết sức cụ thể và xác định đúng vấn đề xử lý khi các NĐT yêu cầu. Cùng với đó, phải thu hút được DN trong nước, hỗ trợ họ tham gia chuỗi dịch chuyển, nếu không, chỉ có nhà ĐTNN tận dụng được lợi thế này…

Đồng tình quan điểm này, Cục trưởng Cục ĐTNN cũng khẳng định, trong bối cảnh các quốc gia khác cũng đang ban hành nhiều chính sách rất mạnh mẽ để giữ chân cũng như lôi kéo các nhà ĐTNN về nước mình, để cạnh tranh được, chúng ta cũng phải có các giải pháp đột phá, các cách làm mới thì mới có thể hấp dẫn được nhà ĐTNN. Đồng thời, các giải pháp đề ra cần phải thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời và đồng bộ thì mới tận dụng được cơ hội này.

“Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác ĐTNN do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT làm Tổ phó thường trực; lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên để kịp thời hỗ trợ các dự án lớn đang quan tâm đầu tư vào Việt Nam…”- ông Hoàng nói. 

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...