Việc thay đổi thẻ bảo hiểm y tế liên tục làm mất công, mất sức cả người đi đổi lẫn người tiếp nhận.
Mới đầu giờ chiều ngày 13-5 nhưng phòng làm thủ tục của Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã chật các cụ đến đổi thẻ bảo hiểm y tế, từ mã thẻ dành cho cán bộ hưu trí sang nhóm người có công.
Tháng 11 mới xong
Từ nửa tháng nay, mỗi ngày quận Hoàn Kiếm nhận 200-600 hồ sơ đề nghị được đổi thẻ của các cụ, và nếu đúng như dự tính, phải đến tháng 11 tới việc đổi thẻ bảo hiểm y tế cho người có công đang bị nhầm lẫn mới hoàn tất.
Bày lên bàn các loại Huân chương Chiến công, Huy chương Chiến sĩ giải phóng, đại tá Trần Kiên Quyết (phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) kể ông nhận thẻ bảo hiểm y tế mới vào tháng 1-2010, thẻ có giá trị đến năm 2014, nhưng mới hơn một quý phường lại thông báo đổi thẻ cho người có huân chương, huy chương kháng chiến, mà phải lên quận đổi nên các cụ bức xúc quá.
Mới đầu giờ chiều ngày 13-5 nhưng phòng làm thủ tục của Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã chật các cụ đến đổi thẻ bảo hiểm y tế, từ mã thẻ dành cho cán bộ hưu trí sang nhóm người có công.
Tháng 11 mới xong
Từ nửa tháng nay, mỗi ngày quận Hoàn Kiếm nhận 200-600 hồ sơ đề nghị được đổi thẻ của các cụ, và nếu đúng như dự tính, phải đến tháng 11 tới việc đổi thẻ bảo hiểm y tế cho người có công đang bị nhầm lẫn mới hoàn tất.
Bày lên bàn các loại Huân chương Chiến công, Huy chương Chiến sĩ giải phóng, đại tá Trần Kiên Quyết (phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) kể ông nhận thẻ bảo hiểm y tế mới vào tháng 1-2010, thẻ có giá trị đến năm 2014, nhưng mới hơn một quý phường lại thông báo đổi thẻ cho người có huân chương, huy chương kháng chiến, mà phải lên quận đổi nên các cụ bức xúc quá.
“Tôi còn đi được xe máy, chứ các cụ 70 tuổi trở lên phải đi xe ôm, từ đây lên quận 25.000 đồng/lượt tốn kém quá. Nhà bên cạnh có hai cụ 69 và 71 tuổi đã sang gửi đổi thẻ hộ. Hai cụ yếu quá, đi một bước phải dìu một bước” - đại tá Quyết phàn nàn. Cùng phường với đại tá Quyết, ông Đỗ Văn Thanh, 65 tuổi, nói ông được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng 3, Huân chương Giải phóng hạng 2, được thông báo đổi thẻ bảo hiểm y tế từ mã cán bộ hưu trí HT5 sang người có công HT2, nhưng thông báo là “cứ lên quận” nên ông còn dò dẫm chưa đi. “Nhiều khi đi khám mà con cháu không đưa đi được tôi còn ngại, giờ đi đổi thẻ phải mất hai lần lên nộp hồ sơ và nhận thẻ về. Thẻ mới vừa cấp mấy tháng đã phải đổi là hành dân chứ còn gì” - ông Thanh nói với chúng tôi. Theo ước tính của đại tá Quyết, phường Phương Liệt có 23.000 dân, trong đó có khoảng 1.000 cán bộ hưu trí có huân chương, huy chương kháng chiến, thuộc diện được bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh; nhưng do khi in thẻ theo Luật bảo hiểm y tế (có giá trị từ 1-1-2010), cơ quan Bảo hiểm xã hội đã in đồng loạt thẻ của các cụ hưu trí có huân chương, huy chương vào nhóm HT5 (tức hưu trí thông thường) phải cùng chi trả 5% viện phí, nên cấp thẻ mới chưa được năm tháng nay đã kêu đổi thẻ, gây tốn kém và phiền phức cho nhiều người. Tại Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm, một cán bộ có trách nhiệm cho biết từ nửa tháng nay mỗi ngày cơ quan này nhận 200-600 hồ sơ đề nghị được đổi thẻ của các cụ hưu trí có huân chương, huy chương kháng chiến. Toàn quận Hoàn Kiếm có 26.000 cán bộ hưu trí, trong đó có 21.000 người có huân chương, huy chương, thuộc diện được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh. Với cung và cầu như vậy, dù đã huy động thêm bốn cán bộ, kê thêm bàn thu hồ sơ cho các cụ vào những thời điểm quá tải, làm việc thêm giờ, nhưng dự kiến phải đến tháng 11-2010 cơ quan này mới có thể hoàn tất việc đổi và cấp thẻ mới cho 21.000 cụ trong diện được đổi thẻ!Tốn kém Trao đổi với chúng tôi, đại diện Bảo hiểm xã hội VN cho biết cả nước có tới 3 triệu cán bộ hưu trí có huân chương, huy chương, nhưng khi in thẻ bảo hiểm y tế theo luật (trước tháng 1-2010), bảo hiểm xã hội các địa phương đã cố gắng cấp thẻ cho các cụ theo luật, các trường hợp có sơ sót sẽ đổi sau! Theo vị đại diện này, tình trạng trên diễn ra tại nhiều địa phương nhưng ách tắc nhất là tại Hà Nội với khoảng 400.000 người thuộc diện được đổi thẻ, trong khi cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ có thể thu - đổi 10.000 thẻ/tuần.
Luật bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1-7-2009, thời điểm cấp phát thẻ bảo hiểm y tế mới là tháng 1-2010, nửa năm là quá thừa thời gian cho các cơ quan sắp xếp nhận dữ liệu và in thẻ chính xác, tránh mất thời gian, tiền bạc, công sức của biết bao người. |
Nếu tính chi phí cho riêng một quận như quận Hoàn Kiếm, với việc thêm người, thêm giờ làm việc, mất thêm khoản kinh phí rất lớn để in ấn và cấp phát thẻ mới, chưa kể các cụ phải tốn tiền đi lại đến cơ quan bảo hiểm xã hội quận huyện, photo giấy chứng nhận huân chương, huy chương và đem kèm bản gốc để đối chiếu, rõ ràng chi phí cho sự “nhầm lẫn” này là không nhỏ. Theo đại tá Quyết, một phương án có thể giúp các cụ hưu trí đỡ mất thời gian, công sức đi lại là nộp hồ sơ đổi thẻ của các cụ tại phường. Tuy nhiên, ông cũng phàn nàn việc này lẽ ra nên làm từ trước tháng 1-2010, các phường thống kê các cụ hưu trí có huân chương, huy chương theo bảng lương hưu tại phường và nộp lên bảo hiểm xã hội quận. Theo một chuyên gia bảo hiểm y tế, lẽ ra nên bỏ quy định cùng chi trả cho nhóm bệnh nhân hưu trí có bảo hiểm y tế, vì phần lớn các cụ có công trong kháng chiến và thuộc diện được miễn cùng chi trả. Nhưng luật đã quy định như vậy thì phải chấp hành...
Theo Lan Anh
Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ