"Đời vợ hờ" nhọc nhằn tìm nơi khai sinh cho con

(PLO) -Thời xuân sắc, Liễu làm vợ hờ của không biết bao nhiêu gã đàn ông. Đến khi nhan sắc gần tàn phai, cô mới có một đứa con ngoài giá thú. Trớ trêu thay, khi khai sinh cho con, bố của đứa trẻ lại không dám đứng tên trong giấy khai sinh của con, chỉ vì anh ta sợ hưởng đến tổ ấm của mình.

Cuộc tình chú- cháu
28 tuổi nhưng Vũ Hồng Liễu (quê Hà Giang) đã có hơn chục năm sống và đi làm ở Hà Nội. Năm 17 tuổi, sau khi thi trượt đại học thì Liễu trốn gia đình xuống Hà Nội bán hàng, dự định ban đầu là đi làm kiếm tiền để ôn thi.
Tất nhiên là cha mẹ Liễu không đồng ý nên cô mới phải trốn. Cha mẹ Liễu không muốn con gái học cao, cho rằng việc con gái học cao không quan trọng bằng có được tấm chồng tử tế.
Nhưng Liễu đã trái lời cha mẹ. Cô trốn nhà xuống Hà Nội trong chuyến xe khách đi xuyên đêm. Tới nơi, cô thuê nhà trong một xóm trọ ngoại thành, chủ nhà trọ là một người đàn ông trung niên goá vợ, sống độc thân và ngả rẽ định mệnh của cuộc đời Liễu cũng bắt nguồn từ khu trọ đó.
Thấy Liễu xinh xắn, hiền lành, sống khép kín mà lại nghèo nên lão chủ trọ không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận, làm thân với cô. Cô gái ngây thơ không biết rằng đằng sau vỏ bọc quan hệ “chú - cháu”, lão chủ nhà đã có tình ý với cô từ trước và chỉ chờ có cơ hội thuận lợi để thực hiện kế hoạch của mình.
Lão tỏ ra hào phóng cho cô nợ tiền trọ, thỉnh thoảng còn cho cô vài món quà vặt là hoa trái vườn nhà. Liễu vô tư đón nhận, vô tư thân thiết, để rồi đã mất đời con gái với lão già trong một lần cô bị cảm sốt mê man mà ông chủ khu trọ “tốt bụng” tận tình chăm sóc.
Không thể nói hết nỗi đau khổ ê chề của Liễu, cô dọa sẽ tự tử, nhưng trước khi tìm đến cái chết cô sẽ tố cáo hành vi bỉ ổi của ông ta ra trước pháp luật. Cũng may ông ta còn chút sĩ diện, còn lo sợ ảnh hưởng đến gia đình và con cái nên hết lời van xin Liễu tha thứ và hứa sẽ đền bù.
Cũng có thể, ông ta thật lòng thương Liễu nên muốn chịu trách nhiệm với việc mình làm- nghĩa là cưới cô làm “bà hai”. Với một người sống thực dụng, từng trải thì giải pháp đó không tồi, Liễu lại không chấp nhận và khăng khăng muốn tố cáo ra pháp luật để lấy lại danh dự cho mình.
Chỉ đến khi những người con của ông chủ nhà xuất hiện, họ thuyết phục và đe doạ Liễu nếu không chấp nhận làm vợ hai thì phải chấp nhận giải pháp để họ “bồi thường trinh tiết”. Theo đó, họ “đền” cho Liễu một ô nhà trọ khép kín mà cô đã và đang ở.
Việc thoả thuận “đền bù” được lập thành biên bản, các bên ký xác nhận đàng hoàng. Cô gái ngây thơ tưởng rằng mình được đền bù cả một căn nhà, tuy chỉ có 15m2 nhưng quá lý tưởng cho một cô gái chân ướt chân ráo từ quê ra tỉnh.
Ai ngờ, ký giấy bãi nại rồi Liễu mới thấy mình dại vì nhà đó chỉ cho “ở nhờ” chứ không bán được. Chưa kể sau này khắp làng trên xóm dưới đều biết chuyện cô phải làm “búp bê tình dục” cho ông chủ nhà chủ trọ để được ở miễn phí thì Liễu khó có cơ hội tìm hạnh phúc.
Ảnh minh họa từ Internet
 Ảnh minh họa từ Internet
Biết mình “bút sa gà chết”, há miệng mắc quai nên Liễu tìm cách lựa lời ngon ngọt bảo lão chủ trọ rằng cô sẽ về quê làm ăn, tất nhiên về quê thì không thể mang theo phòng trọ của lão về nhà. Vậy nên cô tỉ tê xin nhượng lại cho lão, vì chút tình nghĩa cũ mong lão chấp nhận. Lão già hảo ngọt, mủi lòng đồng ý, dốc sổ tiết kiện đưa cho Liễu gần 200 triệu đồng.
Phận hẩm duyên ôi
Nhưng Liễu không về quê, số tiền đó cộng với tiền dành dụm được cô mua được mảnh đất nhỏ ở một xã ngoại thành xa hơn, đã có sẵn nhà cấp 4. Tuy chỉ có giấy tờ viết tay nhưng Liễu vô cùng sung sướng vì đó là nhà của cô, tài sản riêng của cô. Khi chuyển về ở, Liễu làm thủ tục đăng ký tạm trú đàng hoàng và đã được cấp sổ tạm trú.
Sau cuộc tình với lão chủ nhà trọ “dê già”, Liễu còn trải qua gần chục cuộc tình nữa nhưng đều éo le, lận đận. Điều trớ trêu là “đối tác” của cô đều là người đàn ông đã có gia đình, họ không đem lại tương lai, hạnh phúc cho cô mà trái lại chỉ lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc.
Sau khi quá chán với những cuộc tình giả tạo, Liễu như con chim sợ cành cong, cô không còn ý định lấy chồng thì cũng là lúc cô gặp được người đàn ông mà cô nghĩ là tình yêu đích thực. Nhưng éo le là ở chỗ, rốt cục anh ta cũng không thể cho cô một danh phận đàng hoàng. Anh ta lấy vợ không phải vì yêu nên cuộc hôn nhân không có hạnh phúc, vì chịu ơn nhà vợ quá nhiều nên dù không yêu vợ nhưng anh ta không bao giờ nghĩ đến ly hôn.
Nghĩ mình “phận hẩm duyên ôi” nhưng vì quá lụy tình nên Liễu vẫn quyết định “xin” đứa con ngoài giá thú. Khi đứa con ra đời, cha đứa trẻ hứa có trách nhiệm chu cấp về vật chất nhưng lại không dám nhận con, không muốn mình đứng tên trong Giấy khai sinh của con và cũng từ chối việc đi làm khai sinh cho con.
Giờ đây khi chuẩn bị cho con đi nhà trẻ, Liễu mới lo lắng bối rối vì chưa làm thủ tục khai sinh cho con. Cô không muốn về quê, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm việc này vì sợ mọi người biết chuyện cô “không chồng mà chửa”. Song cô cũng băn khoăn không rõ có thể khai sinh cho con mình tại nơi đăng ký tạm trú hay không nữa?
Chị Liễu có quyền dăng ký khai sinh cho con
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định: “1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.”
Ngoài ra, điểm a Mục 1 Phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP cũng nêu rõ:  “Thẩm quyền đăng ký khai sinh theo nơi người mẹ cư trú theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải được thực hiện tại UBND cấp xã nơi người mẹ đăng ký thường trú; trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú.
Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em. Trong trường hợp này, UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký thường trú để biết. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Đăng ký khai sinh theo nơi tạm trú của người mẹ”.
Như vậy, mặc dù hộ khẩu của chị Liễu ở Hà Giang nhưng chị đang sinh sống, làm việc ổn định tại Hà Nội, có đăng ký tạm trú thì chị hoàn toàn có quyền đăng ký khai sinh cho con tại Hà Nội theo các quy định đã viện dẫn ở trên. Chúc chị sớm toại nguyện!
Luật sư Hoàng Ngọc Hiển (Văn phòng Luật sư Đông Hà, Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.