Đòn bẩy giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Sốp Cộp vượt khó

Đồng chí Đào Đình Thi chủ trì phiên họp lần thứ 19 của UBND huyện Sốp Cộp.
Đồng chí Đào Đình Thi chủ trì phiên họp lần thứ 19 của UBND huyện Sốp Cộp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La, có gần 125 km đường biên giới tiếp giáp với nước CHDCND Lào, với 8 xã, 24 bản biên giới, có 6 dân tộc anh em cùng đoàn kết sinh sống, trong đó hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số (dân tộc Thái chiếm 62,47%; Mông 17,1%; Lào 9,54%; Khơ Mú 6,41%, Kinh 4,19%...).
Diện mạo nông thôn mới huyện Sốp Cộp ngày càng đổi thay.

Diện mạo nông thôn mới huyện Sốp Cộp ngày càng đổi thay.

Những năm qua, việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, mà còn góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Qua đó, đời sống của nhân dân các dân tộc từng bước đổi thay tích cực, nâng cao rõ rệt, đặc biệt là ở các xã, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới của huyện.

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Đào Đình Thi - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La về tầm quan trọng và việc triển khai chương trình trên địa bàn huyện.

Được biết, huyện Sốp Cộp là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ông đánh giá về ý nghĩa, tầm quan trọng của các chính sách giúp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai trên địa bàn huyện?

Ông Đào Đình Thi: Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa rất quan trọng đối với huyện Sốp Cộp. Để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, UBND huyện đã tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời như các chính sách như sắp xếp ổn định dân cư, nhà ở, nước sinh hoạt, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường và các chế độ chính sách an sinh xã hội khác luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.

Từ đó, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới của huyện đã có những chuyển biến tích cực: Đời sống vật chất và tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, lĩnh vực giáo dục đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ngày càng tốt hơn; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm đã tạo cho đồng bào các dân tộc phấn khởi, hăng say lao động sản xuất, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Công tác tổ chức, triển khai thực hiện các chính sách dân tộc đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch thể hiện việc lựa chọn các nội dung hỗ trợ, công trình xây dựng, địa điểm xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân, công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo đã có sự kết hợp giữa chính quyền với các ngành, đoàn thể trong việc tổ chức triển khai thực hiện; thu hút được đông đảo lực lượng xã hội tham gia.

Để triển khai thực hiện chương trình có trọng tâm, trọng điểm, thực sự là “đòn bẩy” giúp vùng dân tộc và miền núi phát triển bền vững, huyện Sốp Cộp đã tổ chức triển khai những chương trình chính như thế nào?

Ông Đào Đình Thi: Để tổ chức thực hiện chính sách có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ về phát triển kinh tế -xã hội cho đồng bào DTTS và miền núi ngay sau khi Chính phủ ban hành, UBND huyện đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng quy chế hoạt động giao cho các cơ quan chuyên môn chủ quản từng Chương trình. Chính sách này được giao cho Phòng Dân tộc làm khâu nối tham mưu cho UBND huyện trình phân bổ vốn cho các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ 9/10 dự án Chương trình cụ thể: hỗ trợ nhà ở cho 07 hộ, cấp 271 téc, bồn cho hộ nghèo có khó khăn về nước sinh hoạt trên địa bàn 08 xã; đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung; Bố trí sắp xếp dân cư tại 02 xã Mường Lạn và Mường Lèo; duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, bản đặc biệt khó khăn; mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động nông thôn; mở lớp xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; hỗ trợ cho các đội văn nghệ truyền thống, hỗ trợ trang thiết bị cho nhà văn hóa

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những phong tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em của dự án 8; tổ chức các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, các trường phổ thông có cấp trung học phổ thông, cấp trung học cơ sở đóng trên địa bàn các xã vùng DTTS; mở các cuộc hội nghị cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức, phổ biến giáo dục pháp luật cho đại biểu là người có uy tín trên địa bàn huyện…

Theo ông, những kết quả đạt được qua triển khai các chương trình chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc là gì?

Ông Đào Đình Thi: Chương trình đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các nguồn lực, chính sách của chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm...

Dù mới được đưa vào tổ chức tại thực tiễn địa phương từ nửa cuối năm 2022 nhưng ước tính đến cuối năm 2023, một số chỉ tiêu hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao như: Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông, cứng hóa; tỉ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới, các nguồn điện khác phù hợp và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Trên cơ sở nguồn lực của Chương trình và sự nỗ lực của các địa phương trong chỉ đạo, điều hành và triển khai Chương trình, đến nay nhiều xã đã từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ổn định và phát triển. Năm 2023, tỷ lệ giảm 4,06%; xóa được trên 650 hộ nghèo, cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát; các cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, nâng tỷ lệ các hộ dân được sử dụng điện lực quốc gia, điện an toàn, nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 95%; các hộ dân sống rải rác vùng có nguy cơ thiên tai, hỏa nạn được bố trí sắp xếp ổn định dân cư cụ thể tại bản Nậm Lạn, Pu Hao xã Mường Lạn; bản Nậm Pừn, Huổi Ta Văn của xã Mường Lèo…

Thời gian tới, huyện Sốp Cộp tiếp tục triển khai những chương trình chính sách gì theo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?

Ông Đào Đình Thi: Để thực hiện tốt Chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trong thời gian tới căn cứ vào nguồn kinh phí được giao, căn cứ các dự án, tiểu dự án thành phần, UBND huyện sẽ lựa chọn, đề xuất điều chỉnh giữa các dự án thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các dự án như: Tập trung triển khai các công trình cấp thiết như điện lưới quốc gia, đường giao thông liên xã, liên bản, nhà lớp học, nhà ở cho hộ nghèo, sắp xếp ổn định dân cư, nước sinh hoạt tập trung… Tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trong tâm như: Công tác xóa mù chữ, công tác tuyên truyền vận động nhân dân phòng chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, bình đẳng giới, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tiếp tục ưu tiên tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc lớn, mang tính đặc thù, tác động đến tiến độ, hiệu quả triển khai Chương trình giai đoạn I (2021-2025); những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp cụ thể trong tổ chức triển khai Chương trình giai đoạn 2024-2025, đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu cho cả giai đoạn I của huyện đã đề ra. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất những cơ chế, chính sách; đề nghị điều chỉnh về mục tiêu, chỉ tiêu và cả nội dung của các dự án, tiểu dự án cho giai đoạn 2024-2025 phù hợp với tình hình thực tế của huyện.

Trân trọng cảm ơn ông!

Quốc Định (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động giao lưu ý nghĩa trong các chương trình giao lưu định kỳ

Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu khu vực phía Nam

(PLVN) - Ngày 29 - 31/5, tại TP Cần Thơ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức Chương trình Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu các trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam lần IX, năm 2025 với rất nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa.

Đọc thêm

Hội thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Cà Mau

Hội thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Cà Mau
(PLVN) - Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong thanh, thiếu niên về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ngày 14/12, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phối hợp Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Hội thi dành cho học sinh khối 11 và 12.

Nâng cao vị thế của người phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi

Nâng cao vị thế của người phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi
(PLVN) - Công tác bình đẳng giới rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, nhất là với phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Quảng Ngãi, vị thế của người phụ nữ miền núi ngày càng được nâng cao khi tham gia các hoạt động chính trị, từng bước tháo gỡ định kiến về giới.

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ
(PLVN) - Hội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG, với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An trao đổi với phóng viên về những nỗ lực và định hướng của Hội LHPN trong việc thực hiện các công việc của dự án này.

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8
(PLVN) - Bình đẳng giới và chăm sóc phụ nữ, trẻ em tại vùng khó khăn không chỉ là một mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ cấp bách trong hành trình phát triển bền vững của đất nước. Tại Nghệ An, Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG đã từng bước mang lại những chuyển biến tích cực, giúp xóa bỏ định kiến, thay đổi nếp nghĩ, và nâng cao quyền năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số. 

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.